Mục lục bài viết
1. Linh kiện điện tử là gì?
Linh kiện điện tử (tên tiếng anh là electronic components) được biết đến là những bộ phận điện tử cơ bản. Đây có thể là một linh kiện riêng lẻ hoặc nhiều linh kiện kết nối với nhau bằng các bảng mạch điện tử. Mỗi linh kiện điện tử đều có những chức năng khác nhau để phục vụ cho hoạt động của máy móc như khuếch đại tín hiệu, cảm biến nhiệt độ, đóng ngắt mạch…
Các linh kiện điện tử cũng chính là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử. Linh kiện điện tử cơ bản chính là góp phần hoàn thiện khả năng vận hành của từng loại máy móc, thiết bị điện. Linh kiện đảm bảo các máy có thể hoạt động đạt hiệu suất tối ưu.
Linh kiện điện tử là một phần không thể thiếu trong các mạch điện. Trong khi đó mạch điện chính là bộ não để các máy móc, thiết bị hoạt động. Tuy nhiên ở Việt Nam, việc sản xuất linh kiện điện tử chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do đó nhập khẩu mặt hàng này là điều cần thiết để phát triển ngành công nghiệp điện tử nước nhà.
Một số loại linh kiện điện tử phổ biến hiện nay.
- Linh kiện điện tử thụ động: Đây là loại linh kiện không thể tự cung cấp năng lượng cho chính nó. Chúng không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch được kết nối. Linh kiện điện tử thụ động cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng nếu không có nguồn kết nối các mạch AC. Vì thế linh kiện điện tử loại thụ động không thể tăng cường độ của một tín hiệu. Thông thường các loại linh kiện điện tử thường có 2 đầu kết nối. Điển hình như tụ điện, cuộn cảm, điện trở,…
- Linh kiện điện tử chủ động: Linh kiện này dựa vào một nguồn năng lượng, có khả năng đưa điện vào một mạch điện. Điển hình của loại linh kiện điện tử chủ động là Transistor (bóng bán dẫn) và các ống chân không triode
- Linh kiện điện cơ: Các linh kiện điện cơ như cầu chì, đầu nối, công tắc, chuyển mạch,….
Một vài linh kiện điện tử phổ biến như là IC, Transistor, IGBT...
Ic là mạch tích hợp, đây là con chip nhỏ hoạt động như bộ vi xử lý hay bộ nhớ máy tính. Còn Transistor cũng là một linh kiện điện tử phổ biến, đây là linh kiện bán dẫn chủ động, chúng là thành phần quan trọng trong cấu trúc của mạch của tất cả các thiết bị điện tử. IGBT là một trong những linh kiện được ứng dụng rộng rãi nhất trong điện dân dụng, phổ biến nhất là bếp điện từ.
2. Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử là gì?
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh lên hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu là bảo hộ nền sản xuất trong nước. Người phải nộp thuế nhập khẩu sẽ bao gồm: chủ hàng hóa nhập khẩu, tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu,…
Linh kiện điện tử được hiểu là các phần rời tách biệt có tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện thay thiết bị điện tử. Những linh kiện điện tử này hiện nay vẫn còn sản xuất hạn chế trong nước, hầu hết đều đến từ nguồn nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy một số loại linh kiện được nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu dưới dạng miễn thuế hoặc đánh thuế rất thấp với loại hàng hóa này.
Theo đó thì thuế nhập khẩu linh kiện điện tử được hiểu rằng là phần thuế thu nhập khẩu đối với những mặt hàng là linh kiện điện tử nhập khẩu vào nước ta, và mức thuế thu nhập khẩu đối với từng loại linh kiện điện tử là khác nhau, tùy thuộc vào từng mặt hàng.
3. Biểu thuế nhập khẩu linh kiện điện tử.
Biểu thuế nhập khẩu là một bảng tổng hợp các loại thuế xuất- nhập khẩu dành cho các mặt hàng trong đó có linh kiện điện tử.
Khoản 18 điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 về các trường hợp miễn thuế bao gồm hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.
Cụ thể kể từ ngày 10/7/2020 theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2020 của Chính phủ có quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô.Theo đó thuế suất nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0% .
Mức thuế nhập khẩu một số linh kiện điện tử được quy định như sau:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa | Thuế suất |
8535 | Thiết bị điện để đóng ngắt mạch hay bảo vệ mạch điện, hoặc dùng để đấu nối hay lắp trong mạch điện (ví dụ, cầu dao, công tắc, cầu chì, bộ chống sét, bộ khống chế điện áp, bộ triệt xung điện, phích cắm và đầu nối khác, hộp đấu nối), dùng cho điện áp trên 1.000 V. | |
85351000 | Cầu chì | 5 |
85354000 | Bộ chống sét, bộ khống chế điện áp và bộ triệt xung điện | 5 |
85359010 | Đầu nối đã lắp ráp (bushing assemblies) và bộ chuyển đổi đầu nối điện dùng cho phân phối điện hoặc máy biến áp nguồn | 5 |
85359020 | Công tắc đảo chiều (change-over switches) loại dùng khởi động động cơ điện | 5 |
85359090 | Loại khác | 5 |
8541 | Đi-ốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; đi-ốt phát quang (LED); tinh thể áp điện đã lắp ráp. | |
85411000 | Đi-ốt, trừ đi-ốt cảm quang hay điốt phát quang (LED) | 5 |
85412100 | Có tỷ lệ tiêu tán năng lượng dưới 1 W | 5 |
85412900 | Loại khác | 5 |
85413000 | Thyristors, diacs và triacs, trừ thiết bị cảm quang | 5 |
854140 | Thiết bị bán dẫn cảm quang, kể cả tế bào quang điện đã hoặc chưa lắp ráp thành các mảng module hoặc thành bảng; đi-ốt phát quang (LED): | |
85414010 | Đi-ốt phát quang | 5 |
85414021 | Tế bào quang điện có lớp chặn, chưa lắp ráp | 5 |
85414022 | Tế bào quang điện có lớp chặn được lắp ráp ở các mô-đun hoặc làm thành tấm | 5 |
85415000 | Thiết bị bán dẫn khác | 5 |
85416000 | inh thể áp điện đã lắp ráp | 5 |
8542 | Mạch điện tử tích hợp. | |
85423100 | Đơn vị xử lý và đơn vị điều khiển, có hoặc không kết hợp với bộ nhớ, bộ chuyển đổi, mạch logic, khuếch đại, đồng hồ thời gian và mạch định giờ, hoặc các mạch khác | 5 |
85423200 | Bộ nhớ | 5 |
85423300 | Mạch khuếch đại | 5 |
85423900 | Loại khác |
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn có liên quan đến biểu thuế nhập khẩu linh kiện điện tử mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Hi vọng rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp thì đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về thuế nhập khẩu linh kiện hiện nay là bao nhiêu, những mặt hàng linh kiện nào được áp dụng mức thuế xuất 0%. Ngoài ra nếu các bạn còn có câu hỏi thắc mắc khác thì có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại của tổng đài tư vấn 19006162 để được tư vấn hỗ trợ một cách trực tiếp. Minh Khuê xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của các bạn.
Bên cạnh đó thì các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung bài viết của chúng tôi sau đây để có thêm thông tin kiến thức:
- Công văn về việc phân loại và tính thuế nhập khẩu các chi tiết linh kiện nhập khẩu để lắp ráp các mặt hàng cơ khí-điện-điện tử nguyên chiếc có mức thuế suất thuế nhập khẩu dưới 30%
- Công văn 3224/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc nhập khẩu linh kiện để sản xuất, lắp ráp cụm bản mạch điện tử
- Công văn 17772/BTC-CST của Bộ Tài chính về việc thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin
- Thông tư quy định thực hiện tạm thời về thuế suất thuế nhập khẩu đối với linh kiện, chi tiết nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp các sản phẩm chưa có quy định tiêu chuẩn dạng lắp ráp SKD,CKD, IKD
- Điều kiện và thuế nhập khẩu linh kiện ô tô, xe con từ Thái Lan?
- Tư vấn thuế nhập khẩu linh kiện ô tô mới nhất