Mục lục bài viết
- 1.Trình tự thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) lần đầu theo quy định ?
- 2. Các doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy kể từ ngày 01/01/2018 không ?
- 4. Cách xử lý khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định ?
- Việc viết sai tên công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, địa chỉ, tiền hàng, thuế suất... trên hóa đơn giá trị gia tăng là chuyện không thể tránh khỏi trong nghề kế toán. Vì vậy Luật Minh Khuê xin gửi đến các bạn một số quy định của pháp luật để các bạn tham khảo và kịp thời xử lý khi làm việc.
- 5. Hướng dẫn cách xử lý chi phí không có hóa đơn chứng từ ?
1.Trình tự thủ tục đặt in hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) lần đầu theo quy định ?
Luật sư tư vấn phát hành hóa đơn giá trị gia tăng lần đầu, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Trước tiên chúng ta cần biết đối tượng được đặt in hóa đơn GTGT bao gồm:
Dành cho các tổ chức, doanh nghiệp kế khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:
+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
+ Hoạt động vận tải quốc tế;
+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Về trình tự thủ tục đặt in hóa đơn GTGT được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập Đơn đề nghị về sử dụng hóa đơn đặt in
Trước khi DN đặt in hóa đơn GTGT thì phải gửi “ Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in” (Theo mẫu số 3.14 kèm theoThông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bước 2: Đón tiếp các cán bộ thuế đến doanh nghiệp kiểm tra
Khi các cán bộ thuế đến kiểm tra trụ sở chính của doanh nghiệp. Các bạn cần chuẩn bị:
– Treo biển DN tại trụ sở chính đó.
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của DN. Đăng ký mẫu dấu và dấu tròn.
– Có bàn ghế, sổ sách, các dụng cụ hay nguyên vật liệu chứng tỏ DN có hoạt động.
– Văn bản xác nhận về quyền sử dụng trụ sở chính của DN là hợp pháp. Như: Hợp đồng mượn nhà, thuê nhà hay giấy chứng nhận sử dụng đất của giám đốc.
– Hợp đồng mua bán hoặc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ. Chứng tỏ DN có khách hàng và có nhu cầu xuất hóa đơn cho các khách hàng.
Bước 3: Tìm đơn vị in hóa đơn
Đơn vị in hóa đơn phải là DN có đăng ký kinh doanh còn hiệu lực. Và phải có giấy phép hoạt động ngành in gồm cả in xuất bản phẩm và không phải xuất bản phẩm. Bạn có thể đến Chi cục thuế để cập nhật danh sách các đơn vị in này.
Bước 4: Thanh lý hợp đồng in
Sau khi đã nhận xong hóa đơn đặt in, các bạn phải tiến hành:
- Thanh lý hợp đồng với nhà in. (nếu không thanh lý sẽ bị phạt)
- Yêu cầu nhà in xuất hóa đơn đỏ.
Bước 5: Thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
Trong khoảng 05 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT đặt in. Các bạn phải chú ý làm thông báo phát hành hóa đơn để gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý nhé.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Các doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy kể từ ngày 01/01/2018 không ?
Hiện nay, việc sử dụng hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy là vấn đề được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm. Trước tình hình nghị định hướng dẫn mới về hóa đơn vẫn chưa được ban hàng chính thức, các doanh nghiệp đã đặt in rất nhiều hóa đơn giấy, vậy các doanh nghiệp có được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy nữa không?
Công ty Luật Minh Khuê đã tổng hợp một số quy định trong dự thảo mới, mời quý hách hàng tham khảo:
Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162
Để cập nhật tình hình mới nhất, công ty Luật Minh Khuê đã có bài viết Quy định mới nhất về bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử ?, trong bài viết đã đề cập đến các loại hình hóa đơn theo dự thảo mới, cũng như lộ trình bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Ở bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ đi sâu vào việc các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy trước đó thì thực hiện như thế nào.
Trong dự thảo nghị định thay thế nghị định 51/2010/NĐ-CP và nghị định 04/2014/NĐ-CP có quy định về các đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/01/2018 bao gồm:
"1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đã áp dụng Hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trước ngày 01/01/2018 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tiếp tục áp dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế, hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng có: chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn thì sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính trước ngày 01/01/2018 nếu có đủ điều kiện nêu tại Khoản 3 Điều này thì sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp từ ngày 01/01/2018 trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới thành lập không lựa chọn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế, không lựa chọn sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã của cơ quan thuế nếu đủ điều kiện áp dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều này thì sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ của doanh nghiệp trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ kể từ khi có mã số thuế."
Trong dự thảo cũng nêu rõ, Tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính trước ngày 01/01/2018 nhưng không sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ ngày 01/07/2018
Những hóa đơn do tổ chức đã đặt in trước ngày 01/01/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018, 2019 và giao Bộ Tài chính có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp hoặc hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế từ năm 2019
Như vậy, từ ngày 01/01/2018, có các trường hợp sau vẫn tiếp tục được sử dụng hóa đơn giấy, bao gồm:
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy tự in từ hệ thống máy tính nếu không sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiêp thì được sử dụng hóa đơn giấy đến hết ngày 30/06/2018. Từ ngày 01/07/2018 chuyển sang sủ dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp đã đặt in hóa đơn trước ngày 01/01/2018, được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in đó trong năm 2018,2019.
- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in trực tiếp từ máy tính tiền
- Doanh nghiệp mới thành lập nếu không sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬcủa doanh nghiệp, không mua hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã của cơ quan thuế trong thời gian 06 tháng. Hết thời gian 6 tháng doanh nghiệp chuyển sang sử dụng HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ của doanh nghiệp hoặc HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ có mã của cơ quan thuế thông qua T-Van.
Tuy nhiên, hiện tại mới chỉ đang là dự thảo, các quy định cụ thể sẽ được chi tiết tại nghị định và thông tư hướng dẫn. Công ty Luật Minh Khuê sẽ liên tục và kịp thời cập nhập các quy định mới khi nghị định được ban hành.
Bạn đang theo dõi bài viết "Các doanh nghiệp được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy kể từ ngày 01/01/2018 không? " được biên tập trên trang web của Luật Minh Khuê. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6162 để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất. Trân trọng./.
3. Dịch vụ thiết kế website có phải xuất hóa đơn không ?
Thưa luật sư, xin hỏi: công ty tôi đang tiến hành ký hợp đồng thiết kế website với một công ty ở nước ngoài, tôi muốn hỏi có phải lĩnh vực website thì được miễn thuế GTGT hay không? Công ty tôi có cần xuất hóa đơn không?
Tư vấn:
Khoản 21 - Điều 4 - Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật."
Như vậy, phần mềm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Có nghĩa là lĩnh vực thiết kế website của bạn thuộc đối tượng phần mềm và sẽ được miễn thuế GTGT, tuy nhiên lưu ý khi bán sản phẩm phần mềm hoặc cung ứng dịch vụ phần mềm thì công ty bạn đều phải xuất hóa đơn cho phù hợp với pháp luật.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Thuế, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Cách xử lý khi viết sai hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định ?
Việc viết sai tên công ty, mã số thuế, tên hàng hóa, địa chỉ, tiền hàng, thuế suất... trên hóa đơn giá trị gia tăng là chuyện không thể tránh khỏi trong nghề kế toán. Vì vậy Luật Minh Khuê xin gửi đến các bạn một số quy định của pháp luật để các bạn tham khảo và kịp thời xử lý khi làm việc.
Tư vấn
+ Viết sai hóa đơn nhưng kế toán chưa xé ra khỏi cuốn
- Cách xử lý: Trường hợp này khá đơn giản, kế toán chỉ cần gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã viết sai này tại cuốn của quyển hóa đơn.
- Rút kinh nghiệm: Tham khảo thật kỹ các thông tin trên hợp đồng hay đơn đặt hàng (nếu có) ... cần viết trên hóa đơn để viết đúng.
+ Viết sai hóa đơn và kế toán đã xé khỏi cuốn hóa đơn
a) Hóa đơn viết sai đã xé ra khỏi cuống nhưng chưa giao cho khách hàng:
- Bước 1: Gạch chéo các liên hóa đơn viết sai.
- Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng.
- Bước 3: Lưu giữ hóa đơn viết sai – kẹp tại cuống của quyển hóa đơn.
(Chú ý: Vì chưa giao cho khách hàng nên các bạn không phải làm biên bản thu hồi hóa đơn nhé - Theo Khoản 1 Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC)
b) Hóa đơn viết sai đã giao cho khách hàng nhưng chưa kê khai thuế:
- Cách xử lý: Nếu kế toàn đã viết sai thông tin trên hóa đơn đã lập sau đó đã xé khỏi cuống và đã giao hóa đơn cho bên mua nhưng hai bên chưa tiến hàng kê khai thuế thì việc kế toán cần làm là:
+ Bước 1: Lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập
Theo mẫu sau: Mẫu biên bản thu hồi đã lập sai.
(Chú ý: không sử dụng biên bản hủy hóa đơn như trước nữa nhé).
(Sau khi đã thu hồi được hóa đơn viết sai, kế toán gạch chéo các liên, và lưu giữ số hóa đơn đã lập để giải trình với Thuế khi có yêu cầu)
+ Bước 2: Xuất hóa đơn mới (đúng) giao cho khách hàng
(Ngày ghi trên hóa đơn xuất lại là ngày hiện tại (ngày làm biên bản thu hồi))
- Kê khai thuế: Dùng hóa đơn mới viết đúng để kê khai thuế.
Hóa đơn đã bị thu hồi không kê khai – hạch toán.
- Rút kinh nghiệm: Trước khi xé hóa đơn ra khỏi cuống kế toán cần kiểm tra thật kỹ các thông tin trên hóa đơn, và yêu cầu người mua kiểm tra lại 1 lần nữa, sau đó mới ký, đóng dấu và xé ra khỏi cuống.
c) Hóa đơn viết sai đã kê khai thuế:
- Hóa đơn viết sai là hóa đơn không hợp lệ, không có giá trị để khấu trừ thuế hay lấy làm chi phí đối với người mua, còn với người bán thì dù bạn có viết sai thì bạn vẫn phải kê khai nộp thuế như bình thường,
Vì vậy, trong quá trình làm kế toán nếu các bạn phát hiện ra hóa đơn có sai sót và hai bên đã thực hiện kê khai thuế GTGT thì thực hiện xử lý như sau:
+ Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót: Khi phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
+ Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót : Hoá đơn điều chỉnh phải ghi rõ: điều chỉnh Tăng/Giảm số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu…
(Hướng dẫn ở điểm C này dành cho hóa đơn ghi sai đơn giá, số lượng, thành tiền, thuế suất, tiền thuế
mà hóa đơn viết sai đó đã dùng để kê khai thuế)
Chi tiết cách lập hóa đơn điều chỉnh các bạn xem thêm tại đây: Cách lập hóa đơn điều chỉnh
Chú ý: Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Kê khai thuế: Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
+ Bên bán: lập hóa đơn điều chỉnh nên kê ở bảng kê hàng hóa - dịch vụ bán ra.
+ Bên mua: Nhận hóa đơn điều chỉnh kê ở bảng kê mua vào
+ Đối với hóa đơn điều chỉnh giảm không được viết số âm trên hóa đơn. Nhưng khi kê khai thuế thì phải kê khai âm bằng cách đặt dấu trừ (-) đằng trước giá trị.
Ngoài ra, Thông tư mới nhất là Thông tư 26/2015/TT-BTC cũng đã hướng dẫn về luật thuế hướng dẫ về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế.
Hướng dẫn cách xử lý viết sai hóa đơn trong 1 vài trường hợp đặc biệt mà 2 bên đã kê khai thuế: Kế toán cần lưu ý:
TH1: Hóa đơn viết sai tên công ty địa chỉ:
- Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Đây là hướng dẫn mới đáng chú ý tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC. Còn trước đây hầu hết các công văn đều hướng dẫn TH này là phải lập cả hóa đơn điều chỉnh.
TH2: Hóa đơn viết sai MST mà đã kê khai thuế
Tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC nhấn mạnh "Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán"
- Đây là tiêu thức bắt buộc phải chính xác. Do đó khi các bạn viết hóa đơn mà ghi sai Mã Số Thuế của người mua thì ngoài việc các bạn lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, các bạn còn phải lập hóa đơn điều chỉnh giao cho người mua.
- Cụ thể khi lập hóa đơn điều chỉnh MST của người mua các bạn cần chú ý như sau:
+ Ngày lập hóa đơn: là ngày lập biên điều chỉnh hóa đơn.
+ Viết đúng và đầy đủ tên công ty, địa chỉ, MST của người.
+ Tại tiêu thức: "Tên hàng hóa, dịch vụ" các bạn ghi: Điều chỉnh mã số thuế đã ghi tại hóa đơn số .... ký hiệu... ngày… tháng.... năm…
+ Các tiêu thức còn lại: các bạn gạch chéo.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp về xuất sai hóa đơn, gọi: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
5. Hướng dẫn cách xử lý chi phí không có hóa đơn chứng từ ?
Hướng dẫn cách xử lý chi phí mua hàng không có hóa đơn chứng từ đầu vào, chi phí mua hàng của nông dân không có hóa đơn, thuê cá nhân vận chuyển, thuê nhà của cá nhân không có hóa đơn ..... Hồ sơ để đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162
Tư vấn:
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
"2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế."
Như vậy để đưa chi phí mua hàng không có hóa đơn vào chi phí hợp lý cần:
+ Nếu DN mua hàng của người dân, mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra (Những mặt hàng được liệt kê bên trên) không phân biệt trên hay dưới 100tr/năm thì cần:
- Hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ...
- Chứng từ thanh toán (Tiền mặt cũng được, vì không có hóa đơn)
- Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ
- Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN
Ví dụ: DN bạn đi mua hàng Nông sản của người dân trực tiếp sản xuất ra (Không phần biệt trên hay dưới 100tr/năm) thì cần: Hợp đồng, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TDN, biên bản bàn giao hàng hóa.
Tải vềBẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN NĂM 2018 (Lập khi thanh toán, đi kèm với chứng từ thanh toán)
+ Nếu mua hàng, dịch vụ của của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên):
Nếu có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) thì cần:
- Hợp đồng mua bán
- Chứng từ thanh toán (Tiền mặt cũng được, vì không có hóa đơn)
- Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ
- Bảng kê mua hàng không có hóa đơn Mẫu 01/TNDN
Nếu có mức doanh thu từ (100 triệu đồng/năm trở lên) thì cần:
- Hợp đồng mua bán
- Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ
- Hóa đơn bán hàng
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (vì có hóa đơn)
Yêu cầu: Cá nhân, hộ kinh doanh lên Cơ quan thuế để mua hóa đơn bán hàng viết cho DN (Cụ thể Cá nhân, hộ kinh doanh sẽ phải nộp thuế môn bài, GTGT, TNCN sau đó cơ quan thuế sẽ cấp hóa đơn bán hàng).
Ví dụ: DN bạn thuê cá nhân gia công hàng hóa, hoặc thuê 1 đội xây dựng (Nếu là cá nhân kinh doanh)
- Nếu doanh thu là <> thì cần: Hợp đồng, chứng từ thanh toán, Bảng kê 01/TNDN, biên bản nghiệm thu (bàn giao hàng hóa ...)
- Nếu doanh thu là từ 100tr trở lên thì cần: Hợp đồng, chứng từ thanh toán qua ngân hàng, Hóa đơn bán hàng (Cá nhân (đội xây dựng) lên Cơ quan thuế để mua), biên bản nghiệm thu (bàn giao hàng hóa ...)
+ Riêng Khoản Chi phí thuê nhà của cá nhân:
Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định: Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
"2.5. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:
- Trường hợp DN thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.
- Trường hợp DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.
- Trường hợp DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế GTGT, thuế TNCN) và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân."
Như vậy: Nếu DN đi thuê tài sản của cá nhân thì cần:
- Hợp đồng thuê tài sản
- Chứng từ trả tiền thuê tài sản (Chứng từ thanh toán)
- Tờ khai và chứng từ nộp tiền thuế thay (Nếu trường hợp trên hợp động ghi DN sẽ nộp thay chủ nhả)
Cách tính thuế cho thuê nhà:
Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:
"a) Cá nhân cho thuê tài sản là cá nhân có phát sinh doanh thu từ cho thuê tài sản bao gồm: cho thuê nhà, mặt bằng, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi không bao gồm dịch vụ lưu trú; cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển; cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ."
- Nếu tổng tiền thuê nhà <> Thì sẽ được miễn thuế môn bài, GTGT, TNCN
- Nếu tổng tiền thuê nhà từ 100tr/năm trở lên: Sẽ phải nộp thuế môn bài, GTGT, TNCN (Và cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn bán hàng trong trường hợp này nữa. DN chỉ cần chuẩn bị các hồ sơ như trên là được đưa vào chi phí)
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
6. Sau ngày 01/11/2018 doanh nghiệp có tiếp tục được sử dụng hóa đơn giấy ?
Kính chào Luật Minh Khuê! Hiện tại, công ty tôi đang sử dụng hóa đơn đặt in. Tôi được biết Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử ngày 01/11/2018. Vậy, sau ngày 01/11/2018, công ty tôi có được tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy nữa hay không? Trân trọng cảm ơn!
Tư vấn
Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ quy định về hóa đơn điện tử ngày 01/11/2018. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chuyển đổi từ các hình thức hóa đơn đặt in, tự in, mua của cơ quan thuế,...sang hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 119/2018/NĐ-CP:
"Điều 35. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.
3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 51/2010/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực thi hành.
4. Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành."
Căn cứ quy định trên, các quy định về hóa đơn đặt in tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP đến ngày 01/11/2020 mới hết hiệu lực. Do đó, sau thời điểm ngày 01/11/2018, các doanh nghiệp vẫn có thể sửu dụng hóa đơn giấy nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 119/2018/NĐ-CP.
Để giải quyết những vướng mắc và thực hiện lộ trình tiến tới bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử, quy định chuyển tiếp được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in với cơ quan thuế để sử dụng trước ngày 01/11/2018 thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2020 và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ-CP.
- Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế (theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP) cùng với việc nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng.
- Doanh nghiệp mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP thì vẫn sử dụng hóa đơn đặt in đến hết ngày 31/10/2020.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật thuê - Công ty luật Minh Khuê