1. Dự thảo luật dân số.
Hiện nay thì đang có dự thảo luật dân số, tuy nhiên luật này chưa có hiệu lực pháp luật, và chưa được áp dụng vào đời sống người dân. Theo điều 10 dự thảo luật dân số thì có quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc sinh con. Cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc sinh con
Cặp vợ chồng, cá nhân có quyền:
- Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh bảo đảm trách nhiệm được chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
- Được cung cấp thông tin, tiếp cận, lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình
Cặp vợ chồng, cá nhân có nghĩa vụ:
- Thực hiện chính sách, pháp luật về dân số
- Thực hiện các cuộc vận động Đảng và Nhà nước về công tác dân số phù hợp với thời kỳ.
Như vậy thì theo dự thảo luật dân số đưa ra thì không có quy định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh, chỉ cần bảo đảm trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất.
2. Vợ chồng được phép sinh bao nhiêu con.
Căn cứ theo pháp lệnh số 06/2003/PL-UBTVQH của ủy ban thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH ngày 09 tháng 01 năm 2003 về dân số. Theo đó thì quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản như sau:
- Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con
- Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
- Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan đến sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó thì pháp luật cũng có quy định những trường hợp đặc biệt mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép sinh hơn hai con. Cụ thể thì tại điều 2 nghị định 20/2010/NĐ-CP có quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba đã có một hoặc hai con đẻ bị mắc một trong các dị tật, bệnh hiểm nghèo thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này phải được Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Hội đồng Giám định y khoa Trung ương xác định. Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Chủ tịch Hội đồng Giám định y khoa Trung ương chịu trách nhiệm về kết luận xác định dị tật, bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền trong Danh mục của một hoặc hai con đẻ của cặp vợ chồng sinh con thứ ba khi có đơn đề nghị giám định của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Căn cứ các quy định của pháp luật về giám định y khoa, Hội đồng giám định y khoa Trung ương hướng dẫn thống nhất việc áp dụng các quy định pháp luật về quy trình, hồ sơ giám định theo quy định pháp luật.
- Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng( con đẻ), chỉ sinh một con hoặc 2 con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống. Cụ thể cặp vợ chồng đã có con riêng( con đẻ)
+ sinh một con hoặc 2 con nếu một trong hai người đã có con riêng ( con đẻ)
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Theo đó thì nếu bạn thuộc vào một trong 7 trường hợp mà chúng tôi vừa nêu ở trên thì bạn được phép sinh con từ hai con trở lên mà không trái quy định của pháp luật đưa ra.
3. Đảng viên kết hôn lần 2 được sinh thêm bao nhiêu con.
Việc kết hôn lần 2 đối với Đảng viên là không vi phạm những quy định mà pháp luật Việt Nam đưa ra. Việc kết hôn đấy là quyền cơ bản của mỗi con người, khi đáp ứng được những điều kiện theo quy định của luật hôn nhân và gia đình quy định.
Mặc dù không cấm Đảng viên kết hôn lần hai nhưng khi đã kết hôn lần 2 thì chỉ có trường hợp nêu tại khoản 6 điều 2 quy định 05-/TW sau đây, Đảng viên sinh con thứ 3 sẽ không bị kỷ luật:
Cặp vợ chồng đã có con riêng(con đẻ):
- Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
- Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
Theo đó thì nếu mà Đảng viên đã có con riêng là con đẻ thì khi kết hôn lần hai Đảng viên đó được sinh con thửa 3 nếu thuộc các trường hợp
- Một trong hai vợ chồng đã có con riêng và sau khi kết hôn lần hai thì sinh thêm một hoặc hai con nữa.
- Nếu cả hai vợ chồng Đảng viên đã có con riêng là con đẻ thì trong cùng một lần sinh có thể sinh từ hai con trở lên. Tuy nhiên, cần lưu ý, trường hợp này không áp dụng với việc hai vợ chồng đã từng có hai con chung trở lên và hiện tại các con này đều đang con sống.
Như vậy thì theo quy định pháp luật thì Đảng viên kết hôn lần 2 được sinh thêm con là không vi phạm chính sách về dân số cần.
Theo nghị quyết 21-NQ/TW năm 2017 về chính sách dân số trong tình hình mới, có nêu quan điểm đó là " Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội". Như vậy, theo Nghị quyết 21-NQ/TW thì đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong thực hiện chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, nên việc đảng viên sinh con thứ 3, 4, 5 vẫn có thể xem là vi phạm chính sách dân số và bị kỷ luật theo Quy định 69-QĐ/TW. Tuy nhiên thì đây là trường hợp vi phạm quy định của pháp luật, còn những trường hợp được phép sinh con thứ 3 thì không bị xử lý kỷ luật.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về sinh con đối với vợ chồng, hi vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu những quy định về quyền và nghĩa vụ của hai vợ chồng trong việc sinh con, từ đó có thể đảm bảo cho con một môi trường sống tốt nhất có thể. Ngoài ra nếu các bạn còn có những câu hỏi thắc mắc khác có liên quan thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn trực tiếp 19006162 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó thì các bạn có thể tham khảo một số bài viết sau của chúng tôi:
Quy định của pháp luật về vấn đề sinh con thứ 3 đối với công chức, viên chức ?
Chế độ nghỉ thai sản cho chồng khi vợ sinh con?
Sinh con thứ ba có bị xử phạt không? Có được hưởng chế độ thai sản không?
Năm 2023, Viên chức sinh con thứ 3 thì có bị ảnh hưởng gì không?