Mục lục bài viết
1. Xử lý Đảng viên có con ngoài hôn nhân?
Thưa luật sư, Em có một người bạn mà anh ta là một đảng viên làm công chức nhà nước hơn nữa anh ta lại có chức vụ. Tuy đã có vợ và 2 con nhưng lại có quan hệ với một người phụ nữ đã ly dị chồng, 2 người có 1 đứa con và đứa trẻ mang họ của anh ta, họ vẫn qua lại với nhau nhưng không công khai. Vậy nếu có người khác làm đơn kiện thì anh ta sẽ bị xử lý như thế nào?
>> Luật sư tư vấn luật Hôn nhân về con ngoài giá thú, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Quy định tại khoản 3 điểm a điều 24 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ chính trị thì trường hợp Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
b) Ép buộc vợ (hoặc chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là một người đã có vợ/chồng nhưng lại tổ chức kết hôn, tổ chức chung sống như vợ chồng với người khác. Người này tuy có quan hệ tình cảm với một người khác nhưng họ không chung sống như vợ chồng với nhau thì trong trường hợp của bạn chưa thể xử lý họ với hình thức nêu trên được. Tuy vậy , việc người này có con riêng và đã làm thủ tục nhận cha cho con thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách do vi phạm quy định sinh con thứ ba.
2. Đảng viên sinh con ngoài giá thú có phạm tội không?
>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 27 Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW ngày 22/03/2018 của Ủy ban kiểm tra thì có một số trường hợp Đảng viên được sinh con thứ ba mà không vi phạm pháp luật, bao gồm:
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.
Trong trường hợp của bạn, bạn và chồng đã li hôn và bạn hiện đang nuôi 1 con nhỏ, theo quy định bạn có thể sinh thêm con thứ ba mà không phải chịu bất cứ hình thức xử phạt, kỷ luật nào.
3. Con ngoài giá thú có được kết hôn với công an không?
Trả lời:
Kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 về điều kiện kết hôn:
"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Có thể thấy việc bạn có mong muốn kết hôn thì bạn phải xem xét các điều kiện về kết hôn, nếu bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện này thì bạn sẽ có thể thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, đối tượng bạn muốn kết hôn ở đây lại là công an, đối với người công tác trong ngành công an thì phải tuân theo các quy định của nội bộ ngành, cụ thể sẽ được kết hôn nếu không rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành...;
- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Như vậy, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không rơi vào trong các trường hợp trên thì sẽ có thể làm thủ tục đăng ký kết hôn, việc bạn là con ngoài giá thú sẽ không có ảnh hưởng gì trong trường hợp này, nếu bạn muốn kết hôn thì bạn vẫn làm thủ tục đăng ký thông thường.
4. Thay đổi họ cho con khi chồng không cấp dưỡng ly hôn?
>> Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 27. Quyền thay đổi họ1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ.
Tuy bạn đã ly hôn và chồng không chu cấp cho con nhưng đó vẫn là cha đứa trẻ và phải được sự đồng ý của cha đứa trẻ thì mới có quyền đổi họ cho con.
Bởi về hồ sơ, theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (theo mẫu)
- Bản chính giấy khai sinh của con
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…).
- Văn bản thể hiện sự đồng ý của cả cha và mẹ về việc đổi họ cho con.
5. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau ly hôn đối với con?
Ngoài ra Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định hướng dẫn một số điều của Luật hôn nhân cũng không có quy định cụ thể. Bởi Luật hôn nhân và gia đình 2014 sẽ thay đổi luật hôn nhân và gia đình năm 2000 còn Nghị định số 126 thì thay thế nghị định số 70; 32; 24 quy định về hôn nhân và gia đình.
Vậy tôi muốn hỏi là:
1. Cơ chế pháp lý nào để đảm bảo người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đối với con khi cha mẹ ly hôn ?
2. Nếu như người cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì quy định nào để xử lý và án phạt sẽ là gì ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.V.T Nghĩa
Trả lời:
- Cơ chế pháp lý đảm bảo người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con khi cha mẹ ly hôn ?
Căn cứ theo các Điều 81 về "Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn", Điều 82 về "Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn", Điều 119 về "Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng", Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì:
+ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
+ Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con sau khi ly hôn, thì những cá nhân, cơ quan, tổ chức trên đây có quyền gửi đơn yêu cầu lên Tòa án nơi người đó cư trú hoặc làm việc theo quy định tại Khoản 5 Điều 27, Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự để buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Nếu người đó hoặc tài sản của họ ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, còn không thì sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết.
Trong trường hợp người đó không tự nguyện thi hành theo bản án, quyết định của Tòa, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức trên đây có quyền làm đơn để yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc cưỡng chế thi hành bản án, quyết định của Tòa đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Luật Thi hành án dân sự 2008
- Nếu như người cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì quy định nào để xử lý và án phạt sẽ là gì ?
+ Xử lý hành chính: Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự,… không quy định trực tiếp biện pháp xử phạt đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên hành vi này được quy định chung tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Theo đó, hành vi “Không thực hiện công việc phải làm ... theo bản án, quyết định” của tòa án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng trong trường hợp đã có bản án, quyết định của tòa buộc 1 người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Xử lý hình sự: Theo quy định tại Điều 152 Bộ luật hình sự 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009): “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.