Chúng tôi xin trích lại câu hỏi của bạn như sau:

"Tô​i là bệnh nhận F0 xét nghiệm có kết quả dương tính ngày 16/01/2022 điều trị tại nhà và xác nhận khỏi bệnh ngày 25/01/2022. Sau đó tô​i cách ly tại nhà thêm 07 ngày đến ngày 01/02/2022. Tô​i có đọc qua thủ tục để được hưởng chế độ ốm đau của BHXH nhận thấy có công văn nêu cần "Giấy nghỉ việc hưởng BHXH". Tôi đã đến Trạm Y tế nơi điều trị thì họ nói không có loại giấy đó, chỉ phát cho tôi Quyết định cách ly và Xác nhận hoàn thành cách ly. Vậy trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào để được hưởng chế độ m đau? Tôi muốn sử dụng ''Quyết định cách ly" "Xác nhận hoàn thành cách ly'' thôi để làm chế độ có được hay không?"

Cảm ơn bạn đã sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật Minh Khuê. Câu hỏi được chúng tôi biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật bảo hiểm xã hội của Công ty Luật Minh Khuê.

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

n cứ pháp luật:

Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội khóa XIII;

Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

- Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc;

Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế;

Công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh Về việc cấp hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội đối với người lao động;

Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về  việc hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ   Bảo hiểm xã hội đối với người lao động điều trị Covid-19.

Nội dung tư vấn:

1. Đối tượng được hưởng chế độ ốm đau:

Đối tượng được áp dụng chế độ ốm đau theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là người lao động gồm:

- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thười hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thhạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (Riêng đối tượng này có thêm các quy định chi tiết tại Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Lao động thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Như vậy, nếu bạn là người lao động thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì mới đáp ứng điều kiện về chủ thể để hưởng chế độ ốm đau.

2. Điều kiện để hưởng chế độ ốm đau: 

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hướng dẫn chi tiết tại Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau :

- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định (Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 60/2020/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP) thì không được hưởng chế độ ốm đau.

- Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

- Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong hai trường hợp trên.

Theo như quy định trên, bạn thuộc trường hợp bị ốm đau (mắc COVID-19) mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế là Trạm Y tế nơi bạn điều trị. Tại Trạm Y tế bạn được cấp các văn bản là ''Quyết định cách ly" và "Xác nhận hoàn thành cách ly''đây chỉ là các văn bản xác nhận rằng thực tế bạn có ốm đau và phải nghỉ việc không phải do tai nạn lao động. Tức là các văn bản mà Trạm Y tế cấp cho bạn chỉ là giấy tờ chứng minh bạn có đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Thời gian và mức trợ cấp bạn được hưởng chế độ ốm đau tùy thuộc vào công việc bạn đang làm và thời gian bạn đã đóng bảo hiểm xã hội. Chi tiết bạn có thể tham khảo bài viết tại đây.

3. Hồ sơ cần nộp để hưởng chế độ ốm đau:

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1492/KCB-PHCN&GĐ ngày 19 tháng 11 năm 2021 của Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh và Công văn số 238/BYT-KCB ngày 14 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế, gồm: 

- Trường hợp điều trị nội trúBản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện. 

- Trường hợp điều trị ngoại trú: Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc Giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

Căn cứ quy định tại các văn bản nêu trên, "Quyết định cách ly" và "Giấy xác nhận hoàn thành cách ly" không phải là hồ sơ làm căn cứ để giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Khi Bạn cung cấp đủ hồ sơ theo quy định hiện hành thì cơ quan bảo hiểm mới có thể hoàn thiện thủ tục để chi trả cho bạn hưởng chế độ. 

Thực tế hiện nay F0 phải điều trị tại nhà có số lượng lớn, không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Thông tư số 56/2017/TT-BYT. Những người mắc COVID-19 điều trị tại nhà chỉ có các giấy tờ sau:

  1. Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp;
  2. Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp;
  3.  Giấy xét nghiệm (Test nhanh hoặc PCR ) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp;
  4. Giấy xác nhận bị mắc COVID-19 của Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp;
  5. Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do Trạm y tế xã, Trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị COVID-19 tại nhà;
  6. Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung;
  7. Phiếu xác nhận đã điều trị COVID-19 của các bệnh viện dã chiến.

Đối với trường hợp cách ly tại cơ sở (ngoài nhà riêng) thì cơ sở thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có).

Đối với trường hợp cách ly tại nhà, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có đề xuất Bộ Y tế đồng ý để Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú căn cứ danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được Trưởng Ban chỉ đạo chống dịch cấp xã phê duyệt có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho người lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ ốm đau theo quy định.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, số lượng người lao động mắc và nhu cầu cần được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng  Bảo hiểm xã hội ngày tăng cao, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biễn phức tạp ở nhiều địa phương, đồng thời cũng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Pháp luật, Bộ Y tế đã phối hợp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các đơn vị có liên quan đang khẩn trương nghiên cứu, rà soát nội dung thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế hướng dẫn để đưa vào dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT. Trước mắt ưu tiên sửa đổi, bổ sung các nội dung để giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người lao động bị mắc COVID-19 và các vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Ðể giải quyết những vướng mắc, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giảm thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, Bộ Y tế đã xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Trong trường hợp không ban hành Nghị quyết, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao thẩm quyền cho bộ trưởng Bộ Y tế được phép công nhận 07 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội và quy định mẫu, thẩm quyền cấp 07 loại giấy tờ nêu trên vào Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900 6162 hoặc gửi qua email: luatsu@luatminhkhue.vn  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật bảo hiểm xã hội.