CƠ SỞ PHÁP LÝ

Bản tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787

Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan 1997

Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993

Hiến pháp Italia 1947

Hiến pháp Nhật Bản 1946

hiến pháp cộng hòa Xéc năm 1992

Đạo luật Liên bang Áo năm 1970

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Cơ quan tư pháp Hoa Kỳ:

Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787 dành Điều 3 để quy định về các cơ quan Tư pháp. Thẹo khoản 1 Điều 3 của Hiến pháp quyền tư pháp Hợp chủng quốc được trao cho một Tối cao pháp viện và các tòa án cấp dưới của nó. Các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và được hưởng một khoản lương không bao giờ bị sút giảm trong suốt thời kỳ tại chức.

Thẩm quyền Tư pháp Hoa Kỳ có phạm vi rộng bao gồm tất cả các sự vụ xét trên phương diện luật pháp và công lý dựa trên Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ, các hiệp ước đã ký kết hoặc sẽ ký kết theo thẩm quyền của Liên bang, các vụ việc liên quan tới các đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự, tất cả các sự vụ thuộc thẩm quyền luật pháp hàng hải và hải quân; những vụ tranh tụng trong đó chính phủ hợp chủng quốc là một trong các bên tranh chấp; những vụ tranh chấp giữa hai hay nhiều tiểu bang, giữa công dân của các tiểu bang, giữa công dân của cùng một tiểu bang tranh giành đất đai mà nhiều tiểu bang có quyền cấp phát; giữa một tiểu bang hoặc công dân của một tiểu bang với một ngoại bang hoặc công dân các chủ thể pháp luật của một ngoại bang Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 tất cả các vụ liên quan tới các đại sứ, các sứ thần và các lãnh sự và trong những vụ mà một tiểu bang là một bên tham dự thì Tối cao pháp viện sẽ có quyền xét xử sơ thẩm đổng thời chung thẩm. Đối với các vụ việc ngoài quy định trên đây Tối cao pháp viện có quyền xét xử phúc thẩm về hình thức cũng như nội dung (xem xét về mặt thủ tục xét, xử cũng như nội dung vụ việc) trừ những ngoại lệ mà quốc hội có thể quy định.

Mọi vụ trọng tội, ngoại trừ những vụ xét xử theo thủ tục đàn hạch (Impeachment) đều được xét xử bằng một bồi thẩm đoàn. Việc xét xử sẽ được tiến hành tại tiểu bang nơi trọng tội xảy ra; nếu các tội đó không xảy ra tại bất cứ một tiểu bang nào, vụ án sẽ được xét xử tại một hoặc những nơi mà quốc hội sẽ quy định bằng một đạo luật (khoản 2 Điều 3). BỊ cáo được quyền xét xử nhanh chóng và công khai, có quyền được biết về tính chất và lý do của sự buộc tội; được đối chất với người làm chứng buộc tội, được đòi hỏi sự có mặt của người làm chứng gỡ tội và được trạng sư biện hộ.

Đối với các vụ án xét xử theo tiền lệ pháp mà giá trị của vụ tranh chấp quá 20 đôla, quyền được xử bằng bồi thẩm đoàn sẽ được tôn trọng. Không một vụ án nào đã được bồi thẩm đoàn xử, lại phải xem xét một lần nữa tại một pháp đình của Hiệp chủng quốc một cách khác hon là chiểu theo điều khoản của tiền lệ pháp luật.

Hệ thống tòa án Hoa Kỳ như đã trình bày ở mục II Chương VII bao gồm 2 hệ thống Tòa án: Tòa án liên bang và tòa án các bang. Tòa án liên bang bao gồm Tòa án tối cao, 11 tòa phúc thẩm và 94 tòa án quận (sơ thẩm). Tòa án các bang bao gồm Tòa án tối cao, các tòa phúc thẩm, các tòa sơ thẩm của các quận và thấp nhất là Tòa án hòa giải, Tòa án vi cảnh.

Các thẩm phán Liên bang (khoảng 1400) gần như bao giờ cũng là những luật gia (luật sư, hay giáo sư đại học) ưong số những người nổi tiếng nhất trong nước. Các thẩm phán liên bang có uy tín xã hội và nghề nghiệp rất lớn. Họ thuộc vào những quan chức Liên bang có tiền lương cao nhất, và ngành hành pháp không thể giảm bớt tiền lương của họ cũng như không thổ đề bạt họ. Tính độc lập của họ, do đó là hoàn toàn.

Ở mỗi tòa án quận có một viện công tố liên bang (US Attorney) làm việc dưới sự lãnh đạo của chưởng lý tối cao (Attorney General) là thành viên của chính phủ. Thẩm quyền của công tố viên bị giới hạn vào việc thi hành các luật Liên bang. Các công tố viên nhà nước tiến hành thủ tục buộc tội, còn sự chủ động được dành cho các bên và cho những luật sư của mỗi bên trong tiến trình xét xử, hoặc vụ án được giải quyết bằng sự thương lượng của các bên. về mặt hình sự quyết định kết tội thuộc về một đọàn bồi thẩm (Grand Jury) bao gồm những công dân không phải là luật gia trên cơ sở những yếu tố bằng chứng do công tố viên tập họp. Thẩm phán lãnh đạo công việc xét xử, hướng dẫn đoàn bồi thẩm xét xử theo đúng quy định của luật pháp.

Sức mạnh của hệ thống tư pháp Hoa Kỳ thể hiện ở những bản án| nghiêm khắc và tính độc lập của nó đối với quyền lực chính trị, tiêu biểu là vụ Wartegate và Irangate và những hình phạt về tội khinh thường tòa án (Contempt of court) không kiêng nể các quan chức cao cấp của Nhà nước kể cả Tổng thống Hoa Kỳ. Sức mạnh của nó còn thể hiện ở khả năng của Pháp viện tối cao Hoa Kỳ có thể phán xét tính hợp hiến của các đạo luật, có thể tuyên bố một đạo luật nào đó là vi hiến và làm vô hiệu hóa luật. Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã hủy bỏ 135 luật (do hai viện quốc hội đã thông qua và Tổng thống đã phê chuẩn).

Tuy nhiên, tòa án không thể can thiệp vào lĩnh vực lập pháp theo sáng kiến riêng của mình. Như Alexis de Tocqueville nhấn mạnh: "Khi một đạo luật không bị tranh chấp quyền tư pháp không có cơ hội nào để phán xét". Tòa án chỉ có thể phán xét về tính hợp hiến của đạo luật khi có một công dân hay một pháp nhân nào đó khiếu kiện về luật này. Hơn nữa, tòa án không phải là không thể bị đụng chạm. Quốc hội có thể biểu quyết những đạo luật nhằm hạn chế quyền xét xử của Tòa án và đã nhiều lần đe dọa cách chức (Impeach) các thẩm phán.

Sự kiềm chế và đối trọng lẫn nhau giữa ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của Hoa Kỳ đã làm hạn chế rất nhiều việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan Nhà nước tối cao. Trong cơ chế kiềm chế và đối trọng Pháp viện tối cao Hoa Kỳ đã giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng quyền lực. Đúng như nhận xét xủa nhà Hiến pháp học nổi tiếng của Pháp Marie france Toinet: "Do nhạy cảm với những tương quan lực lượng chính trị, Tòa án tối cao bao giờ cũng chứng tỏ rất thận trọng và rất khiêm tốn trong việc sử dụng quyền hành của mình. Vì thế, nó chỉ tuyên bố là bất hợp hiến 135 luật Liên bang trong gần 40.000 luật được quốc hội thông qua trong khi đó, uy quyền tinh thần và ý thức sắc bén của nó về khả năng đem lại tính hợp pháp cho các quyết định của Nhà nước cũng đủ cho phép nó có trọng lượng đầy đủ đối với sự phát triển chính trị của nước Mỹ".

2. Tổ chức tư pháp ở Liên bang Nga:

2.1 Khái niệm cơ quan tư pháp

Theo quy định tại Điều 118 Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993 quyền tư pháp của Cộng hoà Liên bang Nga được thực hiện bởi hệ thống toà án. Quyền lực tư pháp được thực hiện trên các lĩnh vực hiến pháp, dân sự, hành chính và hình sự. Hệ thống cơ quan tư pháp ở nước Nga được thành lập theo quy định của Hiến pháp và các luật Hiến pháp Liên bang (Constitutional law).Cũng theo Điều 118 Hiến pháp 1993 việc thành lập toà án đặc biệt ở Cộng hoà Liên bang Nga bị nghiêm cấm.

Công dân Nga đủ 25 tuổi có trình độ đại học luật và làm việc trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 5 năm có thể trở thành thẩm phán. Thẩm phán hoạt động độc lập và chỉ tuân theo Hiến pháp và luật (Điều 119, 120 Hiến pháp năm 1993).

Tất cả các thẩm phán toà án Liên bang trừ các thẩm phán của Toà án Hiến pháp, Toà án tối cao, Toà án trọng tài tối cao đều do Tổng Thống bổ nhiệm suốt đòi (Judges may not be replaced). Tất cả các thẩm phán đều có quyền miễn trừ (immunity) nghĩa là họ không phải chịu một số trách nhiệm pháp lý khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với thẩm phán trừ trường họp đặc biệt theo quy định của luật Liên bang (Điều 122 Hiến pháp năm 1993). Tất cả các phiên toà ở tất cả các toà án đều tiến hành công khai trừ các trường hợp mà luật quy định liên quan đến bí mật quốc gia hoặc ảnh hưởng đến đạo đức xã hội. Các phiên toà ở toà án có thể được quay phim, chụp hình theo quy định của luật Liên bang. Các phiên toà xét xử hình sự không thể tiến hành nếu vắng mặt bị cáo trừ trường hợp đặc biệt mà luật quy định. Các phiên toà được tiến hành trên nguyên tắc tranh tụng đối kháng, theo nguyên tắc bình đẳng các bên tranh tụng (The trial shall be conducted on an adversarial and equal basis) (Khoản 3 Điều 123 Hiến pháp năm 1993). Các phiên toà hình sự có sự tham dự của bổi thẩm đoàn.

Để đảm bảo cho toà án hoạt động độc lập, tất cả các toà án ở Nga đều được đảm bảo hoạt động từ ngân sách của Liên bang và nguồn tài chính cung cấp đảm bảo đầy đủ điều kiện để thực hiện hành chính tư pháp độc lập theo quy định của luật.

2.2 Toà án Hiến pháp

Để bảo vệ Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Nga thiết lập Toà án Hiến pháp, Toà án Hiến pháp bao gồm 19 Thẩm phán trong đó 1/5 Thẩm phán là thành viên của Thượng Viện hoặc đại biểu của Hạ Viện. Các thành viên còn lại bao gồm các đại diện của Tổng thống của Chính phủ Liên bang Nga, của Hạ Viện Nga, của Toà án tối cao Liên bang, của Toà án trọng tài tối cao Liên bang.

* Thẩm quyền của T'oà án Hiến pháp Liên bang Nga

Toà án Liên bang Nga giải quyết các vụ việc sau đây:

  • Các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước Liên bang;
  • Giữa các cơ quan nhà nước Liên bang và cơ quan nhà nước của chủ thể của các Bang;
  • Giữa các cơ quan Nhà nước tối cao của Liên bang với các cơ quan Nhà nước tối cao của chủ thể Liên bang.
  • Toà án Hiến pháp cũng xem xét các khiếu kiện của công dân về việc vi phạm các quyền và tự do Hiến định của công dân bởi việc ban hành các Luật và các văn bản dưới Luật vi hiến.
  • Theo yêu cầu của Tổng thống Liên bang Nga, của Hội đổng Liên bang (Thượng Viện), của Duma Quốc gia (Hạ Viện), của Chính phủ Liên bang Nga, của các cơ quan lập pháp, của các chủ thể Liên bang, Toà án Hiến pháp sẽ giải thích Hiến pháp Liên bang,
  • Nếu Toà án Hiến pháp tuyên bố bất kỳ một Luật hoặc các văn bản dưới Luật nào đó vi hiến, các văn bản Pháp luật đó sẽ mất hiệu lực.Các Điều ước quốc tế mà Liên bang Nga ký kết hoặc tham gia có thể không có hiệu lực và không thể áp dụng nếu toà án Hiến pháp tuỵên bố các điều ước quốc tế đó xung đột với Hiến pháp Liên bang Nga.
  • Theo yêu cầu của Hội đồng Liên bang (Thượng Viện) Toà án Hiến pháp sẽ cho ý kiến của mình về các tính hợp pháp của các thủ tục pháp lý trong việc buộc tội của Hạ Viện đối với Tổng thống liên quan đến tội phản quốc hoặc các tội phạm hình sự nghiêm trọng khác.

2.3 Toà án tối cao Liên bang Nga

Toà án tối cao Liên bang Nga là cơ quan xét xử cao nhất trên các lĩnh vực dân sự, hình sự, hành chính và các lĩnh vực khác mà được tiến hành bởi các Toà án tư pháp chung. Toà án tối cao thực hiện quyền giám sát tư pháp đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống cơ quan Toà án tư pháp của Cộng hoà Liên bang Nga.

2.4 Toà án trọng tài tối cao của Liên bang Nga

Toà án trọng tài tối cao của Liên bang Nga (Điều 126 Hiến pháp năm 1993) là cơ quan xét xử tối cao đối với những tranh chấp kinh tế và các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án trọng tài. Toà án trọng tài tối cao thực hiện quyền giám sát tối cao đối với cảc hoạt động của các Toà kinh tế của Liên bang Nga. (Điều 127 Hiến pháp năm 1993).

Theo quy định tại Điều 128 Hiến pháp năm 1993 các Thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang, Toà án tối cao Liên bang, Toà án trọng tài tối cao Liên bang đều do Thượng Viện bổ nhiệm theo sự đề cử của Tổng thống Liên bang.

Các Thẩm phán của các Toà án Liên bang khác đều do Tổng thống Liên Bang Nga bổ nhiệm vô thời hạn. Thẩm quyền, thủ tục, cách thức thành lập và khuôn khổ hoạt động của Toà án Hiến pháp Liên bang, Toà án tối cao Liên bang, Toà án trọng tài tối cao Liên bang và các Toà án Liên Bang khác được quy định trọng Luật Hiến pháp của Liên bang (Federal constitutional law).

2.5 Viện công tố Liên bang Nga

Viện công tố Liên bang Nga là hệ thống tập trung thống nhất, theo đó các Uỷ viên công tố cấp dưới trực thuộc các Uỷ viên công tố cấp trên và dưới sự chỉ huy thống nhất của Viện trưởng Viện công tố tối cao Liên bang Nga.

Viện trưởng Viện công tố tối cao Liên bang Nga do Thượng Viện bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng thống Liên bang Nga. Tất cả các Uỷ viên công tố của các chủ thể của Liên bang Nga đều do Viện trưởng Viện công tố tối cao bổ nhiệm sau khi tư vấn với các chủ thể của nó. Tất cả các Ưỷ viên công tố của Liên bang đều do Viện trưởng Viện công tố Liên Bang bổ nhiệm.

Cách thức tổ chức thẩm quyền và quy chế làm việc của các cơ quan công tố của Liên bang Nga được quy định bởi Luật tổ chức công tố của Liên bang Nga

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê