Và hứa sẽ trả lại tiền cho gia đình nhà tôi tuy nhiên sau rất nhiều lần hứa hẹn thì mới trả được 10 triệu. Sau đó tiếp tục hứa hẹn trả nhưng không trả nốt số tiền còn lại. Do bố tôi là nông dân thiếu hiểu biết về pháp luật và tin người nên khi đưa tiền không có giấy biên nhận tuy nhiên sau này khi nói chuyện điện thoại tôi và gia đình có ghi âm lại các cuộc điện thoại. Tôi xin nhờ quý công ty giải đáp giúp, dựa vào sự việc như trên tôi có đủ căn cứ để khởi kiện để đòi lại số tiền như trên không? Rất mong nhận được phản hồi của quý công ty. Tôi và gia đình xin chân thành cảm ơn, luật sư!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật Minh Khuê.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
I. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011
Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về " chứng minh và chứng cứ"
II. Nội dung tư vấn:
Qua những gì bạn trình bày thì giữa bạn và người làm báo đó có thiết lập một quan hệ giao dịch dân sự trong đó người làm báo đó xin việc vào nhà nước cho bạn và bạn đưa họ 92 triệu. Giao dịch dân sự này sẽ bị vô hiệu theo quy định tại điều 128 của Bộ luật dân sự 2005
Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy định nào cho phép cá nhân được thực hiện chạy việc vào làm công chức nhà nước mà chỉ thừa nhận trở thành công chức dựa trên thi tuyển công chức hoặc được bổ nhiệm, tức giao dịch dân sự giữa bạn với người làm báo đó đã vi phạm điều cấm của pháp luật. Do đó, bạn không nên làm đơn khởi kiện mà nên làm đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người làm báo đó cư trú. Trong đó nội dung đơn yêu cầu bao gồm những nội dung được quy định tại khoản 2, điều 312 của Bộ luật tổ tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết đơn;
b) Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;
c) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;
đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;
e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;
g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
3. Gửi kèm theo đơn yêu cầu là tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
II. Xác định chứng cứ
2. Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:
2.2. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh ... Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.
Nếu bạn xuất trình được văn bản về việc liên quan đến việc thu âm đó thì đây được coi là chứng cứ của vụ việc và như vậy Tòa án sẽ dễ dàng trong việc xác nhận giao dịch dân sự này vô hiệu và sẽ tuyên bố giao dịch dân sự giữa hai bên vô hiệu và hậu quả của việc giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ căn cứ theo quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự 2005
Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
Như vậy, người làm báo kia sẽ buộc phải trả lại gia đình khoản tiền mà gia đình bạn đã đưa cho người đó.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự.