Mục lục bài viết
1. Làm thêm giờ là gì?
Bộ luật lao động 2019 dành hẳn một chương về vấn đề về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (chương VIII - thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi). Có thể thấy vấn đề làm thêm giờ là vấn đề mà người sử dụng lao động cũng như người lao động đều rất quan tâm và chú trọng. Với những vai trò khác nhau thì người lao động hay người sử dụng lao động lại có những quan điểm khác nhau về làm thêm giờ.
Điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định: Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời gian làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thoả ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
Với những kinh nghiệm cũng như thực tiễn khi áp dụng Luật lao động trước đó thì Bộ luật lao động 2019 đã quy định đẩy đủ, rõ ràng hơn về việc làm thêm giờ của người lao động. Theo đó người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
Thứ nhất, phải được sự đồng ý của người lao động. Với những hoàn cảnh cuộc sống khác nhau, không phải người lao động nào cũng có mong muốn đạt được cao hơn về thu nhập cũng như tuỳ từng điều kiện về sức khoẻ của mỗi người thì việc làm thêm giờ cũng có những ý kiến khác nhau giữa những người lao động về vấn đề làm thêm giờ. Vì vậy, không thể bắt buộc người lao động phải làm thêm giờ vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến đời sống cũng như tinh thần của họ. Do đó, việc để người lao động quyết định có làm thêm giờ hay không hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cũng như tình hình thực tế hiện nay.
Thứ hai, Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy đinh thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; Không quá 40 giờ trong 01 tháng.
Thứ ba, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Chính vì việc làm thêm giờ là việc người lao động làm việc ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn, nên cơ bản sẽ phần nào ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người lao động cũng như sức khoẻ của người lao động. Vì vậy, Bộ luật lao động 2019 cũng quy định rõ một số trường hợp người lao động không được làm thêm giờ như: Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người lao động khuyết tật nhẹ suy giảm từ 51%, khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người lao động làm việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Lao động nữ mang thai tháng thừ bảy hoặc từ tháng thứ sáu trong trường hợp làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
2. Thủ tục đăng ký làm thêm 300 giờ/năm
So với quy định của Luật lao động trước đó thì Bộ luật lao động 2019 đã có một điểm mới mà Luật Minh Khuê cho rằng đây là một điểm mới hay và có hiệu quả và có thể bảo đảm được quyền và lợi ích của người lao động. Khoản 4 Điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định rõ: Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Nơi nhận thông báo: Sở lao động - Thương binh và xã hội tại nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm hoặc nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Doanh nghiệp tổ chức lấy ý kiến của người lao động
Doanh nghiệp nên lập biên bản sau khi lấy ý kiến hoặc có những hình thức thu nhận ý kiến khác nhau của người lao động về vấn đề làm thêm giờ.
Bước 2:
Thông báo về việc làm thêm giờ, cần lưu ý việc thông báo phải được thực hiện chấm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm.
Văn bản thông báo làm thêm giờ: Theo mẫu số 02/PLIV phụ lục IV (được ban hành kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ).
Hướng dẫn soạn thảo trực tuyến mẫu thông báo làm thêm giờ theo Theo mẫu số 02/PLIV phụ lục IV: Quý khách hàng có thể tải mẫu thông báo làm thêm giờ hoặc sửa điền thông tin và in ra trực tuyến để sử dụng:
Mẫu số 02/PLIV
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN TÊN DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ
Số:.............. V/v tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
........, ngày........ tháng........ năm........
|
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...............
Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm..., doanh nghiệp, đơn vị............... có một số trường hợp làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm, cụ thể như sau:
1. Trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
STT | Các trường hợp phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm(1) | Ghi chú |
1. |
|
|
... |
|
|
2. Thời gian bắt đầu có người lao động thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến300 giờ/năm: ..................................................................
3. Cam kết khi tổ chức thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm(2)
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Nơi nhận: - Như trên; - ................ | NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Ký tên, đóng dấu) |
Ghi chú:
(1) Phải phù hợp với các trường hợp được quy định.
(2) Khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe...
3. Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định và người lao động không được từ chối trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Thực hiện lệnh tổng động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định pháp luật,
Trường hợp 2: Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, và thảm hoạ, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khoẻ của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động,
Hai trường hợp này đều là những tình huống cấp bách, quan trọng với Nhà nước mà với trách nhiệm của công dân thì ai cũng đều có nghĩa vụ thực hiện.
4. Làm thêm 300 giờ/năm mà không thông báo thì xử lý như thế nào?
Theo sự phân tích trên thì việc thông báo bằng văn bản cho Sở lao động thương binh và xã họi khi doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ trên 200 giờ đến 300 giờ là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức làm thêm giờ mà không thông báo thì bị xử phạt theo điểm b Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiềm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó người sử dụng lao động là cá nhân thì bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng. Nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì hành vi vi phạm bị phạt từ 4 triệu đến 10 triệu đồng.
5. Một số lưu ý về làm thêm giờ
- Tất cả các trường hợp làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.
- Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động (quy định về giớ hạn số giờ làm thêm trong ngày, tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm...)
- Khi tổ chức làm thêm giờ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở lao động thương binh và xã hội.
6. Tiền lương làm thêm giờ
Tiền lương chính là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công việc. Người lao động làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%
- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%
- Vào ngày nghỉ, lễ, tết ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương trong ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Việc quy định cụ thể mức trả lương làm thêm giờ có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động. Nếu tiền lương làm thêm giờ thấp, không đảm bảo được những hao phí về thời gian, sức khoẻ do người lao động bỏ ra thì sẽ có những tác động tiêu cực đối với người lao động; Còn nếu quy định quá cáp thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, phải tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế và vào mỗi giai đoạn thì mức lương làm thêm sẽ được quy định phù hợp.
Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề nào vướng mắc, chưa rõ về làm thêm giơ của người lao động cũng như việc đăng ký làm thêm giờ hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900.6162 để được hỗ trợ nhanh nhất và hiệu quả nhất.