Khách hàng: Kính thưa Luật sư, Luật sư hãy giải thích giúp tôi về khái niệm, vai trò cũng như bản chất, nội hàm của thực tiễn xét xử?
Cảm ơn!
Trả lời:
Khi nghiên cứu những vấn đề về thực tiễn xét xử cần phải đưa ra sự phân tích để làm sáng tỏ về mặt lý luận các nhóm vấn đề, cụ thể chúng ta sẽ cùng xem xét và làm rõ chủ yếu những mặt sau đây tương ứng với những thắc mắc, câu hỏi của bạn sau đây:
1. Khái quát về thực tiễn xét xử
Trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là sau khi Hiến pháp mới của năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đi vào cuộc sống, thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề về thực tiễn xét xử nói chung và thực tiễn xét xử hình sự nói riêng, đồng thời phân tích để chỉ ra vai trò của nó tại Tòa án nhân dân tối cao nói riêng trong quá trình hình thành, phát triển và tiếp tục phát triển pháp luật hình sự Việt Nam trong 60 năm qua (từ năm 1960 đến năm 2020) kể từ khi thành lập Tòa án nhân dân tối cao đến nay với cả hai thời kỳ trưốc và sau khi pháp điển hóa pháp luật hình sự nước nhà nói riêng là rất cần thiết vì ý nghĩa quan trọng của nó.
Về nhận thức đối với vấn đề thực tiễn xét xử và phân tích những vấn đề về khái niệm, bản chất và nội hàm của thực tiễn xét xử để đạt được sự nhận thức thống nhất về thực tiễn xét xử thông qua các hình thức đặc trưng của nó như ban hành các văn bản hưởng dẫn việc áp dụng pháp luật hình sự, sáng tạo pháp luật hình sự, xây dựng án lệ như là những hình thức của thực tiễn xét xử,....
2. Bình luận về thực tiễn xét xử
Để luận chứng cho vai trò của thực tiễn xét xử tại cơ quan tư pháp cao nhất Việt Nam trong quá trình tổng kết kinh nghiệm xét xử và đưa ra những giải thích cũng như những hướng dẫn thống nhất có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao và cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật ở trung ươngViệt Nam trong việc áp dụng pháp luật hình sự. Mặt khác, do hình thức thứ tư của thực tiễn xét xử được nêu ở dưới đây chính là hình thức chủ yếu và quan trọng hơn cả để góp phần làm sáng tỏ nội hàm của thực tiễn xét xử nên thiết nghĩ vì vậy, nhóm vấn đề thứ hai này cần được nghiên cứu chuyên khảo và riêng biệt để qua đó, có đầy đủ các căn cứ bảo đảm sức thuyết phục cho nhận thức khoa học đúng đắn và toàn diện trên hai khía cạnh tương ứng vói hai bình diện cơ bản sau đây:
- Đã từ lâu với tư cách là một trong các bộ phận cấu thành của thực tiễn xét xử nhưng nếu xét về bản chất pháp lý thì những giải thích cũng như hướng dẫn thống nhất của Tòa án nhân dân tối cao không chỉ là một hình thức của thực tiễn xét xử Việt Nam, mà đồng thời cũng chính là một trong các nguồn quan trọng của pháp luật hình sự thời kỳ chưa được pháp điển hóa và;
- Đối với pháp luật hình sự thực định nước nhà thì thực tiễn xét xử luôn luôn có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đôi khi còn có cả vai trò sáng tạo các chế định hay còn gọi là các quy phạm của pháp luật hình sự trong suốt 25 năm từ năm 1960 đến năm 1985 ở Việt Nam khi pháp luật hình sự chưa được pháp điển hóa, cũng như đối với việc tiếp tục phát triển pháp luật hình sự thực định thậm chí sau khi nó đã pháp điển hóa.
3. Khái niệm thực tiễn xét xử
Trên thực tiễn, xã hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực hoạt động mà trong đó thực tiễn pháp lý là một hình thức quan trọng. Đến lượt mình, thực tiễn pháp lý cũng lại bao gồm nhiều lĩnh vực mà trong đó hoạt động áp dụng pháp luật là một dạng chủ yếu bên cạnh hai dạng hoạt động khác, đó là hoạt động sáng tạo pháp luật (1) và thực tiễn thực hiện các quyền của chủ thể (2).
Riêng đối với hoạt động áp dụng pháp luật thì thực tiễn xét xử luôn luôn giữ vị trí cơ bản và trung tâm do ý nghĩa quan trọng của nó. Vì vậy, có thể có nhiều quan điểm khoa học khác nhau về khái niệm thực tiễn xét xử nói chung và thực tiễn xét xử hình sự nói riêng.
Về khái niệm này, đối với quan điểm của Trưởng Bộ môn Luật hình sự và Tội phạm học - Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Tbilisi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết Gruzia (Liên Xô trước đây), một trong những nhà khoa học, đó là luật gia hình sự học có tên tuổi của Liên Xô, cố TSKH Luật, GS. Tkeseliadze G.T. đã đưa ra hơn 45 năm trước đây là hoàn toàn đúng đắn và bảo đảm sức thuyết phục. Vì khi bàn về khái niệm thực tiễn xét xử, GS. Tkeseliadze G.T. đã cho rằng, cần phải hiểu nó theo hai nghĩa, đó là nghĩa rộng và nghĩa hẹp dưới đây như sau:
- Với trường hợp, nếu theo nghĩa rộng, đó là khi thực tiễn xét xử bao gồm hoạt động của tất cả các cấp của hệ thống tòa án đối với việc xem xét các vụ án cụ thể và;
- Với trường hợp thứ hai, đó là nếu theo nghĩa hẹp, khi thực tiễn xét xử bao gồm chỉ có hoạt động của các Tòa án trong việc soạn thảo các luận điểm nhất định trên cơ sỏ cụ thể hóa và áp dụng pháp luật nhiều lần.
4. Bản chất của thực tiễn xét xử
Thông qua sự phân tích ở mục phía trên, lĩnh hội và đồng nhất với quan điểm đó, đồng thời xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam trong 06 thập kỷ qua (từ năm 1960 đến ngày nay),
Theo tác giả GS.TSKH. Lê Cảm trong cuốn "sách chuyên khảo 75 năm hình thành, phát triển của hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam và định hướng tiếp tục hoàn thiện (1945-2020)", tác giả này đã đưa ra định nghĩa khoa học của khái niệm thực tiễn xét xử (nói chung) như sau: "Thực tiễn xét xử là một dạng đặc trưng của thực tiễn pháp lý, là hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án và được thể hiện hằng 04 hình thức chủ yếu (mà từ lâu đã thừa nhận chung) - cụ thể hóa và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tại phiên tòa, tự do sáng tạo pháp luật của Tòa án, xây dựng các án lệ, cũng như tổng kết và đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thông nhất mang tính chất chỉ đạo về việc áp dụng pháp luật trong từng trường hợp tương ứng."
Từ khái niệm trên, trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam trong những năm qua có thể suy ra rằng: thực tiễn xét xử hình sự (nói riêng) là một dạng đặc trưng của thực tiễn pháp lý hình sự, là hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án trong lĩnh vực tư pháp hình sự và được thể hiện bằng 04 hình thức chủ yếu - cụ thể hóa và áp dụng phốp luật để giải quyết các vụ án tại phiên tòa, sáng tạo pháp luật hình sự (khi pháp luật hình sự chưa được pháp điển hóa), xây dựng các án lệ về hình sự, cũng như tổng kết và đưa ra những giải thích (hướng dẫn) thống nhất mang tính chất chỉ đạo về việc áp dụng pháp luật hình sự trong từng trường hợp tương ứng.
5. Nội hàm của thực tiễn xét xử
Khi chúng ta xét về nội hàm của thực tiến xét xử. Từ định nghĩa khoa học của khái niệm thực tiễn xét xử nêu trên đây ở mục (4) và mục (3), đồng thời kết hợp với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực thuộc quyền tư pháp Việt Nam trong suốt hơn 75 năm qua (từ năm 1945 đến ngày nay) đã cho thấy, bản chất của thực tiễn xét xử (nói chung) chính là một dạng đặc trưng của thực tiễn pháp lý và là hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án và được thể hiện bằng những hình thức nhất định liên quan đến việc áp dụng pháp luật. Như vậy, từ khái niệm và bản chất của thực tiễn xét xử có thể nhận thấy nội hàm chủ yếu của nó (thực tiễn xét xử) bao gồm các thuộc tính chung đặc trưng với 05 đặc điểm cơ bản sau đây:
- Thực tiễn xét xử là một dạng của thực tiễn pháp lý và là hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Như vậy, đặc điểm chủ yếu cơ bản đầu tiên và quan trọng nhất này chính là sự khẳng định cho bản chất của thực tiễn xét xử.
- Thực tiễn xét xử được thể hiện bằng hình thức cụ thể hóa và áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án tại phiên tòa.
- Thực tiễn xét xử được thể hiện bằng hình thức là tự do sáng tạo pháp luật của Tòa án.
- Thực tiễn xét xử được thể hiện bằng hình thức là các án lệ mà đặc biệt là từ sau khi thông qua Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, đến nay ở Việt Nam Tòa án nhân dân tốỉ cao đã từng bước triển khai công việc quan trọng này.
- Cuối cùng, thực tiễn xét xử còn được thể hiện bằng hình thức tổng kết kinh nghiệm xét xử và đưa ra những giải thích (hưống dẫn) thống nhất có tính chất chỉ đạo trong việc áp dụng pháp luật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong trường hợp ngành luật nào đó chưa được pháp điển hóa thì đặc điểm thứ năm này còn được coi là nguồn của chính ngành luật tương ứng đó (vì thực tiễn xét xử của nước ta và của Liên Xô (trước đây) cho thấy, đối với pháp luật hình sự chưa được pháp điển hóa thành Bộ luật Hình sự thì đôi khi trong quá trình áp dụng nhiều lần pháp luật hình sự, chính thực tiễn xét xử đã góp phần xây dựng nên một số cấu thành tội phạm mới và quy định hình phạt để bổ sung cho “kẽ hở” - ”lỗ hổng” của pháp luật hình sự.
=> Như vậy, để có được sự nhận thức khoa học về nội hàm nêu trên của thực tiễn xét xử hình sự tại Tòa án nhân dân tối cao, thì tiếp theo kể từ Mục III Chương V sẽ đề cập việc nghiên cứu vai trò của thực tiễn xét xử thông qua những giải thích (hướng dẫn) có tính chất chỉ đạo của Tòa án nhân dân tôì cao đối vối việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự nưốc nhà trong 60 năm (1960-2020) tương ứng với 02 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ 1: đó là 25 năm trước khi pháp điển hóa lần thứ nhất (từ năm 1960 đến năm 1985) và;
- Giai đoạn thứ 2: Đó là 35 năm từ sau khi thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên đến nay (từ năm 1985 đến ngày nay).
Trân trọng!