Mục lục bài viết
- 1. Bản cam kết là gì?
- 2. Bản cam kết có những loại nào?
- 3. Giá trị pháp lý của bản cam kết
- 3.1 Giao dịch dân sự là gì?
- 3.2 Điều kiện về chủ thể của giao dịch
- 3.3 Điều kiện mục đích và nội dung của giao dịch
- 3.4 Điều kiện về hình thức giao dịch
- 4. Những điều cần lưu ý khi viết bản cam kết
- 5. Mẫu cam kết về tiến độ thi công công trình
1. Bản cam kết là gì?
Bản cam kết được sử dụng nhằm mục tiêu đưa ra lời cam kết giữa các bên cùng tham gia một hoạt động kinh doanh hay công việc nào đó. Các biểu mẫu giấy cam kết thường mang rất nhiều thông tin quan trọng nên nó được soạn thảo rất phức tạp và có nhiều quy định.
2. Bản cam kết có những loại nào?
Các văn bản cam kết hay còn được gọi với cái tên khác là giấy cam kết được sử dụng và soạn thảo dưới rất nhiều dạng khác nhau. Một số giấy cam kết được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày là biểu mẫu cam kết trong xây dựng, giấy cam kết về việc thi công công trình xây dựng đúng tiến độ, giấy cam kết về việc bảo hành thiết bị, giấy cam kết trả nợ lãi của ngân hàng đúng hạn, giấy cam kết của học sinh được sử dụng tại những trường học, hoặc là những biểu mẫu văn bản chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy và quy định tại những doanh nghiệp và công ty của người lao động… Chính vì sự thông dụng này mà những biểu mẫu giấy cam kết được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi tại những đơn vị, cơ quan, công ty và doanh nghiệp và cả trong những hoạt động cuộc sống hàng ngày khi cả hai bên tham gia có sự thống nhất, giao kèo và cam kết cùng với nhau.
Các biểu mẫu cam kết được sử dụng với mục đích đây chính là nội dung cam kết của bên B hứa về việc thực hiện các luật pháp đã thống nhất trong bản cam kết một cách chính xác và đầy đủ với bên A. Cả hai bên đều phải có sự thỏa thuận hợp tác, thống nhất với nhau về việc cam kết các luật pháp cũng như có sự ràng buộc lẫn nhau về mặt pháp luật và hành chính. Trong trường hợp một trong hai bên cam kết không thực hiện theo như đúng như những luật pháp đã cam kết thì sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt pháp luật để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tất cả hai bên.
Các đối tượng người dùng có thể sử dụng và áp dụng các văn bản giấy cam kết có thể là tập thể hoặc là một cá nhân nào đó. Dựa vào từng tình huống cụ thể khác nhau mà người soạn thảo giấy cam kết sẽ có được sự kiểm soát và điều chỉnh nội dung khác nhau sao cho phù hợp nhất.
3. Giá trị pháp lý của bản cam kết
Bản cam kết có giá trị pháp lý hay không? Có thể dùng bản cam kết để khởi kiện được hay không? Đây có lẽ là một trong những câu hỏi mà nhiều người đều đang thắc mắc. Về bản chất thì bản cam kết có thể được xem là một giao dịch dân sự được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Trong một số giao dịch dân sự các bên tham gia giao dịch thường thỏa thuận đưa ra nội dung cam kết để tránh những tranh chấp phát sinh cũng như những rủi ro khách quan không lường trước. Tại điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
3.1 Giao dịch dân sự là gì?
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy theo từng giao dịch cụ thể mà giao dịch đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền , nghĩa vụ dân sự. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của bên kia. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan. Hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh hậu quả pháp lý khi những điều kiện giao dịch do một bên đưa ra mà bên kia đáp ứng được các điều kiện đó. Ngược lại, hợp đồng dân sự là do sự thỏa thuận của các bên chủ thể về việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của hợp đồng được phát sinh ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản cam kết là giao dịch dân sự, do vậy bản cam kết có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo điều 117 Bộ luật dân sự 2015 gồm 3 điều kiện sau
Điều 117: Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Những điều kiện có hiệu lực giao dịch dân sự nếu thiếu một trong các điều kiện tại điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì giao dịch dân sự đương nhiên hoặc có thể bị coi là vô hiệu:
3.2 Điều kiện về chủ thể của giao dịch
Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chủ thể viết cam kết có thể là cá nhân, pháp nhân
Đối với cá nhân:
– Người thành niên được quyền xác lập mọi giao dịch dân sự
– Người dưới 6 tuổi: Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Người mất năng lực hành vi dân sự: Giao dịch dân sự do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
– Người hạn chế năng lực hành vi dân sự: Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
Đối với pháp nhân
– Pháp nhận thực diện giao dịch dân sự bằng tài sản của mình thông qua người đại diện.
– Điều kiện về tự nguyện tham gia giao dịch
Nguyên tắc tự nguyện thoả thuận bắt buộc phải có trong giao dịch dân sự và là yếu tố nhận diện quan hệ dân sự: “2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.”
Nếu chủ thể tham gia không tự nguyện viết giấy cam kết, giấy cam kết sẽ bị vô hiệu theo điều 124, 125, 126, 127 bộ luật dân sự 2015.
3.3 Điều kiện mục đích và nội dung của giao dịch
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
3.4 Điều kiện về hình thức giao dịch
Cam kết có thể được lập dưới những hình thức sau:
- Cam kết thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
- Cam kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
4. Những điều cần lưu ý khi viết bản cam kết
Khi viết các văn bản cam kết thực hiện các công việc và luật pháp đã thống nhất giữa cả hai bên thì bạn cần phải phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Các nội dung thông tin liên quan đến người làm giấy cam kết như mục họ tên, mã số thuế, chứng minh thư, điện thoại cảm ứng, chức vụ, đơn vị công tác… tất cả đều phải chính xác và rõ ràng, cụ thể.
- Những nội dung có ghi trong bản cam kết cần được trình bày một cách khoa học, ngắn gọn, xúc tích và mang tính chính xác. Không chỉ thế thì không được tẩy xóa và viết sai chính tả trong các văn bản cam kết.
- Người viết giấy cam kết cũng phải phải thể hiện rõ được quan điểm của riêng mình. Ví dụ như cam kết về vấn đề thời gian thao tác làm việc, thì người viết giấy cam kết cần phải ghi rõ số năm sẽ phải công tác tại đơn vị , doanh nghiệp hay công ty. Thời gian thao tác làm việc này còn tùy thuộc vào quy định cũng như cơ chế hoạt động của từng doanh nghiệp khác nhau.
- Trong các mẫu giấy cam kết cần phải ghi rõ việc nếu vi phạm bất luận luật pháp nào thì sẽ phải chịu những trách nhiệm gì và thực hiện theo quy định nào của công ty.
5. Mẫu cam kết về tiến độ thi công công trình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
Hà nội, ngày….tháng ....năm 20…..
BIÊN BẢN CAM KẾT
Kính gửi: Công ty …………………………..
Để thực hiện các cam kết về tiến độ thi công công trình “Bãi đỗ xe ngầm và dịch vụ Thương mại ……..”, sau khi thống nhất xác nhận với đơn vị cung cấp…….. về thời gian giao hàng. Chúng tôi, Công ty ……………. cam kết cung cấp khung nhôm hộp …………..tới công trình để tiến hành thi công lắp đặt vào ngày …/…/20….
Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về toàn bộ thông tin được nêu trong biên bản này.
Trân trọng cảm ơn.
ĐẠI DIỆN CÔNG TY
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề Mẫu biên bản cam kết. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email Tư vấn pháp luật dân sự qua Email hoặc tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng./