Theo quy định tại Luật số 03/2016/QH14 về danh mục ngành nghề kinh doanh cần có điều kiện nhất định. Cũng theo điều 3 tại nghị định 93/2016/NĐ-CP các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề sản xuất mỹ phẩm phải đáp ứng các điều kiện sau:

 

1. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm

Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể được phép kinh doanh, tuy nhiên để mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm phải đáp ứng được đầy đủ yêu cầu pháp lý mà pháp luật yêu cầu. Cụ thể về các điều kiện kinh doanh mỹ phẩm như sau:

- Có gấy phép kinh doanh hợp pháp: Theo đó để được cấp giấp phép kinh doanh hợp pháp thì cá nhân, chủ doanh nghiệp/ người đại diện phải trên 18 tuổi và có đủ năng lực hành vi nhân sự. Đồng thời phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động buôn bán mỹ phẩm. Ngoài ra, khi đăng ký kinh doanh cá thể với hình thức mở cửa hàng thì cần đảm bảo yếu tốt về tên hộ gia đình theo quy định của luật doanh nghiệp.

- Về giấy phép kinh doanh phải có mã ngành là 4772 với nội dungq buôn bán mỹ phẩm.

- Có địa chỉ kinh doanh rõ ràng và có đội ngũ nhân sự, người lao động cụ thể.

- Đối với trường hợp kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu hợp pháp thì cần chắc chắn và đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất sứ của từng loại. Thep quy định của nhà nước thì tất cả các loại hàng hóa mỹ phẩm nhập khẩu vào Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện:

+ Được cục quản lý dược - Bộ y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố hóa my phẩm còn hiệu lực, được phép nhập khaaur vào Việt Nam,

+ Có thủ tục nhập khẩu rõ ràng tại cơ quan Hải Quan theo quy định.

+ Khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa mỹ phẩm cần uất trình đầu đủ hồ sơ, giấy tờ mua bán với cơ quan Hải quan, trong đó bao gồm phiếu công bố hóa mỹ phẩm đa được cục quản lý dược - Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

- Đối với các loại hàng hóa mỹ phẩm lưu hành trong thị trường Việt Nam phải thì cần đáp ứng thêm một số các điều kiện như:

+ Hàng hóa mỹ phẩm lưu hành tại Việt Nam được dán nhãn hiệu giống như hồ sơ gửi tới Bộ y tế, tuyệt đối không sang chiết hay thay đổi vỏ hộp.

+ Nhãn hiệu hàng hóa mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền ở Việt Nam.

>> Xem thêm: Kinh doanh mỹ phẩm cần trình những giấy tờ khi cơ quan chức năng kiểm tra?

 

2. Trình tự thủ tục để được kinh doanh mỹ phẩm

Cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh mỹ phẩm phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện pháp lý mà luật pháp Việt Nam yêu cầu như:

- Chuẩn bị hồ sơ, giấy đề nghị để đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

- Hồ sơ có tên người kinh doanh và địa điểm kinh doanh

- Có tên, ngành nghề kinh doanh, hàng hóa mỹ phẩm.

- Số vốn kinh doanh

- Hộ khẩu, địa chỉ cư chú và chứng minh nhân dân cùng ngày cấp

- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân kinh doanh;

– Giấy tờ chứng minh trụ sở, hợp đồng thuê nhà để kinh doanh

=> Khi nhận được kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cá nhân kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt động kê khai thuế và ổn định hoạt động kinh doanh hóa mỹ phẩm của mình.

 

3. Mức phạt vi phạm quy định về mua bán mỹ phẩm trong hoạt động kinh doanh mỹ phẩm

Được quy định tại Điều 71 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 

3.1 Hình thức phạt chính

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm dưới 20.000.000 đồng hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng trị giá lô hàng vi phạm từ 20.000.000 đồng trở lên tính theo giá bán đối với tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường khi thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

b) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

c) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn cho người sử dụng;

b) Kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì của nhà sản xuất;

c) Kinh doanh mỹ phẩm quá hạn dùng hoặc quá thời hạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất;

d) Kinh doanh mỹ phẩm đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo thu hồi do vi phạm quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Kinh doanh mỹ phẩm có thành phần chất cấm sử dụng trong mỹ phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép đối với chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng sử dụng theo quy định của pháp luật;

b) Kinh doanh mỹ phẩm không có hoặc không xuất trình Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền;

c) Kinh doanh mỹ phẩm có công thức không đúng với hồ sơ công bố đã được duyệt;

d) Không thực hiện thu hồi mỹ phẩm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Kinh doanh mỹ phẩm có Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) nhưng không đầy đủ theo quy định của pháp luật.

 

3.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và các điểm a, b, c khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Trong trường hợp có từ 02 sản phẩm mỹ phẩm trở lên vi phạm thuộc cùng một hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 Điều này và được phát hiện trong cùng một lần thanh tra, kiểm tra thì xử phạt một hành vi và áp dụng tình tiết tăng nặng.

 

4. Điều kiện kinh doanh mỹ phẩm đối với doanh nghiệp công bố lưu hành sản phẩm mỹ phẩm

Đối với cá nhân hay tổ chức đứng tên hồ sơ công bố mỹ phẩm phải có chứng nhận đăng ký kinh doanh. Yêu cầu về hồ sơ này bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư ( bản công chứng). Kèm theo đĩa mềm các dữ liệu công bố

+ Ngôn ngữ trình bày trong bản công bố rõ ràng cụ thể có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

+ Mỗi sản phẩm, mỹ phẩm cần có 03 bản công bố

Các trường hợp sau đây, các sản phẩm mỹ phẩm được phép công bố trong cùng một bản phải được đòng gói dưới tên chung và được bán dưới dạng một sản phẩm. Còn với các sản phẩm tương tự nhau nhưng màu sắc khác nhau được đóng gói chung trong cùng một bao gói như một đơn vị gói. Với các dạng khác sẽ được cục quản lý kiểm định cụ thể dự và quyết định của ủy ban mỹ phẩm ASEAN.

+ Cần báo lại ngay khi có thay đổi về các nội dung đa được công bố tổ chức.

Số tiếp nhận hồ sơ đối với mỗi bản công bố tiêu chuẩn có giá trị thời hạn 3 năm. Theo đó, các cá nhân phải tiến hành công bố lại ít nhất 01 tháng trước khi số tiếp nhận hồ sơ công bố hết hạn.

 

5. Quy định mới cơ sở kinh doanh mỹ phẩm phải nộp báo cáo thống kê

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 25/2021/TT-BYT quy định về chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược - mỹ phẩm. Theo đó các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm sẽ phải nộp báo cáo thống kê về lĩnh vực này.

 

5.1 Đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê

Điều 2 Thông tư 25/2021/TT-BYT quy định 04 nhóm đối tượng liên quan, thực hiện chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược - mỹ phẩm, bao gồm:

(1) Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế. 

(2) Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Sở Y tế). 

(3) Y tế các bộ, ngành (gọi tắt là Y tế ngành).

(4) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm (gọi tắt là cơ sở sản xuất, kinh doanh) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác thống kê lĩnh vực dược mỹ phẩm.

Như vậy, các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm sẽ phải nộp báo cáo thống kê về lĩnh vực dược - mỹ phẩm. Biểu mẫu và hướng dẫn về báo cáo được thực hiện theo hướng dẫn dưới đây.

 

5.2. Biểu mẫu báo cáo

Các đối tượng thực hiện chế độ báo cáo thống kê lĩnh vực dược - mỹ phẩm nêu trên thực hiện theo mẫu và hướng dẫn ghi chép báo cáo theo quy định như sau:

- Sở Y tế: Mẫu và hướng dẫn ghi chép báo cáo quy định tại Phụ lục I Thông tư 25/2021/TT-BYT; 

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Mẫu và hướng dẫn ghi chép báo cáo quy định tại Phụ lục II Thông tư  25/2021/TT-BYT, bao gồm 02 biểu mẫu:

+ Biểu 1: Giá trị sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

+ Biểu 2: Giá trị sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm;

- Y tế ngành: Mẫu và hướng dẫn ghi chép báo cáo quy định tại Phụ lục III Thông tư 25/2021/TT-BYT;

- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế: Mẫu và hướng dẫn ghi chép báo cáo quy định tại Phụ lục IV Thông tư 25/2021/TT-BYT.

 

5.3. Kỳ báo cáo

Kỳ báo cáo thống kê là khoảng thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống kê, Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:

- Báo cáo thống kê 6 tháng đầu năm: Được tính bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 30/06 của kỳ báo cáo thống kê đó; 

- Báo cáo thống kê năm: Được tính bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của kỳ báo cáo thống kê đó;

- Báo cáo thống kê đột xuất: Trường hợp cần báo cáo thống kê đột xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước của cơ quan quản lý, cơ quan yêu cầu báo cáo phải đề nghị bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ khoảng thời gian báo cáo, thời hạn nhận báo cáo và các tiêu chí báo cáo thống kê cụ thể.

 

5.4. Đơn vị báo cáo

Đơn vị báo cáo là các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế; Y tế ngành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu báo cáo thống kê.

 

5.5. Đơn vị nhận báo cáo và thời hạn báo cáo

- Đơn vị nhận báo cáo: Là đơn vị được ghi cụ thể trên bên phải của từng biểu mẫu, dưới dòng đơn vị báo cáo;

- Thời hạn báo cáo: Ngày nhận báo cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.

 

5.6. Phương thức gửi báo cáo

Bằng hình thức văn bản cho đến khi Bộ Y tế thực hiện báo cáo thống kê qua phần mềm chế độ báo cáo điện tử. Xem thêm: Mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm, nhân sâm, thuốc bổ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng.