Mục lục bài viết
- 1. Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất
- 2. Chấm dứt hợp đồng lao động được bồi thường không ?
- 3. Tư vấn về trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ?
- 4. Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
- 5. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?
1. Mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất
Công ty luật Minh Khuê cung cấp mẫu thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động để Quý khách hàng tham khảo. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
>> Tải ngay: Mẫu văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----***-----
THỎA THUẬN CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Bản Thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động này (Sau đây gọi tắt là “Thỏa Thuận”) được lập ngày ____/______/20... bởi Các Bên:
CÔNG TY TNHH ......................................
Trụ sở : Hà Nội, Việt Nam
Tel :
Fax :
Người đại diện theo pháp luật : Ông
Chức danh :
Và
ÔNG (“Người Lao Động”)
Ngày sinh :
Số CMND :
Hộ khẩu thường trú :
Hai Bên thỏa thuận và thống nhất nội dung sau:
Điều 1: Chấm dứt Hợp đồng lao động
1.1 ……và Người Lao Động đồng ý chấm dứt Hợp đồng lao động số ….. ký ngày …/…./…… và Hợp đồng đào tạo số ….. ký ngày …/…./…….
1.2 Tất cả các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ và các văn bản liên quan về Hợp đồng lao động và Hợp đồng Đào tạo có chữ ký của hai Bên sẽ được tự động chấm dứt từ ngày ký Thỏa Thuận này. Hai Bên sẽ không có yêu cầu bồi thường nào khác.
1.3 Thanh toán cho Người Lao Động các khoản sau: Tổng cộng là ….. đồng
- Lương: - Trợ cấp khác:
- Trợ cấp thôi việc: - Ngày nghỉ phép:
Điều 2: Thỏa thuận khác
2.1 Thỏa Thuận này được lập thành hai (2) bản tiếng Anh va tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ một (1) bản tiếng Anh va tiếng Việt để thực hiện.
2.2 Các Bên đồng ý rằng, bằng sự hiểu biết tốt nhất của mình, đã đọc, hiểu và đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản của Thoả thuận này.
TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN CỦA HAI BÊN, đại diện có thẩm quyền của HAI BÊN đã ký vào Thỏa Thuận này vào ngày được ghi ở trên.
NGƯỜI LAO ĐỘNG | CÔNG TY TNHH................. |
2. Chấm dứt hợp đồng lao động được bồi thường không ?
Xin chào luật sư, thưa luật sư, cho tôi hỏi như sau: Tôi được nhận hợp đồng lao động tại một cơ quan nhà nước từ ngày 10 tháng 12 năm 2013 sau 8 lần hợp đồng 1 tháng thì đến ngày 01 tháng 8 năm 2014 thì được ký hợp đồng có thời hạn 1 năm và đến ngày 01 tháng 1 năm 2015 thì chấm dứt hợp đồng lao động của tôi khi chưa hết hạn hợp đồng.
Vậy cho tôi hỏi tôi có được bồi thường không? Bồi thường như thế nào?
Cảm ơn luật sư!
Trả lời:
Theo thông tin bạn đưa ra, bạn cơ quan bạn đang làm đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn (HĐLĐ của bạn là hợp đồng xác định thời hạn 1 năm). Nhưng bạn không nói rõ là khi chấm dứt hợp đồng trước thời hạn kết thúc hợp đồng (1/8/2015) thì cơ quan bạn có báo trước cho bạn một khoảng thời gian hợp lý không (cụ thể là báo trước 30 ngày theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 38 Bộ Luật lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Và bạn cũng không nói rõ lý do mà cơ quan bạn đơn phương chấm dứt HĐLĐ với bạn.
Theo quy định tại điều 38 BLLĐ 2019 thì người sử dụng lao động chỉ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong một số trường hợp nhất định và phải báo trước cho người lao động một khoảng thời gian hợp lý :
Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Trân trọng cảm ơn!
3. Tư vấn về trả sổ bảo hiểm xã hội sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ?
Em lên trên mạng tra cứu thông tin thì không có dữ liệu đóng BHXH, Bây giờ em muốn lấy lại sổ BHXH thì em phải làm gì ạ? Mong luật sư giúp đỡ em sớm. Vì ở công ty hiện tại em cũng không đóng BHXH được vì em không có sổ ?
>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật lao động gọi: 1900.6162
Trả lời:
Tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Mặt khác tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
“ Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết.
Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía công ty thiếu trách nhiệm, cố tình chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 31; điểm c khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì “tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện công ty về việc chậm trả sổ bảo hiểm xã hội đến tòa án để giải quyết quyền lợi cho mình.
Tuy nhiên trường hợp của bạn, bạn có cung cấp thông tin khi bạn gọi điện lên lấy lại sổ BHXH thì công ty nói rằng thông tin của bạn đã được đóng BHXH ở đơn vị khác, trong khi thực tế bạn chưa từng đi làm ở đâu trước công ty này. Công ty trả lời không có sổ của bạn tại công ty và đọc cho bạn số sổ BHXH. Bạn lên trên mạng tra cứu thông tin thì không có dữ liệu đóng BHXH. Thời gian bạn làm việc tại công ty cũ này là thời gian Luật Bảo hiểm xã hội 2006 vẫn còn hiệu lực, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2006 này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định, trong khoảng thời gian làm việc tại đây bạn vẫn đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở bất kỳ cơ quan làm việc nào khác, ngoài ra công ty vẫn thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương được trích của người lao động, chính vì vậy không có căn cứ để công ty xác định bảo hiểm của bạn đang được đơn vị khác đóng và không trả sổ bảo hiểm cho bạn được. Để bảo đảm quyền lợi của mình, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội bạn được quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội vì có thể trong trường hợp này đã xảy ra sai sót kỹ thuật, nhậm lẫn thông tin, ngoài ra trường hợp bạn có các chứng cứ để chứng minh trong thời gian làm việc tại công ty bạn có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm.
4. Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Hiện nay, Công ty chúng tôi có một lao động thường xuyên tự ý nghỉ việc mà không hề xin phép và cũng không có lý do chính đáng.
Xin cho hỏi Công ty chúng tôi có thể chấm dứt Hợp đồng lao động với lao động này được không?
Cảm ơn!
Trả lời :
Tại điểm b khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp:
“Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này”
Tại điểm c khoản 1 Điều 85 có quy định hình thức xử lý kỷ luật sa thải được áp dụng trong trường hợp:
“Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc hai mươi ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng”.
Căn cứ vào các quy định trên, nếu người lao động trên đã tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng thì Công ty bạn có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động này.
5. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?
+ Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
+ Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động.
+ Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
+ Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
+ Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
Công ty luật Minh Khuê (phân tích)