Mục lục bài viết
1. Giáo viên bị tai nạn giao thông trên đường đi làm?
Thưa luật sư, xin hỏi:Trường tôi có 1 giáo viên bị tai nạn giao thông trên đường đến trường làm việc, được hội đồng giám định với mức thương tật là 31%, xin luật sư tư vấn giúp đơn vị tôi phải bồi thường cho người lao động những khoản bồi thường gì, trong thời gian ngừoi lao động điều trị trường có trả các khoản lương phụ cấp, hóa đơn thanh toán viện phí cả quá trình điều trị hay không?.
Trường hợp này vì bạn không nói rõ người đó bị tai nạn lao động với tỷ lệ thương tật là bao nhiêu phần trăm nên chúng tôi không thể xác định cụ thể cho bạn được.
Tuy nhiên, vì bạn là bên phía người sử dụng lao động nên bạn phải Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động; Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật; Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định như trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.
Ngoài ra những khoản trợ cấp khác như giám định thì phải phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật.
Khi công ty bạn chi trả tiền lương cho những ngày điều trị và nghỉ của người lao động như ngày đi làm thực tế thì bên cơ quan bảo hiểm xã hội vẫn có trách nhiệm xét hưởng chế độ với những ngày này.
Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi đang là công chức ngành huyện, tháng 2/2016 vừa qua, tôi bị tai nạn lao động, bị lệch 2 xương mắc cá và gãy xương mác, phải phẫu thuật cố định xương. Nay tôi đã cơ bản bình phục, nhưng cảm giác bị mất sức lao động khá,cao. Xin hỏi: tôi có thể đề nghị để được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động không? nếu được thì hồ sơ gồm những gì?
=>Căn cứ theo Quyết định số 60-HĐBT có quy định cụ thể như sau:
"Điều 1. Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi."
Đồng thời, Công nhân, viên chức vì ốm đau (không phải do bệnh nghề nghiệp), vì tai nạn (không phải do tai nạn lao động) mà mất sức lao động từ 61% trở lên, hoặc vì già yếu hết tuổi lao động được nghỉ việc thì hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động như sau. Cụ thể: Nếu có thời gian công tác đủ 15 năm trở lên (năm công tác tính theo hệ số nói ở điều 1) thì được hưởng trợ cấp hàng tháng. Người có đủ 15 năm công tác được tính trợ cấp bằng 40% tiền lương và phụ cấp thâm niên (nếu có); Ngoài ra, cứ thêm mỗi năm công tác được tính thêm 1%, nếu chưa có đủ 15 năm công tác thì được hưởng trợ cấp một lần: cứ mỗi năm công tác được trợ cấp 1 tháng lương và các khoản phụ cấp (nếu có). Trường hợp đời sống có nhiều khó khăn thì được xét trợ cấp cứu tế theo quy định của Bộ Thương binh và xã hội.
Có nghĩa là, bạn phải xem xét xem thời gian mình công tác đã đủ điều kiện chưa để hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động.
Thưa luật sư, xin hỏi: Em trai tôi làm việc cho một xưởng cơ khí tư nhân tại TP HCM, bị tai nạn lao động (máy dập tôn cán dứt ba đầu ngón tay phải). Thời điểm xảy ra tai nạn em tôi chưa đủ 18 tuổi, không có hợp đồng lao động. Lúc đầu bên chủ cơ sở cũng có hỗ trợ một ít chi phí phẫu thuật nhưng sau thì lảng tránh. Nay tôi muốn kiện cơ sở này để đòi bồi thường, truy thu chế độ bảo hiểm có được không?
=> Bạn có thể đòi bồi thường được. Tuy nhiên vì không có hợp đồng lao động nên bạn phải có bằng chứng về việc em bạn làm ở đây như bảng lương, bảng chấm công và những người bạn cùng làm xác nhận việc này.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)
- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)
- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).
- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).
Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.
>> Tham khảo thêm nội dung: Quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động ?
2. Trách nhiệm chi trả chi phí khám chữa bệnh khi bị tai nạn lao động ?
Ngày 12/12/2015 tôi bị tai nạn lao động tại công ty là bị máy sản xuất dập vào chân và bác sỹ chụp X quang chẩn đoán tôi bị dập phần cơ gót chân và bàn chân, chỉ định tôi nghỉ liên tục 07 ngày. Chi phí chữa bệnh thuốc men tôi đều chịu hết.
+ Sau khi đi làm tôi liên lạc nhân sự công ty và nhân sự thông báo là tôi mới ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty nên chưa đăng ký Bảo hiểm xã hội nên không được nhận trợ cấp từ BHXH và công ty cũng không đồng ý chi trả 1 phần chi phí khám chữa bệnh. Ngoài ra nghỉ việc 07 ngày thì công ty trừ lương
+ Chuyên cần và chế độ khác....
Rất mong anh chị xem xét trả lời giúp tôi trường hợp trên tôi phải làm thế nào?
Tôi xin Cảm ơn .
Luật sư tư vấn trách nhiệm trả chi phí khám chữa bệnh, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định của Điều 38 Luật vệ sinh an toàn lao độngquy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:
"Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
11. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều này."
Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật."
Căn cứ vào quy định nêu trên, có thể thấy được công ty bạn phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí từ sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho bạn. Việc bộ phận nhân sự trả lời bạn rằng thời gian nghỉ việc để điều trị sẽ bị trừ lương và điểm chuyên cần là trái pháp luật. Toàn bộ thời gian bạn nghỉ việc để điều trị thì phía công ty phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho bạn.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 6 Bộ luật lao động 2019 như sau:
"1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
e) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành nội quy, quy trình và biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tuân thủ các giao kết về an toàn, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể;
b) Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; các thiết bị bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
c) Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động;
b) Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện;
d) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động;
c) Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật áp dụng riêng với đối tượng này có quy định khác.
6. Người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động như đối với người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này."
Trong trường hợp của bạn, bạn đã kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty, nên bạn thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào quy định tại Điều 145 trên, thì trường hợp công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn thì công ty phải có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Ngoài ra còn được thanh toán phần chi phí y tế và được trả đủ lương trong thời gian nghỉ việc để điều trị theo quy định.
Vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể khiếu nại đến lãnh đạo công ty, nếu không được thì có thể giải quyết vụ việc thông qua hòa giải viên lao động hoặc tiến hành khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
>> Tham khảo nội dung liên quan: Mức bồi thường tai nạn lao động là bao nhiêu?
3. Chi phí giám định tai nạn lao động, ai là người chi trả ?
Trả lời:
Theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì:
- Người sử dụng lao động phải chi trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong những trường hợp sau:
+ Người lao động bị tai nạn lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao động có kết quả giám định thương tật dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa (Khoản 2 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh Lao động năm 2015).
+ Người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người sử dụng laođộng không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động (Khoản 4 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh Lao động năm 2015).
- Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả chi phí giám định đối với trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động quy định tại Điều 45 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và có kết quả khám giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (Điều 42 Luật An toàn vệ sinh Lao động năm 2015).
>> Tham khảo nội dung: Tai nạn giao thông trên đường đi làm có được coi là tai nạn lao động ?
4. Chi trả tiền khi vào viện cho người lao động do tai nạn lao động ?
Trong 2 lần vừa rồi tôi đã nộp hết những chi phi cấp cưú phẫu thuật cho công ty để công ty làm bảo hiểm chi trả cho tôi. Hiện giờ tôi đã được công ty gọi xuống nhận bảo hiểm nhưng tôi chỉ nhận được 20 triệu đồng trong khi tôi đã phải chi trả hơn 50 triệu đồng chưa kể nhưng chi phí ngoài. Tôi hỏi tại sao tôi chỉ nhận được 20 triệu đông thì nhân viên công ty nói đó là số tiền của bảo hiểm 24 giờ chi trả. Và tôi đã ký hợp đồng trước đó 4 tháng. Trong hơp đồng có điều khoản là đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hàng tháng vậy tôi xin hỏi luật sư giải đáp giúp tôi. như vậy bên phía công ty và bên bảo hiểm đã thực hiện đúng với nhưng điêu khoản của hơp đồng chưa? va xin luât sư cho biết thêm tôi bên người lao động đươc hưởng những quyền lợi gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162
Theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định về tai nạn lao động như sau:
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.
=> Theo như bạn trình bày thì bạn bị tai nạn trong thời gian làm việc. Đây được xác định là tai nạn lao động.
Luật An toàn vệ sinh lao động quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động bị tai nạn lao động, thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế, trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị....
Đồng thời bạn có các quyền theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động cụ thể là bạn có quyển được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nếu chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.
Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức: Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định ở bên trên
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì mức trợ cấp khi bị tai nạn nghề nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ suy giảm mà mức hưởng trợ cấp sẽ khác nhau. Cụ thể:
Trợ cấp một lần: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần:
- Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trợ cấp hàng tháng: Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Mức trợ cấp hằng tháng:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
5. Nghỉ phép năm của cán bộ, công chức ?
Luật sư vui lòng cho đơn vị tôi hỏi: Về thời gian tính nghỉ phép năm cho cán bộ là công chức có thời gian làm việc tại đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp có thu. Trước đây cán bộ này cũng là công chức tại một đơn vị của nhà nước vậy có được tính cả thâm niên mỗi 5 năm công tác để nghỉ thêm 1 ngày không?. Xin cảm ơn.
Trả lời:
Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cứ mỗi 5 năm làm việc tại đơn vị của bạn thì công chức nói trên sẽ được nghỉ thêm 1 ngày nghỉ hằng năm. Khoảng thời gian công chức đó làm việc tại đơn vị nhà nước khác sẽ không được tính thâm niên để nghỉ hằng năm nữa.
Mọi vướng mắc pháp lý vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Lao động trực tuyến 1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ.
Rất mong sớm nhận được yêu cầu tư vấn từ quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê