Mục lục bài viết
- 1. Công ty cổ phần là gì?
- 2. Công ty cổ phần Tiếng anh là gì?
- 3. Cách đặt tên công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
- 4. Một số ưu, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
- 4.1 Ưu điểm
- 4.2 Hạn chế
- 5. Đặc điểm của công ty cổ phần
- 6. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- 7. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:
1. Công ty cổ phần là gì?
Căn cứ Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về công ty cổ phần:
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp phổ biến theo đó:
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật doanh nghiệp 2020.
+ Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.
+ Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cổ phần được công nhận với tư cách pháp nhân.
>> Xem chi tiết: Công ty cổ phần là gì? Đặc điểm, đặc trưng công ty cổ phần
2. Công ty cổ phần Tiếng anh là gì?
Trong Tiếng anh, thuật ngữ công ty cổ phần có hai cách viết là Joint Stock Company (viết tắt là JSC) hoặc Corporation (viết tắt là Corp) tuy nhiên cách viết Joint Stock Company được sử dụng phổ biến hơn.
Công ty cổ phần trong Tiếng anh: A joint stock company is a common type of enterprise where by:
+ Character capital is divided into equal parts call shares
+ Shareholders can be organizations or individuals, the minimum number of shareholders is three and there is no limit to the maximum number of shareholders.
+ Shareholders are only responsible for the dents and other property obligations of the enterprise to the extent of the amount of capital contributed to the enterprise.
+ Shareholders have the right to freely transfer their shares to others, except for the case specified in Clause 3, Article 120 and Clause 1, Article 127 of the Enterprise Law 2020.
+ Joint stock companies have the right to issue shares to raise capital.
+ From the date of issuance of the certificate of business registration, the joint - stock company is recognized as a legal entity.
>> Tham khảo: Cổ phần là gì? Ví dụ và Đặc điểm cổ phần trong công ty cổ phần
3. Cách đặt tên công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 việc đặt tên cho công ty cổ phần phải tuân thủ một số nguyên tắc:
- Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được bao gồm:
+ Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
+ Tên riêng của công ty cổ phần, là tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp được gắn tại trụ ở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Trường hợp tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ Tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác bằng tiếng Latin, khi dịch có thể giữ nguyên tên hoặc dịch theo nghĩa của tiếng nước ngoài. Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in bằng chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt tại trụ sở chính, chi nhánh văn phòng, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Tên viết tắt của doanh nghiệp là tên được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Chú ý: Những điều cấm khi đặt tên công ty cổ phần
+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
+ Sử dụng tên cơ quan, tổ chức, tên đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp để làm một phần hoặc toàn bộ tên của doanh nghiệp
+ Sử dụng ngôn từ gây phản cảm, vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục.
>> Tham khảo: Mẫu điều lệ công ty cổ phần bản cập nhật mới nhất
4. Một số ưu, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
4.1 Ưu điểm
Việc thành lập công ty cổ phần là sự lựa chọn thích hợp đối với các công ty lớn có số lượng cổ đông nhiều, những ngành nghề yêu cầu vốn lớn, loại hình này giúp doanh nghiệp dễ dàng huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau
+ Các nhà đầu tư chỉ cần chịu trách nhiệm với tỷ lệ góp vốn, nên rủi ro không cao.
+ Thông qua hình thức chuyển nhượng và mua bán cổ phần, các nhà đầu tư dễ dàng chuyển vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác một cách linh hoạt, đối tượng được tham gia công ty cổ phần rất rộng.
+ Tính độc lập giữa nhà quản lý và chủ sở hữu giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Việc dễ dàng huy động vốn cổ phần giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô vốn kinh doanh thông qua việc phát hành cổ phần tiếp cận được nhiều đối tượng.
4.2 Hạn chế
+ Việc số lượng cổ đông quá nhiều, gây phức tạp trong quản lý và điều hành công ty, tình trạng xấu nhất có thể dẫn tới trường hợp phân hoá thành các nhóm cổ đông cạnh tranh nhau về lợi ích.
+ Việc thành lập công ty cổ phần phức tạp bởi việc quy định khắt khe về chế độ tài chính.
5. Đặc điểm của công ty cổ phần
+ Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế
+ Công ty cổ phần có tên riêng, có trụ sở hoạt động ổn định, có tên riêng và có tài sản.
+ Có mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, giao dịch công ty cổ phần được đăng ký kinh doanh.
+ Công ty cổ phần có vốn điều lệ gọi là cổ phần. Các loại cổ phần phổ biến như: cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi
+ Cổ đông của công ty phân loại dựa trên vai trò trong việc thành lập công ty gồm cổ đông sáng lập và cổ đông góp vốn; dựa trên cổ phần sở hữu có cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Mỗi loại cổ đông có ưu đãi, quyền và nghĩa vụ riêng biệt.
+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về phần vốn góp mà mình đóng góp
+ Công ty cổ phần huy động vốn điều lệ bằng việc phát hành chứng khoán.
+ Những cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho các cá nhân khác.
+ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân có quy chế làm việc minh bạch, rõ ràng, có sự độc lập về tài sản, tự mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập.
6. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Doanh nghiệp có nhu cầu thành lập công ty cổ phần cần chuẩn bị các giấy tờ:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách các cổ đông sáng lập, sang sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
+ Bản sao các giấy tờ:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân với cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo luật đầu tư.
7. Nội dung giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp:
+ Tên doanh nghiệp
+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số điện thoại
+ Ngành, nghề kinh doanh
+ Vốn điều lệ, vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
+ Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán
+ Thông tin đăng ký thuế
+ Số lượng cổ đông dự kiến
Trên đây là một số thông tin về công ty cổ phần mà Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn đọc. Hy vọng đó là những kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc.