1. Dạng công thức tính

1. Số hạng + Số hạng = Tổng

Công thức : a + b = c

Trong đó : a và b được gọi là số hạng, c được gọi là tổng.

Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

Ví dụ : 15 + 23 = 38 ; 15 = 38 - 23 ; 23 = 38 - 15

2. Số bị trừ - Số trừ = Hiệu

Công thức : a - b = c

Trong đó : a được gọi là số bị trừ, b được gọi là số trừ, c được gọi là hiệu.

Muốn tìm số trừ thì lấy số bị trừ trừ đi hiệu : b = a - c

Muốn tìm số bị trừ thì lấy số trừ công với hiệu : a = b + c

Ví dụ : 50 - 35 = 15 ; 35 = 50 - 15 ; 50 = 35 + 15

3. Phép nhân

Phép cộng và phép nhân có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thực hiện phép nhân sẽ giúp rút ngắn quá trình cộng. Chẳng hạn : 

2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 2 x 5 = 10

2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng bằng nhau, mỗi số hạng là 2.

Ta chuyển thành phép nhân, được viết như sau : 2 x 5 = 10. Đọc là : hai nhân năm bằng mười. Dấu x gọi là dấu nhân.

4. Thừa số, tích.

Thừa số, tích là các số trong phép nhân. 

Công thức : a x b = c

Ví dụ : 2 x 4 = 8

Trong đó : 2 là thừa số; 4 là thừa số; 8 là tích.

5. Phép chia

1 ô vuông được chia thành 4 ô, 2 phần. Mỗi phần có 2 ô. Vậy ta được 1 phép chia là : 4 : 2 = 2. Đọc là : bốn chia hai bằng hai.

6. Số bị chia : số chia = Thương

Công thức : a : b = c , trong đó a là số bị chia, b là số chia, c là thương.

Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương : b = a : c

Muốn tìm số bị chia, ta lấy thương nhân với số chia : a = b x c

Ta có phép tính : 8 : 2 = 4

Ở đây, 8 được gọi là số bị chia, 2 được gọi là số chia và 4 được gọi là thương; 2 = 8 : 4 ; 8 = 2 x 4.

 

2. Dạng đơn vị đo lường

Các đại lượng đo lường phổ biến : ki-lô-gam (kg), đề-xi-mét (dm), lít (l), ki-lô-mét (km), mét (m), mi-li-mét (mm)

Đây là những đại lượng vô cùng quen thuộc và gắn liền với thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, các bạn học sinh sẽ nhớ nhanh và lâu hơn nếu được thực hành thường xuyên.

+ Ki-lô-gam là một đơn vị đo lường, nó dùng để xác định độ nặng nhẹ của các vật, ki-lô-gam viết tắt là kg. 1 ki-lô-gam = 1kg.

+ Đề-xi-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là dm. 1 dm = 10 cm.

+ Lít là đơn vị đo chất lỏng, được dùng để xác định độ đầy hoặc vơi của chất lỏng trong bình chứa.

+ Ki-lô-mét, mét, mi-li-mét là các đơn vị được dùng để đo chiều dài của một vật gì đó. Trong đó : 1km = 1000m; 1m = 10dm = 100cm = 1000mm; 1dm = 10cm = 100mm; 1cm =10mm.

Bảng đơn vị đo độ dài là một trong những kiến thức cần ghi nhớ để có thể áp dụng vào các bài toán đo độ dài hay là tiến hành đổi đơn vị đo độ dài nhanh nhất.

Lớn hơn mét Mét Bé hơn mét
ki-lô-mét (km) héc-tô-mét (hm) đề ca mét (dam) mét (m) đề-xi-mét (dm) xen-ti-mét (cm) mi-li-mét (mm)
1km = 10hm = 1000m 1hm = 10dam = 100m 1 dam = 10m 1m = 10dm = 100cm = 1000mm 1dm = 10cm = 100mm 1cm = 10mm 1mm

Cách đổi đơn vị đo độ dài : Để có thể thực hiện đổi đơn vị đo độ dài thì cần phải hiểu rõ được bản chất của phép đổi, khi hiểu được bản chất thì việc đổi đơn vị đo độ dài sẽ dễ dàng hơn nhiều. Khi muốn đổi đơn vị đo độ dài thì chỉ cần dịch chuyển dấu phẩy sang trái hoặc sang phải mỗi đơn vị đo liền sau nó là một chữ số hoặc thêm một chữ số 0 ứng với mỗi đơn vị đo.

 

3. Các loại phép tính, bài toán

1. Phép cộng có tổng số bằng 10

Cần phải nhớ những cặp số có tổng bằng 10 để làm phép tính có nhớ ở những bài sau.

1 + 9 = 9 + 1 = 10

2 + 8 = 8 + 2 = 10

3 + 7 = 7 + 3 = 10

4 + 6 = 6 + 4 = 10

5 + 5 = 10

2. Phép cộng có tổng bằng 100

Để thực hiện, chúng ta thực hiện đặt phép tính theo cột dọc, cộng từ phải qua trái.

Ví dụ : 54 + 46 = 100; 37 + 63 = 100; 19 + 81 = 100; 25 + 75 = 100

3. Cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100

Ví dụ : 23 + 62 = 85 ; 44 + 55 = 99 ; 78 - 15 = 73 ; 80 - 24 = 56

4. Bài toán ít hơn

Trong yêu cầu bài toán, nếu bắt gặp các cụm từ như ít hơn, thấp hơn, nhẹ hơn, ngắn hơn... thì chúng ta nên làm phép trừ.

Chẳng hạn : Mai có 10 chiếc kẹo, Lan có ít hơn Mai 3 chiếc kẹo. Hỏi Lan có bao nhiêu chiếc kẹo ?

Lúc này, để tính số kẹo của Lan thì ta sẽ tiến hành làm phép trừ : 10 - 3 = 7.

 

4. Dạng bài về hình dạng, đường thẳng

1. Đường thẳng

Đường thẳng là đoạn đường dài, không bị giới hạn về hai phía.

Đoạn thẳng là đoạn được kéo dài, có bị giới hạn bởi hai phía.

2. Hình tứ giác và hình chữ nhật

Hình tứ giác là hình có 4 cạnh, 4 góc có thể có chiều dài bằng nhau hoặc không bằng nhau. Với hình tứ giác có 2 chiều dài bằng nhau, 2 chiều rộng bằng nhau, 4 góc vuông 90 độ thì đây chính là hình tứ giác đặc biệt. Hình tứ giác đặc biệt sẽ được gọi với cái tên là hình chữ nhật.

3. Chu vi hình học : tam giác và tứ giác

Chu vi hình tam giác sẽ bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ấy. Chu vi tam giác có 3 cạnh, 3 điểm A, B, C sẽ được tính như sau : ABC = AB + BC + CA

Ví dụ : Cho tam giác ABC có độ dài 3 cạnh lần lượt là AB = 3 cm, BC = 4 cm, AC = 5 cm. Tính chu vi tam giác ABC. 

Chu vi tam giác ABC bằng : AB + BC + AC = 3 + 4 + 5 = 12 (cm)

Chu vi của tứ giác sẽ bằng tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác ấy. Chu vi tứ giác có 4 cạnh, 4 đỉnh lần lượt là A, B, C và D được tính như sau : ABCD = AB + BC + CD + DA

Ví dụ : Cho tứ giác ABCD có độ dài các cạnh lần lượt là : AB = 3 cm, BC = 5 cm, CD = 7 cm, DA = 10cm. Tính chu vi của hình tứ giác ABCD.

Chu vi của hình tứ giác ABCD bằng : AB + BC + CD + DA = 3 + 5 + 7 + 10 = 25 (cm)

 

5. Dạng bài về thời gian

1. Ngày, giờ, tháng, năm

Một tuần có 7 ngày, một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. 

Một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày.

2. Giờ, phút

1 giờ = 60 phút

1 phút = 60 giây

1 ngày có 24 giờ

1 giờ 30 phút = 1,5 giờ

Trên đây là toàn bộ bài viết liên quan đến vấn đề Tổng hợp kiến thức môn Toán lớp 2 chi tiết nhất mà Luật Minh Khuê muốn gửi đến quý khách hàng, Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích, quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Bài tập Toán lớp 2 cơ bản và nâng cao chọn lọc mới nhất. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê. Trân trọng !