1. Cấu thành tội trộm cắp tài sản như thế nào?

Chào luật sư,cháu có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp. A (25 tuổi), B(20 tuổi) có ý định trộm cắp xe của C, A,B chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Nhưng mới bỏ chạy thì bị bắt giữ. A,B thú nhận mọi tội lỗi. Vậy cấu thành tội phạm thế nào ạ ?
Mong luật sư tư vấn giúp cháu. Cháu cám ơn rất nhiều.

>> Luật sư tư vấn về hành vi trộm cắp tài sản theo luật, gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội trộm cắp tài sản như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Vấn đề chuẩn bị phạm tội được quy định tại điều 14 của Bộ luật hình sự như sau: 

Điều 14. Chuẩn bị phạm tội

1. Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật này.

2. Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123, 134, 168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303 và 324 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về cấu thành của tội trộm cắp tài sản:

Về khách thể: tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân

Về mặt khách quan của tội phạm: Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản một cách trái pháp luật của người khác, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội chiếm đoạt được tài sản từ 2000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp luật quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Mục đích là nhằm chiếm đoạt được tài sản.

Về chủ thể: Người phạm tội từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Trong câu hỏi bạn đưa ra thì A và B mới chuẩn bị đầy đủ công cụ nên có thể nhận định là đang ở trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn trong quá trình thực hiện tội phạm nhưng ở giai đoạn này người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm tức là chưa có hành vi xâm phạm đến đối tượng tác động. Luật hình sự nước ta chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chuẩn bị phạm tội đối với một số tội được quy định tại Điều 17 Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, tình huống bạn đưa ra không cụ thể về việc A và B đã có hành vi thực hiện tội phạm hay chưa. Trong trường hợp A, B đã thực hiện hành vi lén lút dịch chuyển tài sản mà bị phát hiện rồi bỏ chạy thì có thể hành vi của A, B đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự.

>> Xem thêm: Trộm cắp tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù, phạt tiền?

 

2. Cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản và hình phạt?

Thưa luật sư, xin hỏi: Anh A vào cửa hàng điện thoại của chị B. Khi vào cửa hàng thì anh A hỏi và được chị B đưa xem 1 chiếc điện thoại iphone 5 , sau đó anh A lại muốn xem chiếc điện thoại galaxy, chị B quay vào để lấy điện thoại galaxy thì anh A bỏ chạy ra ngoài lên xe đồng bọn bỏ trốn thì anh A vi phạm tội gì ? Cảm ơn!

Trả lời:

Phân tích về tội trộm cắp tài sản , chúng tôi đã phân tích ở trên. về khung hình phạt được quy định như sau:

Trường hợp này A có dấu hiệu của tội Trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 173 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như trích dẫn phần trên.

>> Xem thêm: Trộm cắp tài sản là gì? Tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự?

 

3. Trộm cắp tài sản ở nước ngoài được xử lý như thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: H có hành vi trộm cắp tài sản của N trị giá 400 triệu đồng. Hành vi của H được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự(BLHS). H bị đưa ra xét xử và bị tòa án xử phạt 7 năm tù.

Hỏi:

1. Căn cứ vào quy định phân loại tội phạm thì tội phạm mà H thực hiện thuộc loại tội gì? Tại sao?

2. Nếu H đang có án tích về tội cướp giật tài sản thì nay lại phạm tội trộm cắp tài sản như tình huống nêu trên thì H bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

3. Giả định H mới đủ 15 tuổi mà có hành vi trộm cắp 400 triệu đồng thì H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự(TNHS) không?. Nếu có thì hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với H là bao nhiêu năm tù.

4. Giả sử H thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên ở nước ngoài thì vấn đề TNHS của H được giải quyết thế nào?. Căn cứ pháp lý.

Cảm ơn luật sư.

- Đặng Hà Phương

Luật sư trả lời:

Chào bạn, rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Đối với câu hỏi thứ nhất: Tội phạm mà H thực hiện thuộc loại tội gì? Căn cứ pháp lý?

Việc phân loại tội phạm là một vấn đề rất quan trọng để xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đó. Vì vậy, tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về việc phân loại tội phạm như sau:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với việc xác định loại tội phạm, chúng ta không xác định dựa trên mức hình phạt mà tòa án đã tuyên để xác định mà chúng ta cần xác định dựa trên mức hình phạt cao nhất của tội phạm đó được quy định tại Bộ luật hình sự. Đối với hành vi trộm cắp tài sản của H được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt là từ 07 năm đến 15 năm tù. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với hành vi của H là 15 năm. Vì vậy, hành vi của H thuộc loại tội rất nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với câu hỏi thứ hai của bạn: 2. Nếu H đang có án tích về tội cướp giật tài sản thì nay lại phạm tội trộm cắp tài sản như tình huống nêu trên thì H bị áp dụng tình tiết tái phạm hay tái phạm nguy hiểm.

Theo quy định tại Điều 53 Bộ luật hình sự 2015( sủa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tái phạm và tái phạm nguy hiểm như sau:

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Như vậy, hành vi mà H đã thực hiện để xem xét xem hành vi này là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, cần phải xác định được hai yếu tố như sau:

Thứ nhất, Đối với hành vi trộm cắp tài sản của H là là gì? Đối với H, khi thực hiện hành vi của mình, H hoàn toàn nhận thức rõ được hành vi trộm cắp 400 triệu đồng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu quả xảy ra đối với hành vi này mà H vẫn thực hiện. Điều này được chứng minh vì H đã bị tòa san tuyên là 07 năm tù vì vậy H là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Nhu vậy, hành vi của H được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung nam 2017)

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;a

Đồng thời đối với tội của H như tôi đã tư vấn ở câu hỏi thứ nhất thì tội của H là tội phạm rất nghiêm trọng.

Thứ hai, Trước đó, H đã bị kết án về tội cướp giật tài sản theo Điều 171 Bộ luật hình sự.

Vì vậy, trong trường hợp phạm tội này của H là trường họp tái phạm nguy hiểm.

Đối với câu hỏi thứ ba của bạn: 3. Giả định H mới đủ 15 tuổi mà có hành vi trộm cắp 400 triệu đồng thì H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự(TNHS) không?. Nếu có thì hình phạt cao nhất mà tòa án có thể áp dụng với H là bao nhiêu năm tù?

Thứ nhất, về căn cú xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017):

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Vì H mới đủ 15 tuổi nên H sẽ thuộc khoản 2 Điều 12. Đồng thời, hành vi mà H thục hiện là tôi rất nghiêm trọng được quy định tại điều 173 nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Để xác định việc H có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải xác định thêm một yếu tố nữa là H có thuộc trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sụ được quy định tại Điều 29 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017):

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác,9 người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng10 gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả11 và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp12 của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào điều luật trên thì H không thuộc các trường hợp được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì H vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự 2015( sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đối vói hành vi này thì hình phạt được xác định là tù có thòi hạn. Theo quy định tại điều 101 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:

1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;

2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Vì vậy mức hình phạt cao nhất đối với H không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Vậy khung hình phạt của H sẽ là: Từ 03 năm 06 tháng đến 07 năm 06 tháng.

Đối với câu hỏi thứ tư của bạn là: Giả sử H thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nói trên ở nước ngoài thì vấn đề TNHS của H được giải quyết thế nào?. Căn cứ pháp lý.

Về vấn đề công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài thì theo quy định tại Điều 6 Bộ luật hình sự năm 2015( sủa đổi, bổ sung nam 2017) quy định về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam

Như vậy, Đối với trường hợp của H mặc dù thục hiện hành vi phạm tội ở nước ngoài nhưng vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sụ tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật hình sự.Tuy nhiên về thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự còn phụ thuộc vào nước ta và nước mà H phạm tội có kí kết về Hiệp định tương trợ tư pháp hay không?

Đối với trường hợp hai nước không kí kết Hiệp định mà nước bạn không dẫn độ người phạm tội cho chúng ta thì người phạm tội đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tự và thủ tục tố tụng theo quy trình và luật pháp của nước đó. Khi đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ.

Đối với trường hợp hai nước có kí kết Hiệp định tương trợ tư pháp thì H sẽ được dẫn độ về Việt Nam và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo trình tụ và thủ tục tó tụng của cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.

>> Tham khảo: Người dưới 18 tuổi phạm tội trộm cắp tài sản thì xử lý như thế nào?

 

4. Trộm cắp tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc muốn gửi đến luật sư: Ngày 17/7/2005 Giáp Văn Sơn (SN: 12/2/1986) nghỉ hè nên đi ôtô từ quê ra Hà Nội kiếm việc làm thêm. Ông Trần Văn Thắng ở làng Ngọc Hà đã nhận thuê Sơn giúp việc bao ăn, trả lương tháng là 500 ngàn đồng. Sắp hết đợt nghỉ hè, Sơn nghiên cứu cách kiếm “ chút cháo” để về quê.
Vào 14 giờ ngày 4/8/2005, trong lúc ông Thắng đang ngủ, Sơn đã bê chiếc vô tuyến hiệu Etrol 20 inches của ông Thắng (trị giá 2,5 triệu đồng) ra đường Hoàng Hoa Thám rồi vào nhà bà Lê Thị Hương (khách quen mua cây cảnh của ông Thắng). Sơn hỏi mượn xe đạp của bà Hương để chở Tivi đi sửa, Bà Hương bảo xe đạp không chở TV được và cho Sơn tiền thuê xe xích lô chở Tvđi sửa. Sơn vẫn mượn xe đạp của bà Hương để chạy theo xe xích lô Sau đó, Sơn thuê xích lô chở TV đến đường Bưởi và thuê 2 xe máy chở TV và xe đạp về quê Hương Mai, huyện P, tỉnh V và nói với gia đình là tài sản mua bằng tiền làm thuê của mình xin luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề trên giải quyết như thế nào ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: M.H

Trả lời:

Bộ luật Hình sự 2015 (Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017)

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g)97 (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b)98 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b)99 (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp này Sơn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, là người có năng lực hành vi dân sự hoàn toàn có thể nhận thức được hành vi của mình. Sơn đã thực hiện hai hành vi phạm tội đó là: Hành vi trộm cắp tài sản ở đây là chiếc vô tuyến hiệu Etrol 20 inches của ông Thắng (trị giá 2,5 triệu đồng) và hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếc xe đạp của bà Hương.

>> Xem thêm: Khung hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản được quy định thế nào?

 

5. Trộm cắp tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng thì bị xử lý như thế nào?

Chào Luật sư. Con của tôi năm nay 19 tuổi, vừa rồi nó có trộm 1 chiếc điện thoại của bạn có giá trị khỏang 1 triệu đồng. bạn nó đang đòi làm đơn kiện. Xin hỏi luật sư nếu họ kiện con của tôi có bị đi tù không?

Trả lời:

Do trong thư bạn chưa cung cấp thông tin cụ thể rằng con của bạn đã bị xử lý hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản bao giờ chưa, đã từng bị kết án về tội này chưa.... nên chúng tôi chia làm hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Con bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về các tội theo Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật của bộ Luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khỏan Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung tại khỏan 31 Điều 1 Luật sửa đổi bộ luật hình sự 2017 về tội trộm cắp tài sản, như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

Trường hợp hai: Con bạn chưa từng vi phạm theo trường hợp 1 thì lúc này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức từ1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồngtheo điểm a Khỏan 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của ngừơi khác.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;...

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Trân trọng./.