I. Hoàn thiện thể chế liên quan đến các phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Đối với giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo phương thức tham vấn, thương lượng

Cho đến nay, pháp luật Việt Nam không có quy định trực tiếp về ISDS bằng tham vấn, thương lượng, trong khi đó nó cần được ưu tiên sử dụng khi có tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Nhà nước Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần ban hành văn bản pháp luật quy định trình tự, thủ tục ISDS ở phương thức này để làm cơ sở cho việc áp dụng thống nhất, bài bản nhằm hạn chế việc đưa các tranh chấp đầu tư quốc tế ra cơ quan tài phán để giải quyết.

 

2. Đối với giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo phương thức hòa giải ngoài tòa án, trọng tài

Cùng với việc bổ sung phương thức mới này vào các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam sẽ ký hoặc đàm phán sửa đổi, các cơ quan nhà nước Việt Nam cần tiếp tục hướng dẫn để bảo đảm sự thuận lợi trong áp dụng phương thức hòa giải ngoài tòa án, trọng tài theo quy định của Nghị định số 22/2017/NĐ-CP.

 

3. Đối với giải quyết tranh chấp đấu tư quốc tế theo phương thức tòa án, trọng tài Việt Nam

Liên quan đến tòa án, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Luật Tố tụng hành chính năm 2015 có hiệu lực chưa lâu. Do đó, những điểm còn chưa thực sự phù hợp trong các văn bản này khó có thể tiếp tục sửa đổi trong ngắn hạn. Trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tôì cao và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể những văn bản này nhằm bảo đảm hiệu quả giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài nói riêng.

Bên cạnh đó, để thực hiện Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ, Tòa án nhân dân tối cao nên xây dựng chuyên đề riêng về việc hình thành các án lệ công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài vì việc này đang gặp những vướng mắc nhất định liên quan đến công nhận, cho thi hành phán quyết của trọng tài quốc tế đốỉ vối các vụ việc tranh chấp giữa Nhà nưốc Việt Nam vối nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 mặc dù còn có những bất cập như đã nêu, nhưng chưa thể sửa đổi, ban hành ngay luật mới thay thế, bởi: (i) Từ việc phát hiện ra bất cập trên thực tiễn đến việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật mối hay sửa đổi luật là cả một quá trình, vì nếu không được cân nhắc kỹ có thể lại gây phát sinh vấn đề mới; (ii) Luật Trọng tài thương mại năm 2010 vừa tạo được sự ổn định trên thực tiễn và những thay đổi liên tục về pháp luật sẽ làm mất tính ổn định này. Do đó, ưu tiên trước hết của Việt Nam vẫn là bảo đảm việc thực hiện thông nhất Luật Trọng tài thương mại năm 2010, có cơ chế phốỉ hợp giám sát giữa các cá nhân, tổ chức để kịp thòi khắc phục những tồn tại hay phát sinh trong việc áp dụng văn bản pháp luật thay vì đưa ra những cải cách mạnh mẽ vê' mặt thể chế.

Ngoài ra, cần rà soát, sửa đổi để bảo đảm các quy định đầu tư nước ngoài của Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018 và các luật chuyên ngành phải phù hợp với nhau. Thực tế cho thấy, sự không thống nhất giữa các luật này cũng là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp giữa Nhà nưóc Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài, ví dụ: điểm g khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư nám 2014, sửa đổi, bổ sung nám 2016, 2017, 2018 quy định chấm dứt dự án đầu tư trong trường hợp sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký vối cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư; nhưng điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 lại quy định rộng hơn theo hướng, đất được Nhà nưốc giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thòi hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng, chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng vởi mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đốì với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng, Nhà nưốc thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

 

4. Đối với giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo phương thức trọng tài quốc tế

Trong điều kiện pháp luật trong nước về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài tại trọng tài quốc tế còn khá sơ sài, hiện chỉ có quy định cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân về việc này. Do đó, để bảo đảm hiệu quả tham gia ISDS tại trọng tài quốc tế, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp pháp luật sau đây:

Trước mắt, tiếp tục cụ thể hóa bằng hình thức ban hành thông tư hướng dẫn các quy định còn chưa rõ ràng, chi tiết của Quyết định số’ 04/2014/QĐ-TTg. về lâu dài, các cơ quan nhà nước liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền nâng cấp Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg lên văn bản ở hình thức pháp lý cao hơn nhằm xử lý cơ bản các vấn đề còn vướng mắc. Ngoài ra, việc xử lý các bất đồng, mâu thuẫn giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài ở giai đoạn tiền tranh chấp như việc đàm phán, thương lượng, hòa giải cần được quy định cụ thể trong pháp luật, chứ không nên chỉ để tồn tại chung chung tại các điều ưốc quốc tế về đầu tư.

 

II. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

1. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của tòa án, trọng tài trong nước

Thứ nhất, đối với tòa án, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tổ chức tòa chuyên trách. Liên quan đến tranh chấp giữa một cơ quan nhà nước cụ thể ở Trung ương hay địa phương vói nhà đầu tư nước ngoài nếu không giải quyết được dứt điểm có thể dẫn đến tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài nên cần có hướng dẫn để loại vụ việc này chỉ giao tòa án cấp tỉnh giải quyết.

Đối với tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài chỉ giao cho các tòa án nhân dân của thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết.

Bên cạnh đó, với thực trạng trình độ, kỹ năng giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài nói chung, tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài nói riêng của đội ngũ cán bộ, thẩm phán tòa án các cấp còn hạn chế, để tăng cường năng lực về việc này cho tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tối cao cần có các giải pháp trước mắt sau đây:

- Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật (cả về nội dung và tô' tụng) trong việc giải quyết các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, trong đó có việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư; thay đổi cách thức đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường kiến thức thực tiễn, theo đó cần huy động việc tham gia giảng dạy, tập huấn, bồi dưỡng của các chuyên gia có kinh nghiệm từ khu vực nhà nước và khu vực tư nhân;

- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật quốc tế, pháp luật đầu tư quốc tế và ngoại ngữ cho thẩm phán, theo đó việc bồi dưỡng này cần được tiến hành định kỳ mỗi năm cho đối tượng là các thẩm phán tòa kinh tế tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp cao;

Thứ hai, về lâu dài, muôn hình thành một đội ngũ thẩm phán chuyên nghiệp có trình độ cao trong xét xử phải đổi mới cơ bản ở trong nước về đào tạo pháp luật và nghề thẩm phán theo hướng phù hợp với chuẩn chung, ngang tầm với khu vực và thế giới để dần bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cho đội ngũ này;

Thứ ba, Việt Nam đã trở thành thành viên PCA và như vậy những hợp tác quốc tế với tổ chức này nên được thực hiện trên nhiều cấp độ.

Ví dụ: các trung tâm trọng tài tại Việt Nam có thể hợp tác với PCA để học hỏi kinh nghiệm tổ chức, điều hành một vụ kiện trọng tài đầu tư quốc tế. Chính phủ Việt Nam nên tích cực cử đại diện cũng như tạo điều kiện cho các trung tâm trọng tài trong nước cử trọng tài viên tham gia các nhóm làm việc của UNCITRAL, đặc biệt là Nhóm làm việc sô II về trọng tài và hòa giải để tiếp cận với sự phát triển mới nhất của pháp luật trọng tài và hòa giải quốc tế. Đồng thời, nên có chính sách khuyến khích trọng tài trong nước tham gia những hoạt động phổ biến, bồi dưỡng chuyên môn về trọng tài của CIArb (Chartered Institute of Arbitrators - Viện trọng tài Luân đôn), IBA (International Bar Association - Hội luật sư quốc tể), ICCA (International Council for Commercial Arbitration - Hội đồng trọng tài thương mại quốc tế) hay các tổ chức uy tín khác;

Thứ tư, thành lập Hiệp hội trọng tài để tạo diễn đàn cho các trọng tài viên Việt Nam trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đồng thời ban hành những hướng dẫn, quy tắc ứng xử phù hợp cho trọng tài viên;

Thứ năm, xây dựng chương trình chuyên sâu vê' trọng tài quốc tế tại bậc đại học hay trong đào tạo nghê' luật để từng bưốc có được đội ngũ luật sư, chuyên gia, trọng tài viên chất lượng cao, dần dần hạn chế hoặc không thuê luật sư quốc tế, giảm thiểu chi phí ISDS. Hơn nữa, đội ngũ này còn hiểu rõ hơn các chuyên gia quốc tế về tình hình nội tại và hệ thống pháp luật của Việt Nam, cùng phốỉ hợp với chuyên gia quốc tế sẽ xây dựng được phương án ISDS chính xác, hiệu quả.

Việc cải thiện đào tạo ở bậc đại học cần có: (i) Chương trình giảng dạy phù hợp để bảo đảm hiểu biết cơ bản về trọng tài thương mại/trọng tài đầu tư, cũng như chương trình chuyên sâu cho những sinh viên muôn tìm hiểu thêm về trọng tài, (ii) Các tài liệu tham khảo quốc tế - hầu hết các tài liệu về trọng tài thường bằng tiếng Anh, do đó cần khuyến khích sinh viên trau dồi khả năng ngoại ngữ và (iii) Đội ngũ giảng viên phù hợp, có thể mời các trọng tài viên, luật sư chuyên về trọng tài truyền đạt thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên.

Trong chương trình đào tạo về trọng tài cần chú trọng cả kiến thức lẫn kỹ năng. Do điều kiện thực tập còn hạn chế, việc tổ chức những vụ kiện trọng tài giả định sát với thực tiễn cho học viên thực hành cần được tổ chức để rèn luyện kỹ năng tranh tụng, soạn thảo bản luận cứ, V.V.. Hơn nữa, tại Việt Nam hầu như không có chương trình đào tạo một số kỹ nàng cần thiết cho trọng tài viên, ví dụ: soạn thảo phán quyết, điều hành quá trình tố” tụng, xem xét và thu thập chứng cứ, V.V.. Do đó, việc nâng cao kỹ năng có thể được tiến hành thông qua việc nghiên cứu các ấn phẩm nổi tiếng về các vấn để nêu trên;

Thứ sáu, do hoạt động trọng tài tương đốì đặc thù, việc yêu cầu thẩm phán ở cấp tỉnh trong cả nước phải nắm vững và liên tục cập nhật thực tiễn trọng tài sẽ không khả thi, đặc biệt đối với loại việc ISDS. Vì vậy, để bảo đảm xem xét chính xác các yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài cũng như áp dụng pháp luật ổn định và thống nhất, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên trách về trọng tài cũng cần được triển khai thực hiện.

Ngoài ra, cơ sở vật chất được đầu tư cho hoạt động của tòa án, trọng tài tại Việt Nam vẫn còn tương đối hạn chế so với các quốc gia khác. Việc có một cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại để tổ chức các phiên xét xử cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao nàng lực ISDS của tòa án, trọng tài Việt Nam.

 

2. Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đẩu tư quốc tế tại trọng tài quốc tế

ISDS đối với Việt Nam còn rất mới, hiện tại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và chuyên gia pháp luật của Việt Nam có thể tham gia trực tiếp rất ít. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

- Thứ nhất, tăng cường đào tạo pháp luật đầu tư quốc tế tại các cơ sở đào tạo luật và nghề luật, cùng với đó là tăng cường đào tạo bổ sung kiến thức, kinh nghiệm về ISDS cho cán bộ, công chức, viên chức đang trực tiếp làm công tác pháp luật đầu tư và tham gia giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới hình thành một lực lượng chuyên gia về ISDS ở Việt Nam;

- Thứ hai, tiếp tục củng cố, tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối, đại diện pháp lý cho Nhà nước về ISDS trên cơ sở quy định cơ cấu tổ chức, thẩm quyền rõ ràng, đầy đủ để thực hiện hiệu quả việc tổ chức tham gia ISDS;

- Thứ ba, thành lập hệ thống cơ quan phòng ngừa tranh chấp giữa Nhà nưốc Việt Nam vổi nhà đầu tư nưốc ngoài và tham gia ISDS trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm nưốc ngoài (Hàn Quốc và Pêru...). Các bộ phận của hệ thốhg này có thể được đặt tại các cơ quan liên quan đến pháp luật, đầu tư thuộc hệ thống cơ quan hành pháp ở Trung ương, địa phương (các bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Trong đó, có một cơ quan trung ương có thể là Bộ Tư pháp làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý việc này. Bên cạnh đó, cần tham khảo mô hình của Hoa Kỳ và một số quốc gia khác trong việc tạo cơ chế thuận lợi để có thể huy động những luật sư, chuyên gia giỏi về pháp luật quốc tế vào hệ thống cơ quan phòng ngừa, giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài;

- Thứ tư, tăng cương cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện làm việc cho công tác ISDS như bảo đảm việc cung cấp dữ liệu phần mềm về trọng tài quốc tế, ISDS; các án lệ, thông lệ quốc tê về ISDS; bô' trí kinh phí, nâng cấp trang thiết bị và điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác ISDS.

Hướng dẫn, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế của các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư tại nước ngoài cần được nâng cao nhận thức, hiểu biết về ISDS để có thể sử dụng cơ chế này bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình tại nước ngoài.

Bên cạnh đó, với thực tế là cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài có số vốn và quy mô không lớn, trong khi đó việc sử dụng ISDS để bảo vệ mình trong trường hợp có tranh chấp với nhà nước sở tại rất tốn kém. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam có đầu tư ở nước ngoài cần hướng đến. các ISDS trong khu vực ASEAN và châu Á để giảm khoảng cách địa lý, tận dụng lợi thế về ngôn ngữ, văn hóa nhằm giảm thiểu chi phí trọng tài, luật sư và phòng tránh rủi ro. Đặc biệt, trong các hợp đồng đầu tư quốc tế ký giữa nhà đầu tư Việt Nam với nhà nước nước ngoài cần có điều khoản ghi nhận giải quyết tranh chấp tại bất cứ quy tắc, trung tâm trọng tài nào (bao gồm cả trung tâm trọng tài quốc tế của ASEAN, châu Á).

Về phía Nhà nước Việt Nam, cần sử dụng tối đa sự hợp tác trong ASEAN nhằm cùng các quốc gia ASEAN hỗ trợ cho các trung tâm trọng tài của Việt Nam cũng như trọng tài quốc tế trong khu vực này phát triển. Bên cạnh đó, khi thiết lập cam kết quốc tê về ISDS cần chú ý việc tạo cơ hội cho nhà đầu tư sử dụng trọng tài quốc tế của ASEAN và châu Á.

 

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).