>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
2. Luật sư tư vấn:
Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định, hướng dẫn tại Điều 157 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sing năm 2017, cụ thể như sau:
“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;
h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, các yếu tố cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 157 BLHS bao gồm:
- Khách thể: Hành vi phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ. Ở đây, ông Lê Văn Năm bị bà Nghĩa (Vợ ông Năm) nhốt trong chuồng đựng cọp suốt 3 năm, không cho ông tiếp xúc với thế giới bên ngoài đã xâm phạm đến quyền tự do thân thể của ông.
- Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định. Tuy nhiên, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều này. Theo đó, bà Nghĩa (Vợ ông Năm) đã là người trên 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy, bà phải chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi do mình gây ra.
- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Bà nghĩa trong trường hợp trên đã cùng với 5 – 6 thanh niên bắt, trói và xích chân tay ông Nam. Sau đó, bà nhốt ông trong chiếc lồng sắt được để trong nhà và giam giữ ông trong suốt 3 năm. Có thể thấy, từ đầu đến cuối việc bà Nghĩa thực hiện hành vi phạm tội đều là do bà có chủ đích, lỗi của bà Nghĩa là lỗi cố ý.
- Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Đối với tội bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ. Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ hoặc tạm giam).
+ Giữ người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội (như bắt ở trong nhà,...)
+ Giam người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong phòng, trong nhà...).
Dấu hiệu khác:
+ Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.
+ Người có thẩm quyền trong việc bắt, giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt, hoặc khi có lệnh bắt nhưng lai không lập biên bản theo đúng quy định không có người chứng kiến, tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng…
Bà Nghĩa trong trường hợp này không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác. Theo đó, bà đã thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật ông Nam trong suốt 3 năm trời. Bà đã khống chế ông Nam để bắt nhốt ông vào chiếc lồng sắt thông qua việc trói và xích chân tay của ông. Sau đó, bà liên lục giam giữ ông Nam trong chiếc lồng, không cho ông Nam được ra ngoài và ông luôn phải chịu sự sự kiểm soát bà và các con.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy bà Nghĩa đã thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp được quy định tại Điều 157 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Như vậy, bà Nghĩa sẽ phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về loại tội này theo quy định của pháp luật.
Tùy vào mức độ phạm tội và mức độ suy giảm về sức khỏe của ông Nam mà bà Nghĩa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về khung hình phạt theo mức từng độ sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, bà Nghĩa còn còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự - Công ty luật Minh Khuê