1. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 1

I. Đọc hiểu 

Đọc thầm bài văn sau

BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ

Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy lúc thì như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành.

Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ , và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.

Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi  trong nhà , in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.

Ôi, khung cửa sổ nhỏ ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích “ Ngày xửa, ngày xưa…”

Theo Nguyễn Quỳnh

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Viết vào giấy kiểm tra chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ của bé Hà được so sánh với những gì ?

a, Một bức tranh giàu màu sắc. 

b, Một trang sách hay. 

c, Cả 2 ý trên

Câu 2: (0,5 điểm) Qua khung cửa sổ nhà mình, Hà cảm nhận được những hình ảnh âm thanh nào ?

A. Bầu trời đầy ánh sáng, đầy màu sắc, đàn vàng anh sắc lông óng ánh như dát vàng, tiếng hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong.

B. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió.

C. Nắng như đổ lửa, trâu năm lim dim dưới bụi tre già, ve kêu inh ỏi.

Câu 3. (0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ ?

A. Ngắm nhìn bầu trời không chán.

B. Ngửi hương thơm của trái cây.

C. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích

Câu 4. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ trẻ em?

A. thanh niên 

B. trẻ thơ 

C. tuổi xuân

Câu 5. (0,5 điểm) Cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu văn sau là:

“…..nhà xa…..Nam luôn đến lớp đúng giờ.”

A. Tuy…nhưng

B. Nhờ…..mà 

C. Do …..nên

Câu 6: (0,5 điểm) Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

“Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.”

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

B. Ngăn cách trạng ngữ với cụm chủ vị.

C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.

PHẦN 2: TỰ LUẬN - Trình bày vào giấy kiểm tra

Câu1. (0,5 điểm) Em có suy nghĩ gì về bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà?

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:

Ngoài kia, biển lung linh, xanh biếc, chao lượn dưới ánh mặt trời những chú chim hải âu.

II. Đọc thành tiếng 

Bốc thăm và đọc nội dung bài theo phiếu

Đáp án 

Phần trắc nghiệm:

 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

C

B

A

A

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Phần tự luận

Câu 1: (0,5 điểm) Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà là một bức tranh đa dạng nhiều màu sắc, ở đó bé Hà khám phá rất nhiều điều mới lạ.

Câu 2: (0,5 điểm)

Trạng ngữ

Vế 1

Vế 2

Ngoài kia

Chủ ngữ: biển

Vị ngữ: lung linh, xanh biếc

Chủ ngữ: những chú chim hải âu.

Vị ngữ: chao lượn dưới ánh mặt trời

 

2. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 2

I. Đọc hiểu 

Đọc thầm bài văn sau

Phong cảnh đền Hùng

Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.

Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái vua Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát.

Trước đền Thượng có một cột đá cao đến năm gang, rộng khoảng ba tấc. Theo ngọc phả, trước khi dời đô về Phong Khê, An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Lần theo lối cũ đến lưng chừng núi có đền Trung thờ 18 chi vua Hùng. Những cành hoa đại cổ thụ tỏa hương thơm, những gốc thông già hàng năm, sáu thế kỉ che mát cho con cháu về thăm đất Tổ. Đi dần xuống là đền Hạ, chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng, nơi có giếng Ngọc trong xanh, ngày xưa công chúa Mị Nương thường xuống rửa mặt, soi gương.

Theo Đoàn Minh Tuấn

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Đền Thượng nằm trên đỉnh núi nào?

a. Ba Vì.

b. Nghĩa Lĩnh.

c. Sóc Sơn.

d. Phong Khê.

Câu 2: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào?

a. Phú Thọ.

b. Phúc Thọ.

c. Hà Nội.

d. Hà Tây

Câu 3: Bài văn gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước nào của dân tộc?

a. Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, An Dương Vương.

b. An Dương Vương, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh chưng bánh giầy.

c. Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích trăm trứng, Thánh Gióng, An Dương Vương, Bánh chưng bánh giầy.

d. Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng.

Câu 4: Ngày nào là ngày giỗ Tổ?

a. Ngày mùng mười tháng ba dương lịch hằng năm.

b. Ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

c. Ngày mùng ba tháng mười dương lịch hằng năm.

d. Ngày mùng ba tháng mười âm lịch hằng năm.

Câu 5: Hai câu: ”Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.” liên kết với nhau bằng cách nào?

a. Lặp từ ngữ.

b. Thay thế từ ngữ.

c. Dùng từ ngữ nối.

d. Dùng quan hệ từ.

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn?

a. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

b. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ.

d. Miêu tả phong cảnh đẹp của đền Hùng và vùng đất Tổ.

Câu 7: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

a. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, ra xa.

b. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, Sóc Sơn, cuồn cuộn, xa xa.

c. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, đồng bằng, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn.

d. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa.

Câu 8: (0,5đ) Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có tác dụng gì?

a. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

b. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính của câu.

c. Ngăn cách các trạng ngữ trong câu.

d. Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu.

Câu 9: Viết một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ “Vì – nên”?

Viết câu của em:………………………..

II. Chính tả:

Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết:

Bài: Tà áo dài Việt Nam (Sách HDH Tiếng Việt 5 tập 2B trang 23 )

Viết đoạn: “Từ đầu thế kỷ XIX ... gấp đôi vạt phải.”

III. Tập làm văn:

Viết bài văn tả một người mà em yêu quý nhất.

Đáp án: 

I. Đọc hiểu

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

b

a

c

b

a

a

d

b

VD: Vì xe bị hỏng nên em đi học muộn.

II. Chính tả

- Trình bày và viết đúng, đủ đoạn văn (Trình bày không đúng quy định và viết không đủ đoạn văn trừ 0,25đ)

- Không mắc quá 5 lỗi/ bài chính tả ( Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm).

- Bài viết đúng mẫu chữ quy định về độ cao, cỡ chữ, kiểu chữ, khoảng cách (Bài viết sai toàn bài về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ)

- Bài viết sạch đẹp, không tẩy xóa, chữ viết rõ ràng

III. Tập làm văn

Viết được bài văn theo yêu cầu của đề bài, viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch, đẹp, ….

Trong đó:

- Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần

- Mở bài: Giới thiệu được người định tả một cách hợp lý

- Thân bài

+ Tả được hình dáng, vẻ bên ngoài hợp lý. 

+ Tả được tính tình, cách ăn mặc, những tình cảm, sự dạy dỗ của thầy (cô) dành cho em.

+ Kể lại được những kỉ niệm để lại ấn tượng sâu sắc kết hợp bộc lộ cảm xúc

+ Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật: so sánh, tương phản, …

- Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. 

Mẫu:

Mẹ là người mà em yêu thương và kính trọng nhất trên đời.

Năm nay, mẹ em 36 tuổi và làm nghề lao công. Công việc của mẹ rất nặng nhọc, khiến mẹ trông có vẻ già hơn so với tuổi. Mẹ cao khoảng 1m57, dáng người hơi gầy với làn da ngăm đen vì nắng gió. Tóc mẹ dài ngang vai, đen mượt nhưng hơi khô xơ, lúc nào cũng được buộc gọn gàng. Đôi tay của mẹ đầy những vết chai, nhưng luôn ấm áp và dịu dàng. Mỗi khi mẹ xoa đầu hay nắm tay em, em cảm thấy như đang được nắm giữ một báu vật quý giá nhất.

Điều làm mẹ trở nên đẹp nhất chính là đôi mắt. Đôi mắt mẹ đen láy, tràn đầy tình yêu thương. Chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy, em cảm nhận được tất cả sự quan tâm mà mẹ dành cho mình.

Mẹ thường về nhà rất muộn, trong trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ vẫn luôn nở nụ cười ấm áp và chăm sóc em một cách chu đáo. Mẹ dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ, nấu ăn cho em. Bây giờ, em đã lớn và có thể giúp mẹ làm nhiều việc, nhưng em vẫn cảm thấy chưa đủ. Em ước mình lớn nhanh hơn nữa, để có thể giúp đỡ mẹ bớt vất vả trong cuộc sống.

Thật hạnh phúc biết bao khi mỗi ngày được trò chuyện với mẹ, được mẹ xoa đầu và ôm ấp. Những khoảnh khắc đó thật tuyệt vời, như cảm giác được tắm mình dưới ánh nắng ấm áp của mùa hè.

 

3. Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 - Đề số 3

I. Đọc hiểu 

Em đọc thầm bài “Rừng Gỗ Quý” và trả lời các câu hỏi sau đây:

RỪNG GỖ QUÝ

Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

- Ông lão đến đây có việc gì ?

- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá !

- Được, ta cho ông cái hộp , ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra !

Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn…

Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu : “ Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông liền bảo các con đi xa tìm hạt cây về gieo trồng. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

Truyện cổ Tày- Nùng

Câu 1. Khi thấy hiện ra những cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ?

a. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.

b. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.

c. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.

d. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.

Câu 2. Vì sao ông lão biết các cô tiên nữ múa hát trên đám cỏ xanh ?

a. Vì ông chợt nghe thấy tiếng hát.

b. Vì có cô tiên nữ chạy lại hỏi ông.

c. Vì ông chợt ngoảnh lại phía sau.

d. Vì ông chợt nghe thấy tiếng nhạc.

Câu 3. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì ?

a. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.

b. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.

c. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.

d. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.

Câu 4. Những đặc điểm nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý ?

a. Tỏa mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước.

b. Tỏa mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

c. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước.

d. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước

Câu 5. Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất ?

a. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.

b. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.

c. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.

d. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.

Câu 6. Nêu nội dung của câu chuyện

Câu 7. Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc” ?

a. bền chí

b. bền vững

c. bền bỉ

d. bền chặt

Câu 8. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm đồng nghĩa ?

a. gian lều cỏ tranh/ ăn gian nói dối

b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở

c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường

d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả

Câu 9. Các vế trong câu: “ Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc.” Được nối với nhau bằng cách nào ?

Câu 10. Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.

Thủy Tinh dâng nước cao………….Sơn Tinh làm núi cao lên ……………………..

II. Chính tả nghe – viết

Hoa lộc vừng

Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng sáu cho đến hết tháng chín, đầu tháng mười âm lịch. Lạ một điều là khi vào mùa, hoa nở liên tục hết đợt này đến đợt khác suốt mấy tháng liền. Hoa kết thành những sợi dây dài đến vài chục phân, treo lúc lỉu với vài chục bông nhỏ li ti, tròn như hạt đậu, trên đầu có những cánh hoa nhỏ, mỏng như tơ, bung ra mềm mại trông thật thích mắt. Những dây hoa thường đu mình trên những cành cây nho nhỏ, vươn dài ra phía ngoài thân cây.

Hoàng Trọng Muôn

III. Tập làm văn 

Đề bài: Hãy tả một đồ vật mà em yêu thích nhất

Đáp án: 

I. Đọc hiểu

Câu

Đáp án

1

A

2

D

3

B

4

C

5

D

6

Nội dung: Bài văn ca ngợi Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc.

7

B

8

B

9

Các vế được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ:Giá … thì

10

Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.

II. Chính tả

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch.

- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,5 điểm.

- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,5 điểm.

- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,5 điểm toàn bài.

- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.

III. Tập làm văn

Mẫu: 

Từ khi bước vào lớp một, mẹ đã mua cho em một chiếc Chiếc đèn lồng học để giúp em có đủ ánh sáng khi làm bài ở nhà. Chiếc đèn điện này đã trở về

Chiếc đèn học của em được đặt trên bàn học, ngay bên trong cửa sổ nhìn ra vườn cây. Nó có màu đỏ tươi, thật bắt mắt. Bóng đèn bên trong có công suất 25W, theo lời bố em, độ sáng này rất tốt cho mắt, không quá bó cũng không quá tối, giúp bảo vệ mắt em khỏi nguy cơ cận

Điều em thích ở chiếc đèn này là cái đế rất chắc chắn, giúp đèn vững chắc mà không bị hỏng. Hơn nữa, Chiếc cổ của đèn có thể điều chỉnh linh hoạt, giúp em dễ dàng thay đổi góc chiếu sáng cho phù hợp với nhu cầu học tập. Điều thú vị là công tắc bật đèn không ở chỗ nào giống như những chiếc đèn lồng khác. Em chỉ cần nhẹ nhàng vào phần vỏ bao quanh bóng đèn, được gọi là chùm. Chùm đèn được làm bằng kim loại và sơn màu đỏ. Khi chạm vào lần đầu, đèn phát ra ánh sáng nhẹ nhàng. 

Chiếc đèn học này không chỉ là một vật thể mà còn là thiết bị thân thiện của em trong những giờ học tập. Ánh sáng nhẹ nhàng từ chiếc đèn giúp em học tốt hơn và tìm thấy niềm vui trong việc đọc sách. Em yêu quý chiếc đèn học này, và nó sẽ luôn là người bạn đồng hành trong

Bài viết liên quan: Bài tập ôn hè môn Tiếng Việt lớp 5 chọn lọc hay nhất