B đồng ý bán tám chục quả bưởi năm roi cho A, hẹn ngày 25/12/2014 giao hàng tại nhà của anh A ở xã PH A, huyện CT, tỉnh HG, giá mỗi quả bưởi năm roi là 30.000 đồng ( ba mươi nghìn đồng), giá này đã cộng thêm phí vận chuyển. Ngay sau đó, B có ghi trong giấy nhớ nhắc nhở giao hàng là: “tám chục quả bưởi năm roi tại PH A, CT, HG và số điện thoại của anh A 0902538XXX”. Anh A đã trả trước cho anh B số tiền là 500.000 đồng( năm trăm nghìn đồng) coi như tiền đặt cọc.
Khi thỏa thuận mua bán và trả tiền thì đều có anh S là người làm vườn của nhà anh A chứng kiến. Đến ngày giao hàng, anh B đích thân bàn giao số bưởi như đã thỏa thuận với anh A ngày 20/12/2014 tại nhà của anh A. Tuy nhiên, sau khi kiểm hàng A đã báo với B là số lượng bưởi thiếu nhiều,không đúng như trong hợp đồng. Cụ thể theo anh A thì số lượng bưởi mà anh B phải giao là tám chục quả, tương đương 112 quả, nhưng ở đây chỉ có đúng 80 quả. Thiếu 32 quả nên anh A không thể giao hàng cho những người đã đặt mua bưởi năm roi của anh. Như vậy,theo anh A thì một chục tương đương 14 quả( mười bốn quả). Sau đó hai bên xảy ra tranh chấp. Vì B cho rằng một chục bằng 10 (mười) quả nên số bưởi B giao là 80 (tám mươi) quả là đã đủ số lượng như đã thỏa thuận. Do hai bên không thỏa thuận được với nhau về số lượng bưởi phải giao, nên sau đó, B đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân xã PH A để nhờ giải quyết tranh chấp.
Cho tôi hỏi là nếu gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết thì B nên gửi đơn cho cơ quan chức năng nào để vụ việc được giải quyết một cách nhanh nhất, và vẫn đảm bảo lợi ích cho B ?
Nếu tình huống này giải quyết tranh chấp bằng áp dụng tập quán thì sẽ áp dụng tập quán tại nơi giao kết hợp đồng tức chính là nơi thường trú của bị đơn phải không?
Như vậy Tòa án công nhận tập quán phổ biến tại địa phương đó là 1 chục bằng 14 ? Việc hai địa phương đều có hai tập quán khác nhau để áp dụng có mâu thuẫn gì với quy định áp dụng tập quán trong luật dân sự,cụ thể : Điều 3 về áp dụng tập quán và quy định tương tự pháp luật, và điều 126 về giải thích giao dịch dân sự không ? Hay là mình không áp dụng tập quán mà áp dụng ngôn ngữ phổ thông toàn dân ( 1 chục mặc nhiên được hiểu là 10) ?
Tôi chân thành cảm ơn !
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sự của công ty luật Minh Khuê.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi 1900.6162
Trả lời :
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I. Cơ sở pháp lý
II. Nội dung phân tích :
Theo quy định tại điều 126, điều 409 Bộ luật Dân sự 2005
Điều 126. Giải thích giao dịch dân sự
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
2. Việc giải thích hợp đồng dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 409 của Bộ luật này, việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 673 của Bộ luật này.
Điều 409. Giải thích hợp đồng dân sự
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.
2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.
6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
Như vậy trường hợp này khi các bên có sự mâu thuẫn về cách giải thích nội dung của hợp đồng mua bán bưởi mà không có ý chí chung của các bên sẽ áp dụng giải thích theo tập quán tại địa điểm mà giao kết giao dịch tức là tập quán tại HG tương đương với một chục bằng 14 quả. Bạn muốn có sự cân bằng lợi ích giữa các bên thì theo như thỏa thuận các bên đã ký, giá cả được tính theo số lượng quả, vậy mỗi quả được bên B giao thêm cũng được thanh toán như giá đã thỏa thuận.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự.