1. Tài phán hành chính
Tài phán được hiểu là "phán xử phải trái, đúng sai". Nhà nước với tư cách trung tâm thực hiện quyền lực chính trị, là chủ thể thực hiện quản lí xã hội sẽ, Nhà nước có trách nhiệm phải thực hiện nhiều hoạt động, bằng nhiều phương thức khác nhau để thiết lập, duy trì và bảo vệ tật tự xã hội, bảo vệ lợi ích của các thành viên trong xã hội, trong đó phương tiện chủ yếu nhất là pháp luật.
Nhà nước sẽ căn cứ vào pháp luật để thực hiện quyền phán quyết đôì với cách xử sự của chủ thể nào đó là đúng hay sai và đưa ra cách xỷ lí thích ứng đối vối chủ thể có cách xử sự trái pháp luật, nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng.
Quyền phán quyết đó, được hiểu là quyền tài phán của nhà nước. Tài phán là quyền luôn gắn với nhà nước, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước phải duy trì trật tự, công bằng xã hội. Nhà nước Việt Nam hay bất kì một nhà nước nào cũng có quyền và trách nhiệm thực hiện hoạt động tài phán.
Tài phán hành chính là một vấn đề phức tạp, Phạm vi khái niệm tài phán hành chính phụ thuộc vào điều kiện chính trị- xã hội, điều kiện lịch sử và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước. Do đó, ở từng giai đoạn lịch sử của quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về phạm vi khái niệm tài phán hành chính.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu, hoạt động tài phán hành chính chính là việc giải quyết các tranh chấp hành chính này bằng việc đưa ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành hành chính, hành vì hành chính đồng thời quyết định hình thức xử lí thích hợp cho từng vụ việc tranh chấp hành chính.
2. Bàn về nguyên tắc "Khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"
Đối với tài phán hành chính thuộc hệ thống Toà án thì rõ ràng là vấn đề phải được đặc biệt quan tâm theo hướng làm thế nào để nâng cao hiệu suất, hiệu quả giải quyết tranh chấp hành chính của nó.
Vấn đề trọng yếu ở đây là vấn đề bảo đảm thực hiện nghiêm túc và hiện thực nguyên tắc "Khi xét xử thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật". Tính độc lập của thẩm phán và Hội thẩm trong xét xử là điều kiện tiên quyết để có được các quyết định tư pháp công minh, đúng pháp luật. Hiện nay đây là vấn đề hóc búa nhất mà việc tháo gỡ còn lùng nhùng, chưa có những bước đi quyết định.
Điều đó cũng là một nguyên nhân cơ bản làm cho tư pháp hành chính nước ta chưa in dấu đậm trong lòng trong người dân, chưa tạo lập được uy tín cho mình với tư cách là phương thức bảo vệ quyền công dân ở mức độ cao nhất. Chẳng hạn, với quy định Toà án cấp nào thì có quyền và trách nhiệm xét xử quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp đó trong khi thiếu đầu óc thực tế để dự liệu vấn đề sẽ xảy ra như thế nào.
Một thẩm phán, Hội thẩm thể hiện những quan hệ có tính lợi ích và thân quen với chính cơ quan đã ra quyết định hay có hành vi hành chính bị khiếu kiện: quan hệ về sinh hoạt Đảng, về bổ nhiệm thẩm phán, về các lợi ích khác đối vối cơ quan Toà án, với những người lãnh đạo cơ quan xét xử, thẩm phán..., rồi cơ chế nào để thẩm phán độc lập được khi xét xử, trong khi trong thực tế, hầu như các vụ án được xét xử đều cỗ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Toà án?... Không có gì là lạ, nếu hiện nay, công dân chưa thể tin tưởng vào cầc bản án xét xử tranh chấp hành chính của Toà án, thẩm phán chịu sức ép lớn từ phía cơ quan hành chính nhà nưốc chưa thể yên tâm mà "độc lập xét xử" được.
Tất nhiên, để Toà án hành chính hoạt động tốt còn nhiều vấn đề khác để tăng cường năng lực và hiệu quả xét xử tranh chấp hành chính của Toà án như: mở rộng phạm vi các tranh chấp hành chính được xem xét tại toà án hành chính, xem xét khả năng đưa các văn bản quy phạm do cơ quan hành chính ban hành vào diện được xem xét về tính hợp pháp hoặc ít nhất là là cho phép Toà án xem xét tranh chấp theo nguyên tắc khước từ áp dụng văn bản đó, khả năng áp dụng nguyên tắc tranh tụng đúng đắn, chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ thẩm phán hành chính,... Đây là những vấn đề cần chú tâm trong cải cách tài phán hành chính ở Việt Nam.
3. Phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Khi đặt vấn đề hoàn thiện các cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính cần nhìn nhận và giải quyết tình trạng khiếu nại hành chính hiện nay theo hướng đặt trọng tâm vào việc giải quyết, xử lý "đầu vào" của khiếu nại. Nếu khiếu nại hành chính cứ mãi tuôn trào thì không biết bao giờ mới thôi được các ý nghĩ tạo ra cơ chế tài phán hành chính mới như nói đến ở trên.
Trong thời gian qua, rất may là Chính phủ đã chấm dứt ý tưởng về tài phán hành chính hành pháp. Không thể để bị cuốn hút hoặc lạc hướng vào việc tìm tòi các cơ chế giải quyết khiếu nại.
Các cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện có (kể cả đề xuất xây dựng cơ chế tài phán hành chính trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nưốc) đều chỉ là các cơ chế mang tính chất giải quyết hậu quả không mong muốn. Tìm căn nguyên phát sinh hiện tượng khiếu nại hành chính của người dân để xử lý, "phòng ngừa" mới là thượng sách. Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo "đầu vào" của khiếu nại hành chính là ở bất cập trong năng lực, đặc biệt là phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Thống kê nhiều năm giải quyết khiếu nại cho thấy có đến gần 50% các khiếu nại của công dân là có cơ sở, bao gồm cả những đơn khiếu nại đúng toàn bộ và đúng một phần. Điều đó có nghĩa là có một bộ phận cán bộ, công chức thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm hoặc cố tình làm sai với các động cơ vụ lợi.
Do đó, một trong những hướng cần tập trung để phòng ngừa khiếu nại là nhằm vào việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức không chỉ am hiểu pháp luật mà còn phải có cái tâm trong giải quyết công việc của người dân. Bên cạnh đó, phải có sự kiểm tra chặt chẽ đối với hoạt động quản lý hành chính theo nguyên tắc bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm để xác định sự cần thiết kiểm tra và cần thực hiện nghiêm túc nguyên tắc không vi phạm nào lại không bị phát hiện và xử lý.
4. Thủ tục thông báo trước nội dung của quyết định, hành vi hành chính
Như vậy, Cùng với việc chú trọng đến khía cạnh công vụ và cán bộ, công chức nêu ở mục 2 và mục 3 trên, có thể cần bổ sung vào thủ tục hành chính một quy định, theo đó, trước khi ra các quyết định hoặc thực hiện những hành vi hành chính (nhất định) liên quan đến việc thực hiện quyền hay nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức, buộc cơ quan, người có chức vụ phải thông báo trước cho họ được biết nội dung của quyết định, hành vi để nếu cần, cá nhân, tổ chức sẽ có ý kiến trao đổi về việc ra quyết định hay thực hiện hành vi đó. Đối với chúng ta, đây có thể là điều còn lạ lẫm, thậm chí sẽ là điều khó hiểu vối những ai chỉ quen với với quan niệm thuần tuý về mối quan hệ mệnh lệnh - phục tùng trong quan hệ pháp luật hành chính.
Nhưng thủ tục hành chính của một số nước ở châu Âu và ngay cạnh ta là Trung Quốc đã có quy định này. Chắc chắn, việc trao đổi (không phải là thoả thuận) giữa cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyết định, hành vi hành chính sẽ làm cho cơ quan nhà nước có thêm thông tin và cân nhắc phản ứng của họ để lựa chọn phương án hợp pháp và hợp lý trước khi ra quyết định hay thực hiện hành vi hành chính.
Giả định pháp luật về thủ tục hành chính đã có quy định nêu trên thì khi đã thực hiện thủ tục này rồi sẽ không nhất thiết đòi hỏi người đi khiếu nại phải khiếu nại với chính cơ quan đã ra quyết định hay thực hiện hành vi hành chính bị khiếu nại như Luật Khiếu nại, tố cáo hiện nay quy định mà có thể đưa ngay vụ việc cho Toà án hành chính xét xử.
Trong khi chưa có quy định nào như vậy, có cơ sở để tán thành quan điểm không nên có quy định bắt buộc công dân phải khiếu nại trước hết đến cơ quan bị khiếu nại hay người có chức vụ của nó. Có lẽ vấn đề không đơn giản một mặt như ai đó nghĩ rằng đó là cách để công dân và cơ quan nhà nước có thể thông hiểu mà chấm dứt khiếu nại.
Quy định như vậy có thể còn là điều kiện để người có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính cẩu thả, ít trách nhiệm hơn, vì công dân trước sau cũng phải đến khiếu nại với chính mình và có điều kiện để sửa đổi (nếu muốn).
Điều đó là chưa kể các rắc rối mà cơ quan bị khiếu nại có thể gây ra làm khó cho công dân khỏi kiện đến Toà án. Khi công dân được khiếu nại thẳng ra Toà án hành chính, cơ quan ra quyết định và thực hiện hành chính hành chính hẳn sẽ phải thận trọng hơn. Một số đại biểu Quốc hội khi thảo luận về Luật Tố tụng hành chính đã tán thành đề xuất trong dự Luật về quyền khiếu kiện của công dân đến Toà án hành chính không phải qua khâu khiếu nại vối người đã ra khiếu nại.
5. Kết thúc vấn đề
Như vậy, trước mắt thay vì theo đuổi việc tìm kiếm con đường mối giải quyết khiếu nại hành chính, có thể phải bằng lòng với những gì đang có để tránh việc có thể bị rơi vào một sự sa lầy mởi, khi ta chưa chắc hiệu quả của cái mối đó là gì. thì chúng ta nên tập trung vào việc cải cách thực chất mô hình tài phán hành chính hiện hành, cẩn trọng là không thừa.
Ví dụ: Cách đây hơn chục năm, khi soạn thảo dự án thành lập cơ quan tài phán hành chính, cả cơ quan soạn thảo Thanh tra Chính phủ và sau này là Toà án nhân dân đều nhận định để không làm các việc khiếu nại hành chính của người dân dồn vào Toà án thì phải định ra khả năng sau khi khiếu nại lần đầu đến cơ quan hành chính, người khiếu nại có một trong hai sự lựa chọn hoặc là đi theo con đường hành chính, hoặc là đi theo con đường toà án, mà đã theo đường này thì mất khả năng sang con đường kia.
Thế nhưng, thực tế đã chứng tỏ nhận định đó không sát với những gì xảy ra trong thực tế. Vì khi con đường toà án giải quyết khiếu nại hành chính được hình thành, người ta thấy diễn ra tình trạng là nhiều cơ quan toà án lại không có việc. Sau khi dỡ bỏ "bức tường" ngăn cách giữa hai con đường giải quyết khiếu nại hành chính bằng cách quy định người khiếu nại có thể đi hết con đường hành chính hoặc đang ở bất cứ giai đoạn nào của con đường này có thể chuyển vụ việc sang khiếu nại ở Toà án thì việc giải quyết khiếu nại hành chính bởi Toà án được cải thiện hơn, nhưng tình trạng nói trên vẫn không có chuyến biến đáng kể.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).