Mục lục bài viết
- 1. Cơ sở pháp lý:
- 2. Hoạt động xúc tiến thương mại là gì?
- 2.1. Định nghĩa hoạt động xúc tiến thương mại
- 2.2. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại là gì?
- 3. Một số loại hình hoạt động xúc tiến thương mại
- 3.1. Khuyến mại
- 3.2. Quảng cáo thương mại
- 3.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
- 3.4. Hội chợ, triển lãm thương mại
Thưa luật sư, theo quy định hiện hành tôi được biết hoạt động xúc tiến thương mại là một trong các hoạt động thương mại của các chủ thể kinh doanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hoạt động xúc tiến thương mại? Có các loại hình hoạt động xúc tiến thương mại nào mà chủ thể kinh doanh được thực hiện?
Rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Mạnh Thắng - Nghệ An
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật thương mại năm 2005
2. Hoạt động xúc tiến thương mại là gì?
2.1. Định nghĩa hoạt động xúc tiến thương mại
Hoạt động xúc tiến thương mại ra đời muộn nhất, khi nền thương mại phát triển đến một trình độ nhất định, nhưng đang phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển cùa nó kéo theo sự phát triển của các hoạt động thương mại khác.
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hoạt động xúc tiến thương mại được hiểu như sau: Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiểm cơ hội mua, bản hàng hoá và cung ứng dịch vụ của thương nhân, trong đó thương nhân có thể tự mình hoặc thuê thương nhân khác thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại.
Xúc tiến thương mại không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, nhưng hoạt động này có thể kích thích quá trình mua, bán hàng hoá, sử dụng dịch vụ cùa khách hàng, từ đó tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho các chủ thể kinh doanh. Xúc tiến thương mại chính là hoạt động cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh doanh và đã trở thành phần không thể thiếu của hoạt động thương mại.
2.2. Đặc điểm của hoạt động xúc tiến thương mại là gì?
Thứ nhất, chủ thể của hoạt động xúc tiến thương mại chủ yếu là thương nhân. Bên cạnh đó, có thể là các tổ chức, cá nhân khác có thể tham gia hoạt động này với tư cách là một bên trong quan hệ với thương nhân.
Thứ hai, về tính chất, hoạt động xúc tiến thương mại không nhất thiết là hoạt động mang tính chất nghề nghiệp nhưng có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động thương mại khác của thương nhân. Đây là đặc điểm của xúc tiến thương mại so với các hoạt động thương mại khác.
Thứ ba, về mục đích, tuy hoạt động xúc tiến thương mại không trực tiếp làm phát sinh lợi nhuận cho thương nhân (trừ các thương nhân tiến hành dịch vụ xúc tiến thương mại), nhưng lợi nhuận cũng là mục đích cuối cùng của thương nhân khi thực hiện hiện hoạt động này.
Với các đặc điểm trên, có thể xem hoạt động xúc tiến thương mại là hoạt động “một nửa thương mại”, vì nó không có ít nhất là một đặc điểm của hoạt động thương mại thông thường theo đúng nghĩa.
3. Một số loại hình hoạt động xúc tiến thương mại
3.1. Khuyến mại
Nội dung cơ bản của hoạt động khuyến mại được quy định tại Mục 1, Chương IV Luật Thương mại năm 2005.
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm thúc đẩy việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Trong đó, thương nhân có thể trực tiếp khuyến mại hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê một thương nhân khác (thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại) thực hiện việc khuyến mại cho mình. Mục đích của hoạt động khuyến mại là tạo ra những lợi ích nhất định cho khách hàng từ đó kích thích họ sử dụng nhiều hơn các hàng hóa dịch vụ của nhà cung cấp.
Các hình thức khuyến mại:
+ Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền.
+ Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó; kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sừ dụng dịch vụ; kèm phiếu dự thưởng cho khách hàng để chọn người trao thưởng; kèm theo việc tham dự các chương trinh mang tính may rủi;...
+ Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên để tặng thưởng cho khách hàng căn cứ vào số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ hoặc cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.
+ Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận.
Hình thức khuyến mại bị cấm:
Tuỳ loại hàng hoá, dịch vụ, mục đích và điều kiện thực tế của mình, thương nhân được lựa chọn hình thức khuyến mại phù hợp. Song thương nhân không được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại bị cấm như khuyến mại hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi; khuyến mại thiếu trung thực; khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân; hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiên hoặc thực hiện không đúngũ
Để hoạt động khuyến mại đúng mục đích, tránh hiện tượng thương nhân lạm dụng khuyến mại nhằm mục đích lừa đảo hoặc cạnh ttanh không lành mạnh, thương nhân phải công khai thông tin về khuyến mại, đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
3.2. Quảng cáo thương mại
Nội dung cơ bản của hoạt động quảng cáo thương mại được quy định tại Mục 2, Chương IV Luật Thương mại năm 2005.
Khái niệm quảng cáo thương mại: Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kỉnh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình.
Quảng cáo thương mại có tác dụng trong việc thu hút, kích thích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của thương nhân. Thương nhân có thể tự quảng cáo hoặc thông qua một thương nhân khác (thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo) để quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ của mình.
Hình thức và phương tiện quảng cáo thương mại:
+ Hình thức quảng cáo thương mại: Sản phẩm quảng cáo thương mại bao gồm những thông tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng chứa đựng nội dung quảng cáo thương mại. Thương nhân có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm quảng cáo thương mại của mình.
+ Phương tiện quảng cáo thương mại: Quảng cáo thương mại có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chứng, truyền tin, xuất bản phẩm, bảng, biểu, panô, áp phích, vật thể cố định, vật thể di động khác...
Quảng cáo thương mại bị cấm:
Bên cạnh những lợi ích thiết thực mang lại cho thương nhân, quảng cáo có thể là tác nhân mang lại những hậu quả tiêu cực cho xã hội như phương hại đến truyền thống, lịch sử, văn hoá, mang lại thông tin không đúng sự thật cho khách hàng, hoặc gây cạnh tranh không lành mạnh đối với các thương nhân khác. Vì vậy, Luật thương mại quy định những hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm cụ thể như quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia; sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiên quảng cáo trái với truyền thôríg lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục; quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh; quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên; quảng cáo sai sự thật hoặc quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
3.3. Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ
Hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Mục 3, Chương IV Luật Thương mại năm 2005.
Khái niệm trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ: Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ là việc thương nhân dùng hàng hoá, dịch vụ và tài liệu về hàng hoá, dịch vụ để giới thiệu với khách hàng về hàng hoá, dịch vụ đó.
Để truyền tải thông tin về sản phẩm, hoạt động trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ giúp cho khách hàng trực tiếp tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đó, tự mình đánh giá tính năhg, công dụng, tính ưu việt, chất lượng cũng như những nhược điểm của loại hàng hóa, dịch vụ đó. Thương nhân có thể trực tiếp thực hiện hoạt động này hoặc có thể thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của thương nhân do mình đại diện, trừ việc trưng bày, giới thiệu tại trụ sở văn phòng đại diện. Thương nhân nước ngoài chưa được phép hoạt động thương mại tại Việt Nam muốn trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của mình tại Việt Nam phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ Việt Nam thực hiện.
Hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ:
Phù hợp với đặc tính của hàng hoá, dịch vụ, mục đích và điều kiện thực tế của mình, thương nhân lựa chọn hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ phù hợp gồm:
+ Mở phòng trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
+ Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mại hoặc trong các hoạt động giải trí, thể thao, văn hoá, nghệ thuật.
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo có trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ.
+ Trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ trên internet và các hình thức khác.
Trưng bày, giới thiệu bị cấm:
Pháp luật quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động này như trưng bày, giới thiêu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiên trưng bày, giới thiêu hàng hoá, dịch vụ làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khoẻ con ngtrời; trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiêu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục; trưng bày, giới thiệu mẫu hàng hoá không đúng với hàng hoá đang kinh doanh nhằm lừa dối khách hàng.
3.4. Hội chợ, triển lãm thương mại
Hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại được quy định tại Mục 4, Chương IV Luật Thương mại năm 2005 như sau:
Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
Hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại không chỉ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ mà có thể giao kết ngay họp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Do vậy, sự thành công của hội chợ, triển lãm thương mại là số lượng thương nhân tham gia hội chợ, số hợp đồng và tổng giá trị hợp đồng được ký kết. Hội chợ, triễn lãm hàng hoá, dịch vụ có tính chất tập trung, do đơn vị chuyên nghiệp đứng ra tổ chức. Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam thì thuơng nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, ưiển lãm thương mại tại Việt Nam thực hiện.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê - Sưu tầm & biên tập