1. Những vấn đề lý luận về chứng cứ điện tử

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS) ra đời có ý nghĩa lớn lao đối với thực tiễn công tác giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại. Một trong những quy định mới, tiến bộ trong quá trình hội nhập quốc tế xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quy định về nguồn chứng cứ là “dữ liệu điện tử” hay được gọi là  “Chứng cứ điện tử”

Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2006 “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự, quy định này cho thấy “Dữ liệu điện tử” được coi là nguồn chứng cứ trong giao dịch điện tử.

Để “Dữ liệu điện tử” được xem là chứng cứ hay gọi là chứng cứ điện tử thì dữ liệu điện tử được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định về chứng cứ. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có khái niệm pháp lý về “chứng cứ điện tử” nhưng có thể hiểu “Electronic evidence consists of these two sub-forms: analog and; digital evidence”, nghĩa là Chứng cứ điện tử bao gồm hai dạng analog hay digital evidence hay “Electronic evidence is any probative information stored or transmitted in digital form that a party to a court case may use at trial”, nghĩa là chứng cứ điện tử là bất kỳ thông tin xác thực nào được lưu trữ hoặc truyền dưới dạng kỹ thuật số mà các bên có thể sử dụng trước tòa. Tức là bất kỳ thông tin nào lưu trữ hoặc truyền dưới dạng kỹ thuật số thì có thể xem là chứng cứ điện tử. “Electronic evidence means any evidence derived from data contained in or produced by any device, the functioning of which depends on a software program or data stored on or transmitted over a computer system or network”. Từ nhận định trên có thể hiểu “Chứng cứ điện tử” là chứng cứ thu được từ dữ liệu có trong hoặc được tạo ra bởi bất kỳ thiết bị nào mà chức năng của nó phụ thuộc vào chương trình phần mềm hoặc từ dữ liệu được lưu trữ hoặc truyền tải qua hệ thống máy tính hoặc mạng truyền thông.

Từ những quan điểm về Chứng cứ điện tử, có thể khái quát “Chứng cứ điện tử” là tất cả những thông tin, dữ liệu được thu thập từ các thiết bị điện tử như máy tính và các thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu hay các thông tin, dữ liệu từ mạng máy tính, điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số... cũng như từ Internet.

2. Sự khác biệt giữa chứng cứ truyền thống và chứng cứ điện tử

Bản chất

Chứng cứ truyền thống

Chứng cứ điện tử

Khó có thể thay đổi cấu trúc

Có thể thay đổi cấu trúc trong máy tính hoặc đường truyền

Có thể để lại dấu vết khi thay đổi chứng cứ

Có thể thay đổi chứng cứ mà không để lại dấu vết

Dễ dàng nhận biết chứng cứ ngay từ cái nhìn đầu tiên

Khó có thể nhận biết chứng cứ vì chúng được lưu trữ và mã hóa

Tính nhân bảng khó

Dễ dàng nhân bảng

Điều kiện vật chất ảnh hưởng đến chất lượng chứng cứ

Tốc độ công nghệ ảnh hưởng đến chất lượng chứng cứ

4. Các loại chứng cứ điện tử

Một tài liệu hoặc thông tin điện tử bao gồm nhiều dữ liệu khác nhau. Ví dụ: email bao gồm dữ liệu truyền tải nội dung, nơi truyền đi và đến, thời gian, ngày tháng... Do đó, mỗi dữ liệu khác nhau sẽ tương ứng với mỗi loại chứng cứ điện tử khác nhau.

4.1. Dựa vào cấu tạo chứng cứ điện tử

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một các logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. Có thể thấy chữ ký điện tử gồm một số dạng cơ bản sau:

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. Theo định nghĩa này, có thể hiểu chữ ký điện tử đề cập đến tất cả các tài liệu điện tử và thông điệp dữ liệu điện tử có chữ ký điện tử được xác minh bằng khóa công khai được liệt kê trong thông điệp dữ liệu ban đầu.

Mật mã điện tử là việc sử dụng các mã, để chỉ những người có mục đích sử dụng thông tin mới có thể đọc và xử lý nó nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó (Crytopraphy is a method of protecting information and communications through the use of codes, so that only those for whom the information is intended can read and process it) một mã được bảo mật bí mật và bảo vệ thông tin cá nhân truyền qua các kênh công khai thành một biểu mẫu chỉ có thể giải mã bằng một khóa điện tử phù hợp

Ký hiệu điện tử là bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm hay âm thanh đặc biệt ở dạng điện tử nhằm bảo mật thông tin dữ liệu đó (Encryption is a method of protecting data you don’t want to see). Nó đại diện danh tính cho một cá nhân và được đính kèm hoặc liên kết một cách hợp lý với thông điệp điện tử hoặc tài liệu điện tử hoặc bất kỳ quy trình nào được một cá nhân sử dụng hoặc áp dụng và được cá nhân đó thực hiện hoặc thông qua với mục đích xác thực, ký hoặc phê duyệt dữ liệu điện tử.

Thông điệp dữ liệu điện tử (Thông điệp điện tử) là dữ liệu điện tử được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử từ đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ, văn bản tố tụng đã được ban hành theo quy định của pháp luật. Có thể hiểu Thông điệp dữ liệu điện tử là thông tin được tạo ra, gửi, nhận hoặc lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.

Tài liệu lưu trữ điện tử (tài liệu điện tử) là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc được số hóa từ tài liệu trên các vật mang tin khác. Có thể hiểu tài liệu điện tử là những thông tin, dữ liệu, số liệu, ký hiệu hoặc các phương thức diễn đạt bằng văn bản khác, được mô tả hoặc trình bày theo cách khác nhau dưới dạng số hóa.

4.2. Dựa vào nguồn chứng cứ điện tử

Chứng cứ điện tử do con người tạo ra là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra bởi hành vi của con người và được lưu trữ trong bộ nhớ điện tử như văn bản, bảng biểu, thư điện tử...

Chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra là những tài liệu, dữ liệu được tạo ra từ việc xử lý các dữ liệu đầu vào theo một thuật toán đã được xác định trước bởi chương trình máy tính như lịch trình thanh toán, mẫu thông tin đăng ký trực tuyến, lịch sử giao dịch....

4.3. Dựa vào khả năng lưu trữ

Dữ liệu điện tử truyền thông là các dữ liệu được hình thành bởi các cuộc trò chuyện, tin nhắn văn bản qua điện thoại hay các cuộc trò chuyện, âm thanh và hình ảnh được truyền trực tuyến mà không được lưu giữ lại.

Dữ liệu điện tử trong hệ thống Thông tin và Tuyền thông là các dữ liệu được tạo, gửi, nhận, lưu trữ hoặc xử lý thông điệp dữ liệu điện tử hoặc tài liệu điện tử trên hệ thống máy tính hoặc các thiết bị tương tự mà được lưu giữ lại.

5. Đặc điểm của chứng cứ điện tử

Ngoài những đặc điểm của chứng cứ truyền thống, chứng cứ điện tử có một số đặc điểm riêng:

Một là, không thể nhìn thấy bằng mắt thường: Chứng cứ điện tử được tìm thông qua các lệnh, đôi khi chúng được tìm thấy ở những nơi mà các chuyên gia mới có thể tìm kiếm hoặc ở những nơi chỉ có thể tiếp cận bằng các công cụ đặc biệt.

Hai là, dễ bị ẩn hay biến mất: Một số thiết bị và một số điều kiện nhất định bộ nhớ máy tính (dữ liệu chứa chứng cứ) có thể bị đè (hoặc thay đổi) bởi chức năng hoặc hoạt động thông thường của thiết bị. Điều này có thể do sự dừng đột ngột của hệ thống hay do cài đặt thông tin mới đè lên thông tin cũ do thiếu dung lượng bộ nhớ hay có thể yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, ẩm ướt làm hỏng bộ nhớ lưu trữ.

Ba là, có thể bị thay đổi hoặc bị phá hủy: Trong quá trình sử dụng thông thường, các thiết bị điện tử luôn thay đổi trạng thái bộ nhớ của chúng theo yêu cầu của người sử dụng trong quá trình cập nhật dữ liệu hay lưu các thay đổi hay do quá trình cập nhật tự động dữ liệu của hệ điều hành thiết bị.

Bốn là, tính nguyên bản: Dữ liệu điện tử có thể được sao chép vô thời hạn với bản sao giống hệt như bản gốc. Tức là, mặc dù bản sao nhưng vẫn có thể xem là chứng cứ bởi mang đầy đủ các đặc tính nguyên bản của bản gốc.

6. Các quy định của pháp luật về chứng cứ điện tử.

Dữ liệu điện tử - với tư cách là một nguồn chứng cứ, được định nghĩa là “ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ; truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử” (Điều 99 BLTTHS). Quy đinh này thể hiện sự nhất quán và cụ thể hóa khái niệm “dữ liệu” trong Luật giao dịch điện tử năm 2006: “Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự”. Dữ liệu điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý và có giá trị làm chứng cứ từ năm 2006 - trong luật giao dịch điện tử. Tuy nhiên, phải đến khi BLTTHS 2015 ra đời thì dữ liệu điện tử mới được luật hóa, coi là một trong các nguồn chứng cứ. Điều này đã khắc phục được sự không thống nhất giữa luật nội dung và luật hình thức trong BLTTHS năm 2003.

Khi các dữ liệu điện tử được thu thập theo những biện pháp do BLTTHS quy định, thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ, thì các dữ liệu điện tử được coi là chứng cứ điện tử. Vậy, chứng cứ điện tử là gì? Tuy pháp luật hiện hành chưa có khái niệm pháp lý về “chứng cứ điện tử”, nhưng về mặt khoa học pháp lý, chúng ta có thể hiểu:“Chứng cứ điện tử là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự” (Theo Tiến sĩ Trần Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống Tội phạm công nghệ cao).  Ngoài ra, có thể hiểu “chứng cứ điện tử là thông tin và dữ liệu có giá trị điều tra được lưu trữ hoặc truyền đi bởi một máy tính, mạng máy tính hoặc thiết bị điện tử kỹ thuật số khác” (theo tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế - Interpol).

Từ những cách hiểu trên, có thể thấy chứng cứ điện tử có các đặc điểm sau:
- Là loại chứng cứ phi truyền thống, không phải là sự vật hay sự kiện như quan niệm trước đây mà là những ký tự dưới dạng số hóa được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị điện tử hoặc trên mạng thông tin toàn cầu qua quá trình xử lý sẽ cho ra các dữ liệu bao gồm số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh… từ đó cung cấp thông tin liên quan đến sự kiện phạm tội;

- Được tạo ra trong không gian ảo và không có tính biên giới, lãnh thổ. Vì vậy, việc thu thập, kiểm tra, đánh giá nhằm chuyển hóa chúng sang chứng cứ truyền thống, sử dụng làm căn cứ chứng minh tội phạm cũng mang tính đặc thù, cần có những quy định cụ thể và hướng dẫn chuyên sâu. Tuy nhiên, hiện tại BLTTHS chỉ có quy định về việc “thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử” (Điều 107 BLTTHS). Còn việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử không có quy định riêng. Do đó, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ điện tử được thực hiện theo quy định chung về kiểm tra, đánh giá chứng cứ quy định tại Điều 108 BLTTHS.

Ngoài ra, để đánh giá về chứng cứ điện tử, có thể áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 99 BLTTHS. Theo đó, “giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử, cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử, cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”. Có thể nói, quy định về “giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử” trong BLTTHS xuất phát từ quy định về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật giao dịch điện tử năm 2006 “Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác”.

Bài viết tham khảo: Pháp luật về chứng cứ điện tử tại Việt Nam - ThS. NGUYỄN THÀNH MINH CHÁNH (Khoa Luật – Trường Đại học Công nghiệp Tp Hồ Chí Minh) - Tạp chí Tòa án Nhân dân.