1. Điều khoản giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương là gì

Điều khoản giá trong hợp đồng mua bán ngoại thương là điều khoản quy định giá trị một đơn vị hàng hoá, đồng tiền tính giá của đơn vị hàng hoá đó và cách thức tính giá.

Theo quy định của luật pháp phần lớn các nước thì điều khoản giá cả là một trong những điều khoản bắt buộc trong nội dung của một hợp đồng mua bán ngoại thương.

2. Đồng tiền tính giá

Giá cả trong mua bán quốc tế có thể được thể hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc của nước nhập khẩu, hoặc của một nước thứ ba. Việc xác định loại tiền nào là tùy hàng hóa, tập quán mua bán, vị trí, sức mua của đồng tiền và ý đồ của một trong hai bên.

Theo quy định của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế khi ghi đồng tiền trong hợp đồng phải ghi đủ tên nước và tên đồng tiền: USD, SGD, JPY,…

3. Phương pháp quy định giá

Giá cả trong các hợp đồng ngoại thương thường bị thay đổi bởi nhiều yếu tố chi phối như quan hệ cung cầu, thời tiết thay đổi, biến động chính trị – xã hội,…Khi quy định điều khoản giá cả người ta thường áp dụng các phương pháp sau: học kế toán ở đâu tốt nhất

– Giá cố định (Fixed price):

Là giá cả được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác. Phương pháp này thường được áp dụng đối với hợp đồng có thời hạn hiệu lực ngắn, giá cả ít biến động, hay mua bán ở một số thị trường đặc biệt. Trong hợp đồng các bên có thể ghi: 300 USD/MT

– Giá linh hoạt (Flexible price)

Là giá có thể chỉnh lại (Revisable price) là giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng, nhưng có thể được xem xét lại sau này, vào lúc giao hàng,…Phương pháp này được áp dụng khi giá trị trường của hàng hóa đó có sự biến động tới một mức nhất định. Trong hợp đồng các bên phải quy định giá gốc, tỷ lệ biến động, thời gian định lại giá, nguồn tài liệu tham khảo. khóa học xuất nhập khẩu tphcm

– Giá quy định sau

Là giá cả không được xác định ngay khi ký kết hợp đồng mua bán, mà được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng. Giá quy định sau có thể là giá cố định hoặc giá linh hoạt.

– Giá di động (sliding scale price)

Là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong thời ký thực hiện hợp đồng. học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm

Ngày nay, phương pháp tính giá di động được nhiều người vận dụng là phương pháp do Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp Quốc đề ra trong văn bản gọi là “Điều kiện chung cung cấp thiết bị”. Theo đó, giá di động được tính bằng công thức:

P1 = P0 x ( A+B (b1/b2)+C (c1/c2) )

Trong đó:

P1 là giá cuối cùng, dùng để thanh toán

P0 là giá cơ sở được quy định khi ký hợp đồng

A, B, C thể hiện cơ cấu giá cả bằng mức % của các yếu tố mà tổng số là 1.

A là tỷ trọng của chi phí cố định

B là tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu

C là tỷ trọng của các chi phí về nhân công

b1 là giá nguyên vật liệu ở thời điểm xác định giá cuối cùng

bo là giá nguyên vật liệu ở thời điểm ký kết hợp đồng

c1 là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm xác định giá cuối cùng

co là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm ký kết hợp đồng.

Để đảm bảo tính toán chính xác, khi ký hợp đồng, các bên phải làm rõ: giá hàng, các tỷ lệ cấu thành, thời gian tính lại giá, nguồn tài liệu để tham khảo. học kế toán thuế

3.Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả hàng hóa.

Ví dụ: 300 USD/ MT theo điều kiện FOB Hải Phòng Incoterms 2010.

4. Giảm giá

Trong thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay, để kích thích tiêu thụ, người ta sử dụng rất nhiều loại giảm giá khác nhau. Tính ra có đến gần 20 loại giảm giá.

Nếu xét về nguyên nhân giảm giá, chúng ta có thể kể đến các loại giảm giá như sau:

  • Giảm giá do trả tiền sớm
  • Giảm giá thời vụ
  • Giám giá do hoàn trả lại hàng mà trước đó đã mua
  • Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi
  • Giảm giá do mua với số lượng lớn

Nếu xét về cách tính các loại giảm giá, chúng ta thấy có các loại giảm giá:

– Giảm giá đơn, thường được biểu hiện bằng một mức % nhất định so với giá hàng

– Giảm giá kép (còn gọi là giảm giá liên hoàn), là một chuỗi liên hoàn các giảm giá đơn mà người mua được hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. học xuất nhập khẩu

– Giảm giá lũy tiền là loại giảm giá có mức tăng dần theo số lượng hàng được mưa bán trong một đượt giao dịch nhất định.

– Giảm giá tặng thưởng (bonus) là loại giảm giá mà người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời gian nhất định (như 6 tháng, một năm), tổng số tiền mua hàng đạt tới một mức nhất định.

Tuy nhiên, giảm giá chỉ là sự phân chia lợi nhuận giữa các bên.

5. Hợp đồng ngoại thương là gì

Trước tiên, chúng ta cần hiểu về hoạt động ngoại thương là gì. Theo quy định tại Điều 3, Luật quản lý ngoại thương năm 2017 định nghĩa hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hợp đồng ngoại thương là cơ sở pháp lý xác lập quyền và nghĩa vụ cũng như các vấn đề liên quan giữa các bên trong quá trình mua bán hàng hóa. Xuất phát từ sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt trong hệ thống và quan niệm pháp luật giữa các quốc gia, các tập quán thương mại quốc tế… mà nhiều tranh chấp không mong muốn đã xảy ra.

Hợp đồng ngoại thương được định nghĩa là “hợp đồng chính thức mà người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua. Theo các điều khoản và điều kiện nhất định được viết ra trong văn bản có chữ ký của cả hai bên.

Trong xuất nhập khẩu, nó xác định vai trò và trách nhiệm của 2 bên:

– Bên mua: nhận hàng và thanh toán số tiền cho bên bán.

– Bên bán: giao hàng hóa đúng số lượng, chất lượng đúng thời gian quy định.

Trong bộ hồ sơ trình hải quan, hợp đồng là một trong các chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai nằm luồng Vàng hoặc Đỏ.

Như vậy, hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng.

6. Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương sẽ có những đặc điểm sau:

– Chủ thể ký hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ)

– Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác

– Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau

Hợp đồng ngoại thương thường được phân loại dựa trên những tiêu chí sau:

Tiêu chí thứ nhất: Theo thời gian thực hiện hợp đồng

– Hợp đồng ngắn hạn: Thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình.

– Hợp đồng dài hạn: Thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần.

Tiêu chí thứ hai: Theo nội dung kinh doanh của hợp đồng

– Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua

– Hợp đồng nhập khẩu: Là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước

– Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước

– Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài

– Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước.

Tiêu chí thứ 3: Phân loại theo hình thức hợp đồng: Có 3 loại hợp đồng như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng bì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn.

Bố cục chung của hợp đồng ngoại thương:

Thành phần của hợp đồng ngoại thương se bao gồm các nội dung và phụ thuộc từng giao dịch khác nhau, nhưng sẽ có những nội dung chung bao gồm như sau:

– Chọn luật áp dụng:

Luật áp dụng là hệ thống các quy phạm pháp luật sẽ được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề trong hợp đồng. Thông thường, các bên sẽ có một điều khoản riêng để chọn luật. Tuy nhiên, vì Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nên nếu hai bên ký kết hợp đồng đến từ hai nước thành viên của công ước thì công ước sẽ có giá trị áp dụng mặc nhiên nếu hai bên không có điều khoản chọn luật. Để loại trừ việc áp dụng công ước này, các bên phải ghi nhận rõ trong hợp đồng hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng và các bên thống nhất không sử dụng công ước này làm luật điều chỉnh.

– Giải quyết tranh chấp

Các bên cần thỏa thuận và xác định rõ sẽ chọn tòa án hay trung tâm trọng tài cụ thể nào để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận phương pháp giải quyết bằng con đường thương lượng, hòa giải và cách thức, thời hạn thực hiện. Nếu thương lượng, hòa giải không đạt kết quả mới đưa tranh chấp ra trung tâm tài phán.

– Điều khoản về thanh toán

Được thanh toán tiền hàng là mong muốn chính của bên bán trong hợp đồng ngoại thương, nên phương thức, đơn vị tiền tệ và thời hạn thanh toán nên được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Tuy nhiên, vẫn có khả năng bên mua thanh toán chậm gây bất lợi cho bên bán. Bên bán có thể đảm bảo quyền lợi của mình bằng cách quy định lãi suất trả chậm.

– Điều khoản về chiết khấu

Trong quan hệ làm ăn, các bên thường có xu hướng chiết khấu cho nhau để giữ mối quan hệ. Các bên có thể linh động lựa chọn các trường hợp được chiết khấu như khi bên mua thanh toán sớm trước hạn…