Vậy khi gửi hàng về Việt Nam với số lượng nhiều (giá trị 1 lần gửi khoảng 40 triệu đồng) Vậy mình có phải khai báo ở Bưu Điện không? Khai báo như thế nào thì hợp lệ? Mình chỉ mở 1 cửa hàng nhỏ tại nhà hoặc bán trong siêu thị, mình có cần phải đăng ký giấy tờ gì không? Chị gái mình sẽ đứng bán hàng trực tiếp.

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê!

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư!

Người gửi: Hồng Nhung

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏ về chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật Minh Khuê xin trả lời như sau:

- Việc bạn gửi bưu phẩm có giá trị lớn từ nước ngoài về Việt Nam  là 40 triệu bạn cần phải khai báo với bưu điện

-  Việc kinh doanh mỹ phẩm nhỏ của bạn tại siêu thị và việc mở cửa hàng kinh doanh của bạn do có địa điểm kinh doanh cố đinh nên sẽ không thuộc đối tượng được kinh doanh mà không cần ĐKKD theo Điều 3  Nghị định 39/2007/NĐ-CP:

1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.

Chính vì vậy, bạn cần tiến hành việc ĐKKD cho việc buôn bán của mình theo thủ tục được quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP (thay thế bởi: Nghị định số 01/2021/NĐ-CP) quy định về việc ĐKDN. Ngoài ra, nếu như thu nhập của bạn thấp thì bạn có thể không cần thành lập doanh nghiệp mà chỉ cần thành lập hộ kinh doanh cá thể vì loại hình này mức thuế đóng sẽ thấp hơn việc thành lập các loại hình doanh nghiệp khác. Xem thêm: Kinh doanh mỹ phẩm cần trình những giấy tờ khi cơ quan chức năng kiểm tra?