1. Khái niệm kháng nghị về thi hành án dân sự

Để bảo đảm hiệu quả của công tác kiểm sát các hoạt động thi hành án dân sự, Điều 4, 5 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Điều 160 Luật thi hành án dân sự quy định viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với quyết định, hành vi thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dưới. Trong khoa học pháp lí, việc viện kiểm sát yêu cầu thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên được gọi là kháng nghị về thi hành án dân sự.

Như vậy, kháng nghị về Thi hành án dân sự là hoạt động của viện kiểm sát theo quy định của pháp luật phản đối các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên đề nghị thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cổ thẩm quyển xem xét lại quyết định, hành vi vi phạm pháp luật đó.

Kháng nghị về thi hành án dân sự bão đảm cho viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

2. Đối tượng bị kháng nghị về thi hành án dân sự

Đối tượng bị kháng nghị về thi hành án là các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên. Theo quy định tại Điều 28 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014, người có thẩm quyền kháng nghị thực hiện quyền kháng nghị đối với các quyết định và việc làm vi phạm pháp luật ữong thi hành án dân sự sau đây:

- Các quyết định của thù trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên như quyết định thi hành án; quyết định uỷ thác thi hành án; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án, vụ việc chưa có điều kiện để thi hành án; quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án...

- Hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên.

3. Giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự

Khi nhận được kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân đối với các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong việc thi hành án dân sự của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên thì cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc trả lời kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm trả lời kháng nghị của viện kiểm sát đối với quyết định, hành vi về thi hành án của mình hoặc của chấp hành viên thuộc quyền quản lí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị. Trường hợp chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát nhân dân thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có vãn bản trả thuộc Bộ quốc phòng phải xem xét và trả lời trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo. Văn bản trả lời của thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc Bộ quốc phòng có hiệu lực thi hành.

Trường hợp xét thấy văn bản trả lời kháng nghị được quy định tại khoản 2 Điều 161 Luật thi hành án dân sự không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Bộ trưởng Bộ tư pháp xem xét lại vãn bản trả lời đã có hiệu lực thi hành của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án dân sự thuộc Bộ tư pháp. Bộ trưởng Bộ quốc phòng xem xét lại văn bàn trả lời đã có hiệu lực thi hành của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp quân khu, thủ trưởng cơ quan quản lí thi hành án thuộc .Bộ quốc phòng. Bộ trưởng Bộ tư pháp, Bộ trưởng Bộ quốc phòng có trách nhiệm xem xét và trả lời bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật dân sự, luật thi hành án dân sự về kháng nghị thi hành án dân sự. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự - Công ty luật Minh Khuê