1. Tiêu chí phân loại chính sách pháp luật
Ngoài việc phân loại chính sách pháp luật theo ngành và cấp độ, chính sách pháp luật có thể được phân loại theo các tiêu chuẩn khác.
Khi dựa vào chủ thể xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chính sách pháp luật có thể được phân thành hai loại sau:
- Chính sách pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước (chính sách pháp luật về lập pháp, chính sách pháp luật về hành pháp, chính sách pháp luật về tư pháp); và
- Chính sách pháp luật của các thiết chế phi nhà nước.
2. Chính sách pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước
Các cơ quan nhà nước, và trước hết, các cơ quan thực hiện quyền lập pháp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự hình thành chính sách pháp luật.
Điều đó được thể hiện ở chỗ, nội dung của các quy phạm pháp luật được soạn thảo phụ thuộc trực tiếp vào việc các nhà soạn thảo các quy phạm pháp luật được trang bị các giá trị mang tính quan điểm, các luận điểm lý luận, các nguyên tắc như thế nào. Đến lượt mình, điều đó được phản ánh ở hiệu quả của hệ thống điều chỉnh pháp luật, ở việc xác lập loại chế độ chính trị này hay loại chế độ chính trị khác.
Ở nước ta, Quốc hội xây dựng và thực hiện chính sách xây dựng luật. Chính sách đó phần lớn được thể hiện trong quá trình xây dựng luật của Quốc hội. Có thể nói rằng, chính sách đó chính là chương trình hành động được kế hoạch hóa. Nếu như chúng ta không tiến hành kế hoạch hóa hoạt động, chúng ta sẽ thất bại. Đặc biệt luận điểm đó cần phải được thể hiện rõ trong hoạt động xây dựng luật, hoạt động mà trong phạm vi của nó chiến lược phát triển xã hội và chiến lược phát triển Nhà nước được hình thành.
Tuy nhiên, hiện nay một trong những giai đoạn còn yếu trong các giai đoạn hoạt động của Quốc hội chính là việc kế hoạch hóa (chương trình hóa) việc xây dựng và thông qua các đạo luật.
Chương trình xây dựng luật của một khóa Quốc hội chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, mà phần lớn quan tâm đến chương trình xây dựng luật của từng kỳ họp, của từng năm, do vậy, chương trình xây dựng luật chưa có tầm nhìn dài hạn. Qua nghiên cứu cho thấy, có đầy đủ cơ sở và sự cần thiết để xây dựng chương trình xây dựng luật cho toàn khóa dựa trên việc kế hoạch hóa mang tính chiến lược về việc xem xét và thông qua các đạo luật cần thiết cho xã hội.
Từ đây, có thể rút ra kết luận có cơ sở khoa học rằng, chính sách xây dựng luật ở nước ta chưa được xây dựng mang tính ổn định. Do vậy, thay vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xây dựng luật mang tính lôgic, hệ thống dựa trên việc soạn thảo và đưa ra các dự án luật này hay các dự án luật khác xuất phát và để đáp ứng những vấn đề cấp bách của phát triển đất nước theo thứ bậc và tuần tự là việc sử dụng phương pháp, theo đó, quan điểm cá nhân, đôi khi mang tính chủ quan và không chuyên nghiệp đối với tình huống lại là cơ sở của việc soạn thảo dự án luật, hoặc dự án luật dễ làm thì thực hiện, khó làm thì để lại. Kết quả đem đến là xã hội không có được đạo luật cần có một cách kịp thời.
3. Yếu tố của hoạt động xây dựng luật
Trong điều kiện hiện nay, cần phải có cách tiếp cận khác mang tính nguyên tắc về hoạt động xây dựng luật. Hoạt động xây dựng luật cần bao quát các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, cần xác định rõ các ưu tiên cơ bản của hoạt động xây dựng luật. Các ưu tiên đó do một ủy ban quốc gia có thẩm quyền được thành lập, bao gồm đại diện của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toa án nhân dân tối cao, Viện kiêm sát nhân dân tối cao, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định và ủy ban đó soạn thảo ra kế hoạch hoạt động xây dựng luật trong một khoảng thời gian dài;
Thứ hai, kế hoạch đó và các ưu tiên đã được xác định trong kế hoạch đó cần được ghi nhận bằng một đạo luật riêng do Quốc hội thông qua;
Thứ ba, toàn bộ thủ tục xây dựng và ban hành đạo luật đó phải dựa vào luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Hiện nay, hoạt động xây dựng luật được thực hiện dựa trên cơ sở của chương trình dự kiến xây dựng và ban hành do Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.
Do vậy, hiệu lực của chương trình đó bị hạn chế bởi lĩnh vực tổ chức soạn thảo bên trong của Quốc hội. Phần lớn chương trình xây dựng luật được hình thành từ số lượng các dự ấn luật cụ thể đã được khẳng định trong quyết định của Quốc hội về việc xem xét và thông qua các dự án luật đó.
Hạn chế cơ bản của chương trình dự kiến đó thể hiện ở chỗ, cách làm như vậy không cho phép làm sáng tỏ và ghi nhận được sự ưu tiên hiện thực của đạo luật cụ thể cần được soạn thảo để điều chỉnh các quan hệ xã hội đang cần đến sự điều chỉnh bằng pháp luật. Việc xác định tính ưu tiên của dự án luật được đưa vào chương trình xây dựng luật, như thực tiễn cho thấy, chưa xuất phát và dựa vào tính cấp thiết về kinh tế - xã hội cần được điều chỉnh bằng pháp luật mà phần lớn dựa vào ý nghĩa chức năng của Quốc hội trong việc xem xét và thông qua dự án luật đó. Tính ưu việt của việc kế hoạch hóa hoạt động xây dựng luật thể hiện ở chỗ bảo đảm cho khả năng phát triển tổng thể các văn bản luật, hoàn thiện các văn bản luật đê’ phù hợp với những biến đổi về chất diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ, nhân học, dân tộc học và những biến đổi khác diễn ra trong xã hội.
Việc kế hoạch hóa như vậy không chỉ định hướng đến các nhu cầu xã hội mang tính cấp bách mà còn đến các nhu cầu mang tính tiềm năng của điều chỉnh pháp luật, do vậy, cho phép giải quyết vấn đề xác định những ưu tiên mang tính nội dung trong công tác chuẩn bị, soạn thảo dự án luật, gắn tính năng động của những ưu tiên đó trong mối liên hệ vói những biến đổi đang diễn ra trong đời sống xã hội.
Quốc hội - chủ thể của chính sách pháp luật có đặc trưng thể hiện ở chỗ, khi thực hiện chức năng xây dựng luật và với tư cách là cơ quan đại diện quyền lực thể hiện chính sách của mình dưới hình thức nhất định - hình thức đạo luật hoặc hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Cơ cấu của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước
Cơ cấu của cơ quan đại diện quyền lực nhà nước bao gồm những người đại diện cho nhũng nhóm xã hội, thành phần xã hội khác nhau, và điều đó bảo đảm để khi soạn thảo chính sách xây dụng luật cân nhắc và cân bằng được lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội.
Nhung để làm được điều đó nhà làm luật còn phải được độc lập, có quan điểm phù hợp với các nhu cầu chính đáng của Nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong không ít trường hợp, cơ quan xây dựng luật còn chịu sự tác động của các cơ quan hành pháp và chưa cân bằng được các lợi ích chung.
5. Chính sách pháp luật của chủ thể chủ tịch nước
Ở nước ta, Chủ tịch nước giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống chính sách pháp luật của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Chủ tịch nước thực hiện chính sách pháp luật thông qua các hình thức sau đây: (i) Đưa ra các thông điệp; (ii) Ban hành lệnh; (iii) Ban hành quyết định; (iv) Các hình thức khác.
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam. Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.
Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI năm 1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên trên thực tế ở Việt Nam, Chủ tịch nước thường là một ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thông điệp hàng năm (thường được công bố vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc), trong các bài phát biểu ở các diên đàn lớn trong và ngoài nước, các thành lựu và kết quả hàng năm của đất nước ta thường được tổng kết, đồng thời, đưa ra những quan điểm, định hướng, nội dung mang tính chiến lược, thời sự, cấp thiết cho giai đoạn tiếp theo.
Các bài phát biểu đó thường nêu ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đối với sự phát triển đất nước, làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật, trong đó có chính sách xây dựng luật. Khi đưa ra các thông điệp trong đó thể hiện các tư tưởng, quan điểm chiến lược, các quan điểm mang tính học thuyết, các tư tưởng về các chương trình phát triển, Chủ tịch nước đã tham gia vào việc hình thành chính sách pháp luật.
Chủ tịch nước cũng tích cực sử dụng các thẩm quyền riêng có của mình để xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật. Ở phương diện này, các lệnh, các quyết định có ý nghĩa quan trọng trong chính sách xây dựng pháp luật của Chủ tịch nước. Các lệnh, các quyết định đó đóng vai trò là mắt xích gắn kết đặc thù giữa các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau về hình thức và lĩnh vực có hiệu lực của các cơ quan hành pháp.
Chính sách xây dựng pháp luật được thể hiện cả trong các kiến nghị xây dựng các dự án luật của Chủ tịch nước. Chủ tịch hước thực hiện thẩm quyền đó theo khoản 1 Điềú 84 Hiến pháp năm 2013, theo trật tự thực hiện quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự ári pháp lệnh trước ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng nhử thực hỉện quýền đề nghị ủý bàn Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.