Mục lục bài viết
Tôi đang gặp một vấn đề pháp lý hóc búa, gây nhiều tranh cãi, nếu đóng trong vai trò là luật sư bên nguyên đơn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà Trần Thị L thì luật sư sẽ giải quyết, xử lý vụ án này như thế nào ? Tôi rất mong được lắng nghe, học hỏi quan điểm pháp lý từ quý chuyên gia, luật sư về vụ án dưới đây. Tôi rất lấy làm biết ơn !
Trả lời:
TRANH CHẤP VỀ YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
1. Nguyên đơn: Bà Trần Thị L, sinh năm: 1972. Địa chỉ: Tổ dân phố B, thị trấn N, huyện L, tỉnh Lâm Đồng. Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Ngọc P, sinh năm: 1977. Địa chỉ: Tổ dân phố B, thị trấn N, huyện L, tỉnh Lâm Đồng. Theo giấy ủy quyền lập ngày 02/6/2017; (Có mặt).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị M, Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Lâm Đồng; (có mặt).
2. Bị đơn: Vợ chồng ông Phạm Văn T, sinh năm: 1963.
Bà Chu Thị T, sinh năm: 1965. Địa chỉ: Tổ dân phố T, thị trấn N, huyện L, tỉnh Lâm Đồng.
Ông Phạm Văn T ủy quyền cho bà Chu Thị T tham gia tố tụng theo văn bản ủy quyền ngày 16/6/2017; (bà T có mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN:
1. Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn, ông Nguyễn Ngọc P trình bày: Ngày 21/9/2016 dương lịch vợ chồng ông Phạm Văn T, bà Chu Thị T có thuê bà Trần Thị L (vợ ông P) cắt cành cà phê một ngày 200.000đồng. Bà L làm từ 07 giờ sáng đến 09 giờ sáng thì té xuống giếng sâu 15m trong vườn cà phê của ông T, bà T ường, do ông bà không che chắn, không có thành giếng mà chỉ có cành cà phê xum xê che lại. Khi tai nạn xảy ra thì ông T, bà T không lo cấp cứu kịp thời mà đợi đến khi ông P đến mới đưa bà L đi cấp cứu.
Hậu quả bà L bị gẫy cột sống chết từ lưng xuống, đôi chân không cử động được, không còn cảm giác, không tự chăm sóc bản thân được mà phải có người thường xuyên phục vụ, tàn phế hoàn toàn.
Vì vậy, bà L khởi kiện yêu cầu ông T, bà T phải bồi thường thiệt hại tổng cộng là 136.500.000đồng (Một trăm ba mươi sáu triệu năm trăm ngàn đồng), gồm các khoản như sau: Tiền xe đi cấp cứu 1.000.000đồng; Tiền xe taxi lên xuống 1.500.000đồng; Tiền công lao động người bệnh 280 ngày x 150.000đồng = 36.000.000đồng; Tiền công chăm sóc người bệnh 280 ngày x 150.000đồng = 36.000.000đồng; Tiền bồi thường tổn thất tinh thần 50.000.000đồng; Tiền thuốc men và tiền viện phí 12.000.000đồng. Ngoài ra ông P không yêu cầu gì khác.
2. Bị đơn vợ chồng ông Phạm Văn T, bà Chu Thị T trình bày: Vợ chồng ông bà có diện tích khoảng 3.000m2 mua từ năm 1991, khi mua đất trong vườn đã có một cái giếng bỏ hoang sâu khoảng 15m đến 16m. Trong thời gian canh tác ông bà đã bỏ cỏ, vỏ cà phê xuống giếng nên chỉ còn sâu khoảng 08m đến 09m.
Ngày 21/8/2016 âm lịch ông T, bà T có thuê bà Trần Thị L và bà Nguyễn Thị U cắt cành cà phê, công một ngày 200.000đồng. Khi làm bà T đã nói với bà U về việc trong vườn có cái giếng và bà U, bà L đã làm trong vườn nhà ông bà nhiều ngày rồi, trước đây cũng nhiều người làm vườn nhưng vẫn không sao. Hai người làm được một ngày đến ngày 22/8/2016 khoảng 09 giờ thì bà U chạy lên báo bà L bị té xuống giếng, ông bà đã gọi người cứu giúp đưa bà L lên khỏi giếng, lúc đó ông P cũng đến đưa bà L đi cấp cứu. Từ khi bà L đi điều trị ông bà đã nhiều lần thăm hỏi và có đưa cho bà L bốn lần tiền tổng cộng 2.800.000đồng.
Nay bà L khởi kiện yêu cầu ông bà phải bồi thường thiệt hại tổng cộng là 136.500.000đồng (Một trăm ba mươi sáu triệu năm trăm ngàn đồng) thì ông bà không không đồng ý vì tai nạn xảy ra ông bà không mong muốn nên ông bà chỉ đồng ý bồi thường 14.500.000đồng gồm: Tiền xe đi cấp cứu 1.000.000đồng; tiền xe taxi lên xuống 1.500.000đồng; Tiền thuốc men và tiền viện phí 12.000.000đồng. Các khoản khác ông bà không đồng ý bồi thường mà sau này khi xong việc ông bà sẽ thăm hỏi tùy tâm ông bà. Ngoài ra ông T, bà T không còn yêu cầu gì khác.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
KÍNH THƯA QUÝ TÒA. THƯA TOÀN THỂ CÁC QUÝ VỊ CÓ MẶT TRONG NGÀY HÔM NAY. ĐẠI DIỆN VỊ LUẬT SƯ BẢO VỆ CHO NGUYÊN ĐƠN CỦA TÔI LÀ BÀ. TRẦN THỊ L. ĐỂ LẤY LẠI SỐ TIỀN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGUYÊN ĐƠN CỦA TÔI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT:
Theo Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) ngoài hợp đồng trong BLDS năm 2015 Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, Điều 584 BLDS năm 2015, quy định:
Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại Khoản 2 điều này là :
”Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại do thiên nhiên gây ra .
theo Khoản 1 Điều 156 BLDS năm 2015, quy định về sự kiện bất khả kháng, như sau: Thiên tai, địch họa... Nhưng cũng có thể do con người. Sự việc xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cần thiết. thì đó mới là trường hợp được coi là bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Nhưng đây là trường hợp nằm trong phạm vi khả kháng vì: cái giếng ở trong vườn nhà ông bà T trước khi mua mảnh vườn này ông bà đã biết ở trong vườn có cái giếng rồi và còn dùng mảnh đất này để canh tác nông nghiệp ( ở đây là trồng cà phê) vậy thì ông bà T phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn trước khi thuê người về làm, kể cả khi trước đó chưa từng có trường hợp tai nạn nào sảy ra..nhưng ông bà vẫn không che lấp và lắp thành giếng mà chỉ có cành cà phê xum xuê lại.và ông bà T mặc dù đã bỏ bỏ cà phê xuống giếng và chỉ còn sau 8-9m nhưng chiều sau 8-9m đó vẫn chưa có gì để chứng minh được khả năng an toàn của giếng.chính vì do ông bà T quá chủ quan và không có biện pháp ngăn chặn nên mới sảy ra tai nạn cho Bà L mặc dù tai nạn sảy ra ngoài ý muốn.
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Người đã gây ra tình dẫn đến thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại. trường hợp người gây thiệt hại không có lỗi thì chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng phương tiện giao thông vận tải cơ giới cũng phải bồi thường. Trách nhiệm này chỉ được miễn trừ nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại.
=>> Ông bà T đã có trình báo với bà U người cùng làm công với bà Trần Thị L là trong vườn có giếng nhưng lại không trình báo lại với bà laon hay dặn bà U phải báo lại cho Bà L cùng biết. Nên sai sót của ông bà T hoàn toàn hợp lý để có thể xử phạt theo như (khoản 3 Điều 601 BLDS năm 2015), : Chủ sở hữu có lỗi trong việc trông coi, vận chuyển, quản lý, sử dụng để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải chịu bồi thường liên đới với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật cả khi chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng không có lỗi trong việc gây tai nạn.
Sau khi bà L bị ngã xuống giếng thì bị gẫy cột sống chết từ lung xuống, đôi chân không cử động được, không còn cảm giác, không tự chăm sóc bản thân được mà phải có người thường xuyên phục vụ, tàn phế hoàn toàn. Thì bà L được hưởng toàn bộ bồi thường từ thời điểm bà L bị tai nạn.
Theo khoản 2.Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm
Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp bên nguyên đơn của tôi là bà trần thị loan bị tàn phế hoàn toàn chết từ cột song lung xuống đến chân, và phần tay vẫn còn cử động được nên dựa trên hậu quả của tai nạn sảy ra.thì theo ông P chồng của bà L yêu cầu : tổng số tiền là 136.500.000đ bao gồm: Tiền xe đi cấp cứu 1.000.000đồng; Tiền xe taxi lên xuống 1.500.000đồng; Tiền công lao động người bệnh 280 ngày x 150.000đồng = 36.000.000đồng; Tiền công chăm sóc người bệnh 280 ngày x 150.000đồng = 36.000.000đồng; Tiền bồi thường tổn thất tinh thần là 40 tháng lương cơ sở x 1.300.000đồng = 52.000.000đồng; Tiền thuốc men và tiền viện phí 12.000.000đồng.
Ngoài ra ông P không yêu cầu gì thêm
Trong trường hợp này ông bà T là người chủ thợ thuê người làm công đã có hợp đồng bằng miệng với thỏa thuận là 200.000đ/ngày.làm nên ông bà t phải chịu hoàn toàn số tiền mà bên nguyên đơn ông P bà L đã đòi bồi thường. theo đúng pháp luật, đảm bảo sự công bằng cho người lao động- là bà Loan
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê
Khuyến cáo: Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật Minh Khuê thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.