Khách hàng: Kính chào Luật Minh Khuê, tôi muốn Luật sư hãy giúp tôi làm rõ về khái niệm cũng như đặc điểm của cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên thế giỡi cũng như ở Việt Nam?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Khái quát về cơ chế hành chính được sử dụng trên thế giới
Trên thế giới, ở các nước khác nhau thiết lập các cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính khác nhau.
Tuy nhiên, hầu hết các nước sử dụng hai cơ chế là: Cơ chế hành chính (do các cơ quan hành chính nhà nưởc thực hiện bằng thủ tục hành chính) và cơ chế tư pháp (do cơ quan tư pháp - Toà án - thực hiện được thực hiện bằng thủ tục tố tụng).
Ngoài ra, một số nước còn giải quyết bằng cơ chế Tài phán hành chính (vấn đề này một số cơ quan của Việt Nam đã nghiên cứu nhiêu năm). Mỗi cơ chế đều có những đặc điểm riêng, có những ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện.
2. Cơ chế là gì? Cơ chế quản lý
Thứ nhất, ta nói đến cơ chế - đó là khái niệm được dùng để chỉ một quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng, một quy luật hoặc quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội, cơ chế còn là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố với nhau kết thành nhờ hệ thống và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động.
Với cụm từ “cơ chế” được sử dụng phổ biến ở nước ta từ cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu có sự nghiên cứu về quản lý và kinh tế đang có sự thay đổi. Ví dụ như có các loại cơ chế sau đây: cơ chế hiện đại, cơ chế mới, cơ chế một cửa, cơ chế mở, cơ chế cải cách,…
=> Kết luận: Như vậy, khái niệm cơ chế là gì là một khái niệm rộng và được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, có thể thấy nó được ứng dụng từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Đối với ngành kinh tế học cơ chế cũng được nghiên cứu và sử dụng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích nghiên cứu của các nhánh kinh tế học khác nhau.
Thứ hai, về cơ chế quản lý được hiểu là sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa các hình thức quản lý hay giữa các biện pháp quản lý với nhau. Những yếu tố cũng là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ đến đối tượng quản lý. Mục đích của cơ chế quản lý để nhằm thu lại những kết quả như mong muốn, đẩy lùi những tiêu cực và đưa ra được các biện pháp phù hợp cho sự phát triển đó.
Bất kể đó là nhà nước, là đơn vị hay là các doanh nghiệp đều phải cần có các cơ chế quản lý để tạo nên sự phát triển mạnh mẽ, bền vững không chỉ riêng về kinh tế mà còn đối với đời sống xã hội. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mỗi người được yên bình, ấm no hơn.
=> Kết luận: Vậy qua tìm hiểu ta có thể hiểu, cơ chế quản lý chính là phương thức vận động, sắp xếp tổ chức để làm cơ sở, phương hướng cho sự vận động của sự vật hay hiện tượng trong tương lai.
3. Cơ chế tư pháp
Như đã nói ở trên, cơ chế là khái niệm được dùng để chỉ một quy luật vận hành của một hệ thống hay bất cứ một sự vật hiện tượng, một quy luật hoặc quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội, cơ chế còn là chỉ sự tương tác giữa các yếu tố với nhau kết thành nhờ hệ thống và nhờ vào việc tương tác đó mà hệ thống này hoạt động.
Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Thuật ngữ "Tư pháp" này cũng được dùng để đề cập đến cả quan tòa ở các cấp, những người thiết lập nền móng cho một bộ máy tư pháp và cả những người trợ giúp cho hệ thống này hoạt động tốt.
Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.
Đối với việc giải quyết các vụ án hành chính theo cơ chế tố tụng được thực hiện dựa trên nhũng nguyên tắc của hoạt động tố tụng hành chính của cơ quan tư pháp, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử các vụ án hành chính Tòa án chỉ căn cứ vào pháp luật và đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính bị kiện, trên cơ sở đó ra các bản án, quyết định.
Chức năng xét xử hành chính được quy định trong chức năng của hệ thống Toà án nhân dân. Hệ thống toà án có chức năng xét xử các vụ án hành chính bao gồm: Toà hành chính Toà án nhân dân tốì cao; Toà hành chính Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm phán chuyên trách xét xử hành chính.
Đối với cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính bằng thủ tục tư pháp ở Việt Nam được hình thành khá muộn. Vào năm 1993, Thanh tra Nhà nước được Thủ tướng giao chủ trì, phối hợp vởi Bộ Tư pháp, Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, Toà án nhân dân Tối cao nghiên cứu soạn thảo Dự án Luật Tổ chức Toà án hành chính. Ngày 21/5/1996, uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sau đó được sửa đổi, bổ sung 2 lần vào ngày 25/12/1998 và ngày 5/4/2006).
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là văn bản pháp lý quan trọng đánh dấu sự ra đời của cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính bằng thủ tục tư pháp ỗ Việt Nam. Trong quá trình phát triển của cơ chế giải quyết này, có hai thời điểm quan trọng liên quan đến hai lần sửa đổi đã nêu trên, đặc biệt là liênquan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết. Điều 11 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 quy định Toà hành chính có thẩm quyền giải quyết 7 loại việc; Điều 11 Pháp lệnh năm 1998 ra tách thành 9 nhóm việc; Đến năm 2006, thẩm quyền của Toà án đã được bổ sung rất nhiều nhóm việc với 22 loại vụ việc. Qua nghiên cứu quá trình phát triển của cơ chế giải quyết các vụ án hành chính bằng thủ tục tố tụng có thể thấy rằng, thẩm quyền giải quyết của Toà án hành chính ngày càng được mở rộng hơn.
4. Cơ chế tài phán hành chính, tòa án hành chính
Cơ chế tài phán hành chính là một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của tư pháp đối với hành pháp. Bởi nhà nước pháp quyền là nhà nước lấy pháp luật là tối thượng, không chỉ đối với công dân mà đối với các cơ quan nhà nước đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Chính vì vậy, kiểm soát quản lý nhà nước là cần thiết để xây dựng nhà nước pháp quyền vì nó đảm bảo cho tất cả các cơ quan nhà nước đều phải hoạt động theo pháp luật.
Sự ra đời của Tòa án hành chính thuộc Tòa án nhân dân (từ khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được ban hành và có hiệu lực ngày 01/7/1996) đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quản lý nhà nước ở nước ta. Việc thành lập Tòa án hành chính là một bước tiến quan trọng góp phần kiểm soát hoạt động của các cơ quan hành chính. Nó làm thay đổi một thực tế từ trước đến nay, chỉ có nhà nước phán xử hành vi của công dân, còn hành vi sai trái của cơ quan nhà nước chưa bị phán xử.
Với tài phán hành chính là cơ chế kiểm soát quyền lực của nhánh tư pháp đối với hành pháp vì những lý do:
- Tài phán hành chính là một cơ chế khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân trước sự xâm hại của Nhà nước. Để điều hành mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, các chủ thể quản lý nhà nước được giao những quyền hạn nhất định. Trên cơ sở những quyền hạn được giao, các chủ thể quản lý có quyền đơn phương ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi liên quan đến các đối tượng quản lý và các đối tượng này phải phục tùng các mệnh lệnh, yêu cầu của chủ thể quản lý hành chính đưa ra. Chính sự độc quyền cưỡng chế này dẫn tới trên thực tế có không ít quyết định, hành vi lộng quyền, lạm quyền, vượt quyền hoặc từ chối thẩm quyền ảnh hưởng đến quyền lợi của cá nhân và tổ chức. Để đấu tranh chống hành vi vi phạm của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chứchành chính nhà nước, trong luật pháp hành chính của nước ta đã có những chế định quy định rằng cấp trên phải luôn kiểm tra, giám sát công việc của cấp dưới. Việc giải quyết khiếu nại hành chính bằng con đường hành chính có ưu điểm là xử lý nhanh và chi phí thấp.
- Tài phán hành chính là cơ chế kiểm soát nhằm kịp thời sửa chữa những quyết định, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan hành pháp và kịp thời khắc phục hậu quả do các hành vi này gây ra.
+ Đối tượng xét xử của các Toà án hành chính chỉ là cán bộ, công chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính.
+ Khách thể cần bảo vệ của các Toà án hành chính là các quan hệ xã hội nảy sinh trong quá trình cán bộ, công chức hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm hành chính của ngành mình, cấp mình và cá nhân mình. Việc đấu tranh và ngăn ngừa các vi phạm trong lúc “thi hành công vụ” là nhiệm vụ cơ bản của tài phán hành chính. Hoạt động của các ngành, các cấp, các cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính một mặt đòi hỏi phải có sự sáng tạo, linh hoạt, mặt khác đòi hỏi phải có sự tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm đã được pháp luật hành chính xác định.
+ Về nội dung phán quyết của các Toà án hành chính là các hành vi, quyết định hành chính do những cán bộ, công chức hành chính đã thực hiện là đúng hay trái với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, quyền hạn và trách nhiệm được giao, có hay không có dấu hiệu, bằng chứng của sự vượt quyền, lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực hay hành động hay không hành động trái pháp luật của họ.
+ Nhiệm vụ của Toà án hành chính khi xét xử là phải tìm và đối chiếu những quy định về thẩm quyền, quyền hạn, trách nhiệm của những đối tượng được đưa ra xét xử ở trong các đạo luật tương ứng. Tòa hành chính thực hiện phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị khiếu kiện. Tài phán hành chính là biện pháp kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, tránh hiện tượng lạm quyền và lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, loại trừ các hiện tượng tiêu cực, quan liêu, cửa quyền trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính quốc gia trong sạch, năng động, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
Toà án hành chính không những có vai trò to lớn trong việc tạo lập và duy trì một chế độ kỷ cương, pháp chế nghiêm minh trong hoạt động của các cơ quan nhà nước mà còn góp phần to lớn vào việc đổi mới và hoàn thiện không ngừng nền hành chính quốc gia. Với các phán quyết của Toà án hành chính, việc đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của các cơ quan quản lý nhân sự đối với cán bộ, công chức nhà nước sẽ có căn cứ rõ ràng hơn. Việc thay thế những cán bộ, nhân viên nhà nước kém năng lực, kém trình độ sẽ có tính thuyết phục cao.
5. Cơ chế hành chính ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam được đặt nền móng ban đầu từ năm 1945 với việc ban hành Sắc lệnh 64 của Chính phủ về thành lập Ban Thanh tra chính phủ có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại của người dân.
Cho tới trước năm 1996, tức là trưốc khi thành lập Tòa hành chính thì cơ chế giải quyết khiếu nại ở Việt Nam là giải quyết bằng con đường hành chính. Các chủ thể có thẩm quyền trong giải quyết khiếu nại hành chính lúc này chỉ tập trung ở 2 chủ thể cơ bản nhất:
- Một là, thủ trưởng cơ quan hành chính;
- Hai là, cơ quan thanh tra.
Năm 1996, với việc thành lập Tòa hành chính thì Việt Nam có thêm cơ chế thứ 2 để giải quyết các khiếu nại hành chính. Đó là cơ chế tư pháp. Như vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính bao gồm cả cơ chế hành chính và cơ chế tư pháp.Vấn đề này có liên quan đến quan điểm cho rằng việc giải quyết bằng con đường Tòa hành chính là giải quyết khiếu kiện hành chính chứ không phải là giải quyết khiếu nại hành chính. Nhưng có lẽ, xét về bản chất thì giải quyết khiếu kiện cũng là giải quyết khiếu nại mà thôi.
Như vậy, ở Việt Nam, hiện đang tồn tại hai cơ chê giải quyết khiếu nại hành chính - cơ chê hành chính và cơ chế tư pháp. Hành lang pháp lý đế hai cơ chế này được vận hành là Luật Khiếu nại, tố cáo của năm 1998 (sửa đổi, bổ sung của năm 2004, 2005), các đạo luật chuyên ngành, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính của năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2006) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).