Do lúc nhậu có xảy ra mâu thuẩn với B nên khi B ra về em tôi cùng K và H chạy theo chặn đầu xe của B để đánh (chỉ em tôi đánh) và K đã giật cái máy tính bảng của B chuyền tay cho em tôi quăng vào bụi chuối. B không bị thương nặng (không có uống thuốc điều trị hay làm bất cứ gì. Máy tính bảng lúc mua trị giá 4.5 triệu). Sự việc như thế đã bị công an huyện bắt tạm giam. (K và Hđã có tiền án là đánh nhau gây rối trật tự và sử dụng chất ma túy). Như vậy, tôi xin nhờ luật sư tư vấn về tội của em tôi, mức án khi ra tòa? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật Minh Khuê
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tiếp gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009;
Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
2. Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì do em bạn và 3 người bạn rủ nhau đi nhậu, có thể do quá chén nên đã gây ra mâu thuẫn giữa các bên. Do bạn hỏi trường hợp của em bạn nên chúng tôi sẽ phân tích tình tiết liên quan đến em bạn. Cụ thể, em bạn có hành vi uống rượu/ bia và gây gổ đánh nhau mặc dù người kia nhưng thương tích không đáng kể, bên cạnh đó, em bạn còn có hành vi quăng máy tính bảng vào bụi chuối. Với hành vi này, em bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009;
"Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm."
Nội dung này được hướng dẫn bởi Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP:
"5. Về các tình tiết "gây hậu quả nghiêm trọng" và "gây cản trở giao thông nghiêm trọng" quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự
5.1. Hành vi gây rối trật tự công cộng mà để hậu quả xảy ra thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" và phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 245 của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không."
Với tình tiết nêu trên, em bạn chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này nhưng lại gây hậu quả, theo hướng dẫn bởi nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP là gây thiệt hại cho tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng trở lên, trong khi đó, máy tính bảng có giá trị 4,5 triệu đồng. Do đó, em bạn có thể bị truy cứu theo Khoản 1 Điều 245 nêu trên.
Tham khảo bài viết liên quan:
Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng, làm nhục người khác?
Tự vệ chính đáng hay gây rối trật tự công cộng ?
Tư vấn về việc hàng xóm vào nhà gây rối, vu khống đánh người ?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hình sự