NỘI DUNG TƯ VẤN
Các nhà sản xuất Mỹ ngày càng viện dẫn luật thương mại Mỹ để có được sự bảo hộ chống những việc nhập khẩu mà họ cho rằng không được định giá đúng hay được trợ giá. Điều luật người ta thường dùng phổ biến nhất là luật chống phá giá (AD) và luật thuế bù trừ (CVD).
Các trường hợp chống phá giá và thuế bù trừ thường được ngành công nghiệp Mỹ đề nghị) cho bù những trường hợp này có thể do chính phủ tự nêu ra. Một khi các trường hợp này đưa ra, các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ tiến hành các cuộc nghiên cứu phải tuân thủ thời hạn theo đúng luật định một cách chặt chẽ. Các cơ quan nhà nước Mỹ nói chung không thể tự ý chấm dứt việc này trừ phi bên nguyên (công ty hay tập đoàn Mỹ đệ đơn xin cứu trợ) rút lại đơn, hay Chính phủ Mỹ thấy không có dấu hiệu buôn bán không công bằng, không thấy gây tổn hại đến ngành công nghiệp trong nước. Một cuộc điều tra có thể bị đình chỉ nếu các bên cung cấp nước ngoài đồng ý ngừng phá giá, hoặc bảo trợ hàng xuất khẩu hoặc thôi xuất khẩu hàng hóa vào.
1. Các cuộc điều tra thuế bù trừ:
Luật thuế bù trừ Mỹ được các ngành công nghiệp Mỹ dùng để bù đắp, bằng một biểu thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, cái gíá có lợi cho hàng nhập khẩu được người ta tin là do các chính phủ nước ngoài gián tiếp hoặc trực tiếp cho, hoặc tặng, có lợi cho chế tạo, sản xuất hoặc xuất khẩu một mặt hàng được nhập vào Mỹ. Hơn nữa, trong tất cả các trường hợp bảo hộ nhập khẩu chắc chắn có gây, hoặc có nguy cơ gây ra tổn thất cho ngành công nghiệp Mỹ sản xuất một mặt hàng "giống" như hàng nhập khẩu. Nếu như việc bảo hộ bị phát hiện, thì chính phủ Mỹ đánh thuế phạt vào mặt hàng nhập khẩu từ các bên sản xuất nước ngoài tương đương với giá trị bảo hộ thuần túy của một đơn vị hàng hóa.
Chế độ trợ cấp đã được định nghĩa rõ ràng trong bộ luật thương mại Mỹ và trong hiệp ước trợ cấp GATT, là những quy ước có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp cho hàng xuất khẩu. Trợ cấp trực tiếp bao gồm trợ cấp xuất khẩu nào đó; trợ cấp gián tiếp bao gồm trợ cấp nội địa cho chỉ một ngành công nghiệp cụ thể hoặc công ty (quy ước không giành cho tất cả ngành công nghiệp nói chung. Do vậy, quy ước mà chính phủ Mỹ điều tra bao gồm đỉều khoản của một chính phủ nước ngoài về dịch vụ và hàng hóa ở một tỷ lệ ưu đãi, cho không của chính phủ, xóa nợ, nhà nước chịu bất kỳ chi phí và phí tổn của một công ty hoặc của một ngành công nghiệp, lợi nhuận nhờ thuế và các chương trình khác trong vùng. Hơn nữa, lợi nhuận cho một nguyên liệu hay một thành phần được sử dụng cho sản xuất một mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như là trợ cấp (gọi là "trợ cấp ngược dòng"). Nói chung, là bất kỳ một hiệp ước có lợi cho hàng nhập khẩu hơn hàng bán, hoặc có lợi cho sản xuất của ngành công nghiệp trong nước này hơn ngành khác hoặc có lợi cho một vùng khác cũng có thể coi là trợ cấp.
Về nhiều mặt, những thủ tục điều tra thuế bù trừ giống thủ tục chống phá giá. Cả hai trường, hợp đều có 3 giai đoạn : điều tra tổn thất sơ bộ do Ủy ban Thương mại Quốc tế thực hiên, cuộc điều tra của Bộ Thương mại và kết quả cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế. Tuy nhiên, không giống với các cuộc điều tra chống phá giá, một nước liên quan đến thuế bù trừ nhận được quyết định có gây tổn thương chỉ ở Ủy ban Thương mại Quốc tế, nếu như đó là một nước ký kết bộ luật bảo trợ GATT, có trách nhiệm với Hoa Kỳ về căn bản tương đương với những nước cùng ký bộ luật bảo trợ (đó là Mêhicô và Đài Loan - một tỉnh của Trung Quốc) hoặc là một trong 7 nước mà Mỹ dành cho quy chế tối huệ quốc trong hiệp định song phương (đó là Venêduêla, Hondurăt, Nepan, Bắc Yêmen cũ, En Xanvado, Paraguay và Libêria). Trường hợp này chỉ do Bộ Thương mại giải quyết, nếu một nước không đủ tư cách cho một quyết định về tổn thất của Ủy ban Thương mại Quốc tế đưa ra.
2. Giai đoạn 1 và 3: Quyết định sơ bộ và cuối cùng của Ủy ban thương mại quốc tế:
Những thủ tục và tính toán thời gian cho điều tra về tổn thất sơ bộ hoặc cuối cùng của Ủy ban Thương mại Quốc tế về các trường hợp thuế bù trừ cũng giống như trường hợp chống thuế phá giá đã được trình bày ở phần trên.
3. Giai đoạn 2: Điều tra của Bộ thương mại:
Ngay sau khi đơn được Bộ Thương mại chấp nhận (thường sau khi Ủy ban Thương mại Quốc tế công bố kết quả tổn thất sơ bộ), Bộ Thương mại gửi bản câu hỏi điều tra cho đại sứ quán của nước được điều tra, để thu nhập thống tin chi tiết về tất cả các chương trình có thể đưa ra trợ cấp. Chính phủ nước ngoài được yêu cầu trả lời bản câu hỏi bằng tiếng Anh trong vòng 30 đến 40 ngày, và đưa ra bản sao những sắc luật, luật và điều luật có liên quan cũng bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, Bộ Thương mại sẽ gửi bản điều tra tới mỗi cá nhân xuất khẩu để thu nhập thông tin về mức hưởng các chương trình trợ cấp. Các công ty có thể được yêu cầu đưa ra thông tin chi tiết về tỷ lệ lợi nhuận đánh vào các khoản vay từ chính phủ mà họ nhận được, thuế sau khi phát hối phiếu, tiền cho không của chính phủ, và các chương trình khác mà họ cần đến. Bản điều tra này đặc biệt dài nhưng các công ty chỉ có 30 đến 45 ngày để trả lời. Những nguyên tắc tương tự về các trường hợp chống phá giá cũng áp dụng cho các trường hợp thuế bù trừ.
Bộ Thương mại tiến hành các cuộc thẩm định tại chỗ như đã được trình bày ở trên cho các cuộc điều tra chống phá giá sau khi Bộ nhận được câu hỏi trả lời của chính phủ nước ngoài và các bên cấp hàng. Trong trường hợp thuế bù trừ, câu trả lời của chính phủ nước ngoài cũng như các công ty đều được thẩm định. Thành viên cuộc nghiên cứu do Bộ Thương mại tiến hành có trách nhiệm điều tra những thực tế phát sinh trong quá trình thẩm tra nghi vấn là có trợ cấp, thậm chí khi thực tế đó không có trong đơn trình hoặc trong câu trả lời bản câu hỏi do Bộ Thương mại phát hành.
Bộ Thương mại phải đi đến một quyết định sơ bộ trong vòng 85 ngày kể từ ngày nhận đơn. Quyết định sơ bộ này có thể được gia hạn thêm 65 ngày nữa, nếu trường hợp nay "đặc biệt phức tạp". Quyết định sơ bộ tích cực sẽ đưa đến việc dừng thanh toán hàng nhập khẩu; quyết định sơ bộ thụ động sẽ làm đình chỉ việc thanh toán, nhưng trường hợp này sẽ tiếp tục cho đến khi có một quyết định cuối cùng.
Bộ Thương mại thảo luận với các bên liên quan về kết quả sơ bộ của cuộc điều tra. Bộ Thương mại chấp nhận và nghiên cứu những văn bản bình luận về quyết định sơ bộ của Bộ. Ngoài ra, một cuộc góp ý có thể được đưa ra trước các quan chức của Bộ. Trong cuộc góp ý này, các bên tiến hành có thể hưởng ứng phân tích kết quả và phân tích của Bộ Thương mại. Bộ Thương mại cũng giành cho mỗi bên một dịp để Phần bác những trình bày của phía bên kia.
Quyết định cuối cùng thường được đưa ra trong vòng 75 ngay của thông báo sơ bộ lệ phá giá. Quyết định này thường được đưa rá 5 đến 6 tháng trước khi có quyết định chống phá giá cuối cùng (có thể bị hãm lại trong trường hợp có một cuộc điều tra chống phá giá xảy ra cho một loại hàng ở một nước. Trong tình huống như vậy, quyết định cuối cùng trong cuộc điều tra thuế bù trừ phải có vào ngày có quyết định cuối cùng trong cuộc điều tra chống phá giá.
Ngoài ra, một đợt trợ cấp GATT còn cho phép các nước thành viên thu thuế theo các điều khoản về thuế bù trừ trong thời hạn tối đa là 4 tháng. Quyết định thuế bù trừ cuối cùng được kéo dài ra để truy nguyên quyết định chống phá giá cuối cùng từ 4 tháng trở lên, trong khoảng thời giạn từ khi có quyết định sơ bộ đến khi có quyết định cuối cùng. Do vây, để duy trì quan hệ nghĩa vụ vớí GATT, Bộ Thương mại sẽ hướng dẫn dịch vụ hải quan không thu thuế tháng cuối của bốn tháng đó và khi có quyết định cuối cùng trong điều tra thuế bù trừ.
Việc buôn bán dừng lại và không có hoạt động nào cả nếu quyết định cuối cùng có tỷ lệ thấp hơn 0,5%. Nếu quyết định cuối cùng có tỷ lệ cao hơn, thì trường hợp này được chuyển sang Ủy ban Thương mại Quốc tế xem xét, theo các thú tục đã 96 được trình bày ở trên về điều tra chống phá giá. Nếu một nước được điều tra không có lợi từ những thử nghiêm xem có gây tổn hại ở Ủy ban Thương mại Quốc tế, Bộ Thương mại đưa ra lệnh thuế bù trừ vào cùng thời điểm mà Bộ Thương mại công bố quyết định chắc chắn cuối cùng.
4. Hiệp định đình chỉ và xem xét về mặt hành chính:
Việc xem xét hành chính và các thủ tục đình chỉ được áp dụng cho các trường hợp thuế bù trừ cũng như cho các trường hợp chống phá giá.
5. Kết luận:
Trong suốt 10 năm qua, ngày càng có nhiều trường hợp đệ đơn yêu cầu chống phá giá và thuế bù trừ tại Mỹ, xu hướng , này cho thấy sẽ còn tiếp tục. Từ năm 1980, có hơn 700 đơn đệ trình và được điều tra. Các ngành công nghiệp Mỹ thành ra ngày càng biết trước được khả năng của luật thuế để phá rối thương mại và tăng giá hàng nhập khẩu, và do đó sẵn sàng sử dụng luật này để có lợi cho họ hơn. Hơn nữa, khi đồng đô lạ Mỹ tiếp tục giảm giá, các ngành công nghiệp trong nừớc ngày càng nghi ngờ các bên xuất khẩu phá giá. Xu hướng tăng về số trường hợp đệ đơn dường như sẽ tiếp tục một thời gian dài nữa, khi mà chính phủ Mỹ còn điều hành luật lệ này, chặt chẽ và sức cạnh tranh nước ngoài trên thị trường Mỹ vẫn còn mạnh.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê