I. Căn cứ pháp lý

Luật dân sự năm 2005

II. Nội dung tư vấn

Luật sư cho con hỏi là trong trường hợp Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong toả căn nhà của gia đình con nhưng gia đình con không hề nhận được quyết định áp dụng BPKCTT đó, chỉ khi mẹ con chuyển quyền sở hữu căn nhà cho a trai con mới phát hiện căn nhà bị kê biên. Hơn nữa, giá trị căn nhà lớn hơn nhiều lần so với nghĩa vụ mà mẹ con phải chịu trong vụ kiện dân sự đó. Và căn nhà không phải là tài sản đang tranh chấp. Vụ việc cách nay hơn năm rồi, nhưng nay con mới học về Luật tố tụng dân sự, Luật sư cho con hỏi bây giờ khiếu nại yêu cầu huỷ bỏ việc kê biên có còn được không ạ???

THeo quy định tại Điều 502 Bộ luật tố tụng dân sư năm 2015 thì:

Điều 502. Thời hiệu khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

NHư vậy theo quy định trên thì theo quy định của pháp luật thì đáng lẽ ra trong vòng 15 ngày kể từ ngày bạn biết được quyết định của tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là sai quy định của pháp luật thì đáng lẽ bạn phải khiếu nại thì mới đúng quy định của pháp luật. Nhưng hiện tại thì quyết định đó đã ra từ năm trước, như vậy thì bạn đã hết thời hiệu khiếu nại.

Đối với phiên họp giải quyết việc dân sự: Tòa án bắt buộc phải triệu tập các đương sự.? xin nhờ Luật sư tư vấn giúp em

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó (cơ sở pháp lý là các điều 27,29,31,33..Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

Đó là các quy định:

Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Điều 31. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Điều 33. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

NHư vậy theo quy định trên đây là các yêu cầu đến từ một phía của đương sự nên không bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Đây chỉ là các yêu cầu của một bên đương sự chứ không phải là tranh chấp giữa các đương sự nên không bắt buộc phải hòa giải.

Chào luật sư! Tôi nhờ luật sư tư vấn dùm đặc điểm để phân biệt giao dịch QSDĐ khác với các loại giao dịch dân sự ở điểm nào? phân biệt giao dịch quyền sử dụng đất và giao dịch tài sản gắn liền trên đất. Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

Giao dịch dân sự thông thường chỉ khác các giao dịch về quyền sử dụng đất là các giao dịch dân sự thông thường khong bắt buộc phải đi công chứng, chứng thực hợp đồng và đặc biệt nhiều giao dịch cũng không bắt buộc phải lập thành văn bản. Tuy nhiên các giao dịch về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lại bắt buộc phải lập thành văn bản và đi công chứng chứng thực theo quy định . Cụ thể Điều 467 BLDS quy định.

Điều 467. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Cơ quan tôi có tịch thu 01 phương tiện xe ô tô do chủ phương tiện đã thực hiện hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật. Sau khi có quyết định tịch thu phương tiện thì Ngân Hàng A có làm văn bản đề nghị xin lại chiếc xe ô tô trên do Chủ phương tiện đang thế chấp chiếc xe trên để vay tiền ngân hàng. Theo tôi được hiểu thì việc giải quyết vay nợ trên giữa Ngân hàng và chủ phương tiện phải thực hiện theo Luật dân sự, nếu chủ phương tiện không trả tiền cho ngân hàng thì ngân hàng phải khởi kiện ra tòa để yêu cầu chủ phương tiện trả nợ. Nhưng để nắm rõ hơn 1 số quy định trả lời cho Ngân hàng thì xin được tư vấn của Luật sư. Xin trân trọng cảm ơn./-

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 351. Quyền của bên nhận thế chấp tài sản

7. Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo quy định tại Điều 355 hoặc khoản 3 Điều 324 của Bộ luật này và được ưu tiên thanh toán.

Điều 355. Xử lý tài sản thế chấp

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện theo quy định tại Điều 336 và Điều 338 của Bộ luật này.

Và Điều 336,338 BLDS 2005

Điều 336. Xử lý tài sản cầm cố

Trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng thoả thuận thì tài sản cầm cố được xử lý theo phương thức do các bên đã thoả thuận hoặc được bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ. Bên nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tài sản cầm cố.

Điều 338. Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố

Tiền bán tài sản cầm cố được sử dụng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận cầm cố sau khi trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan để xử lý tài sản cầm cố; trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay thì thanh toán cho bên nhận cầm cố theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có; nếu tiền bán còn thừa thì phải trả lại cho bên cầm cố; nếu tiền bán còn thiếu thì bên cầm cố phải trả tiếp phần còn thiếu đó.

NHư vậy theo các quy định trên thì nếu đến thời hạn mà bên thế chấp không trả đầy đủ tiền theo hợp đồng thì bên nhận thế chấp ( ngân hàng) mới có quyền yêu cầu trả lại chiếc xe. Còn nếu chiếc xe vẫn đang trong thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm thì đây là rủi ro của ngân hàng.

Giải quyết một tình huống cụ thể về giao dịch dân sự có điều kiện. Phân tích điều kiện trong giao dịch là loại điều kiện gì? Phân tích các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn. Thông qua đó đưa ra quan điểm của cá nhân về khoản 1 điều 125 BLDS năm 2005

THeo quy định tại Điều 125 Luật dân sư năm 2005

Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Ví dụ về giao dịch dân sự có điều kiện; Ông A và cháu có thỏa thuận về việc tặng cho mảnh đất nếu cháu của ông A đỗ đại học. NHư vậy đây là giao dịch dân sự có điều kiện và điều kiện ở đây là cháu ông A phải đỗ đại học.

Bác em có một mảnh đất được A thuê để xây dựng doanh nghiệp. Trong quá trình đào móng, C là người được thuê, có đào lên được một bọc 3 cây vàng. Sau đó đã xảy ra tranh chấp số vàng đó giữa ba người. Vậy em xin hỏi trong tình huống này thì bác em có đc vàng không, hay là ai ạ, em xin chân thành cảm ơn!!!

THeo quy định tại Điều 187 Luật dân sự năm 2005 

Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

NHư vậy theo quy định trên thì tài sản bị chôn giấu sẽ thuộc sự sở hữu của người là chủ sở hữu mảnh đất này mà chủ sở hữu mảnh đất này là bên cho thuê đất.\

chào luật sư . em muốn nhờ luật sư tư vấn ạ > chuyện là vài hôm trước ông ngoai em có băng qua đoạn đường , đang băng hết qua dải phân cách chỗ giành cho người qua đường thì xe khách từ dưới chạy vượt lên trên đụng mạnh vào người ông , gây thương tích nghiêm trọng sau khoảng một giờ cấp cứu vì không qua khỏi nên ông đã mất . luật sư cho e hỏi tài xế phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành sự và dân sự như thế nào ạ . Mong luật sư tư vấn giúp em . Em cám ơn ạ

Như vậy người gây tai nạn cho ông bạn sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 610 BLDS năm 2005 

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Nếu trường hợp gây ra thiệt hại cho ông bạn mà vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt theo quy định của BLHS

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Xin chào luật sư! Tôi đang gặp vấn đề khó khăn về tài chính, muốn được luật sư tư vấn giúp tôi về vấn đề thế chấp tài sản. Chồng tôi kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Tôi làm giáo viên.Năm 2012, tôi có thế chấp một bìa đỏ mang tên bố đẻ tôi cho một gia đình tư nhân với số tiền 100 triệu đồng, lãi suất 3%/ tháng. ( bố mẹ tôi không ký vay mà chỉ có hai vợ chồng tôi đứng tên vay). Nhưng trong quá trình làm ăn công việc không thuận lợi nên vợ chồng tôi chưa trả được số nợ trên. Thời gian đầu chúng tôi trả lãi thường xuyên, nhưng khi gặp vấn đề khó khăn thì tôi không thể trả lãi được thường xuyên nên chủ nợ có thương lượng với tôi, và cộng dồn lãi vào với tiền gốc. tới tháng 1/2014 số nợ gốc lên đến 350 triệu đồng, từ đó tới nay tôi không cộng dồn gốc lẫn lãi nữa. tháng 3/2016, chủ nợ có yêu cầu vợ chồng tôi trả nợ và động viên tôi bằng cách giảm lãi suất xuống còn 2%, và yêu cầu tôi sửa trực tiếp từ 3% / tháng xuống còn 2% / tháng trên giấy vay nợ do tôi viết tay. Chủ nợ ra điều kiện, nếu tháng 7/2016 mà tôi chưa có tiền để trả nợ thì họ sẽ kiện vợ chồng tôi ra tòa. Hiện tại tôi chỉ có một mảnh đất chưa có nhà ở, mang tên tôi,( do bố mẹ tôi cho từ trước khi tôi kết hôn) đang thế chấp tại ngân hàng. Hàng tháng tôi vẫn thanh toán tiền lãi đầy đủ cho ngân hàng và không có nợ xấu. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi: 1. Nếu ra tòa thì mảnh đất mang tên bố mẹ tôi có thể bị cưỡng chế không? Bố mẹ tôi có thể mất mảnh đất đó không? 2. Tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự gì khi mang bìa đỏ của bố mẹ đi thế chấp không? 3. Bố mẹ tôi tuổi đã cao( trên 80 tuổi) nên muốn lấy sổ về để sang tên bìa đỏ cho anh trai tôi. Vậy có cách nào để tôi giải quyết vấn đề này không? 4. Nếu tôi vẫn đảm bảo nghĩa vụ đầy đủ với phía ngân hàng thì khi gia đình chủ nợ kiện tôi ra tòa thì tôi có bị phát mãi mảnh đất đang thế chấp tại ngân hàng không? Trong cùng thời điểm, vợ chồng tôi có vay một người khác tên Q. số tiền là 104 triệu đồng với lãi suất 3%/ tháng. Tôi vẫn đóng đủ tiền lãi hàng tháng cho chị Q tới tháng 12/2015 thì không đủ khả năng đóng thêm nữa. tháng 11/2015 tôi có vay nóng thêm của chị 20 triệu đồng nữa với lãi suất là 2000/1 triệu/ 1 ngày. Riêng với số tiền này, Cho đến nay tôi vẫn đóng đủ tiền từng ngày cho chị. Vậy nếu trong thời điểm này tôi chưa thể trả được số nợ trên cho chị Q thì vợ chồng tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay chỉ là trách nhiệm dân sự thôi? Tôi có thể tạm ngừng trả lãi hoặc khất nợ trong một thời gian để vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế sẽ tiếp tục trả các khoản nợ này được không? Tôi đang là giáo viên, vậy việc này khi ra tòa có làm ảnh hưởng đến công việc của tôi như là kỉ luật, thuyên chuyển công tác…không? Kình mong được sự tư vấn giúp đỡ của quý luật sư, tôi xin cảm ơn!

Thứ nhất là về vấn đề bạn đi thế chấp quyền sử dụng đất của bố mẹ bạn như vậy là không đúng quy định của pháp luật. Vì theo quy định của BLDS 2005 thì

Điều 342. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.

Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Và Điều 715 Luật dân sự năm 2005

Điều 715. Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

NHư vậy theo quy định trên thì bạn chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất nếu quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu của bạn.. Vì vậy trường hợp này bố mẹ bạn có quyền khởi kiện ra tòa để tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Và khi hợp đồng vô hiệu thì hai bên sẽ nhận lại những gì đã nhận của nhau.

Còn về các khoản nợ của bạn thì nếu bạn không trả nợ đúng hạn thì bạn sẽ bị khởi kiện ra tòa và buộc phải trả nợ gốc lẫn lãi. Và nếu như bạn có tài sản mà bạn không trả thì sẽ bị nhà nước kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án dân sự.. Đới với khoản nợ mà bạn đã thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất thì sẽ bị xử lý theo hợp đồng thế chấp theo quy định của BLDS

Điều 325. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Thứ tự ưu tiên thánh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định như sau:

1. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký;

2. Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán;

3. Trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà các giao dịch bảo đảm đều không có đăng ký thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Còn đối với các giao dịch mà bạn không đăng ký quyền giao dịch bảo đảm thì khi phát mại sẽ thanh toán theo tỷ lệ .

Dạ em xin chào các quý luật sư của công ty. Em viết mail này kính mong các luật sư tư vấn giúp em trường hợp như thế này: Bố em là chủ sở hữu tài sản là chiếc xe máy nhãn hiệu exciter nhưng vừa rồi em trai em 17 tuổi đã mang xe đi cầm cố với giá 25 triệu đồng, chỉ mang xe đi cầm mà không có giấy tờ gì như cavet xe. Chủ hiệu cầm đồ bắt em trai em viết giấy tay và kí vào nhưng điều đặc biệt là chủ tiệm không kí. Vậy trong trường hợp này thì hợp đồng giao dịch có hợp lệ không va bố em có phải bỏ tiền chuộc ra lấy xe về hay có cách nào để lấy xe về mà không phải bỏ tiền chuộc. Em xin cảm ơn

THeo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005

Điều 326. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 327. Hình thức cầm cố tài sản

Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính.

Như vậy theo quy định trên thì khi cầm cố người đi cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố. Hơn nữa phải được lập bằng văn bản có chữ ký của các bên .Trong trường hợp này bố bạn có thể khởi kiên ra tòa để tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Và hậu quả của hợp đồng vô hiệu là:

Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Chào luật sư Em là Linh - sinh viên trường đại học Luật Hà Nội Em có một tình huống như sau " anh B có 1 ngôi nhà và một mảnh vườn liền kề muốn bán với giá đưa ra là từ 5-7 tỉ đồng. Anh A đọc được thông tin giao bán của anh B và muốn mua ngôi nhà đó và đã giao hẹn là xẽ đến để kí kết hợp đồng mua bán với anh B vào ngày 6/6/2016. Nhưng do hôm đó anh A có việc bận đột xuất nên đã viết giấy ủy quyền cho anh C là bạn thân của mình đến để kí kết giao dịch thay mình. Trong giấy ủy quyền có ghi rõ là chỉ mua phần diện tich ngôi nhà và đưa cho anh C 7 tỉ đồng để kí kết giao dịch. Nhưng khi anh C đến thì thấy mảnh vườn có địa thế rất đẹp nên tự ý mua cả ngôi nhà và mảnh vườn với giá đã thỏa thuận với anh B là 6.5 tỷ đồng" a.Với giao dich trên thì anh B có bắt buộc phải biết về phần giưo dich vượt quá thẩm quyền đại diện k ạ? b. Và tình huống xẽ có những phương án giả quyết như thế nào ạ? Do mới tìm hiểu về đề tài này và kiến thức còn chưa sâu nên e mong luật sư giúp e giải đáp thắc mắcvới ạ . Em xin cảm ơn

THeo quy định của Bộ luật dân sự

Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 582. Thời hạn uỷ quyền

Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.

Điều 584. Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền

Bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;

5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Như vậy theo quy định trên nếu người đó vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên nhận ủy quyền phải bồi thường thiệt.

Trên đây là nội dung tư vấn về các thủ tục liên quan đến lĩnh vực dân sự quý khách có thể trả lời câu hỏi của mình dựa theo thông tin trên.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự