1. Vấn đề dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định TRIMs

Trong thương mại quốc tế, đầu tư là hoạt động đem vốn, tài sản từ nước này sang một nước khác để kinh doanh, thu lợi nhuận (đầu tư nước ngoài). Theo nghĩa này, đầu tư bao gồm cả đầu tư trực tiếp (đầu tư thành lập hoặc mua lại doanh nghiệp) và đầu tư gián tiếp.

Quy định về đầu tư nước ngoài của nước nhận đầu tư có thể cản trở hoặc thúc đẩy việc đầu tư và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lợi nhuận của hoạt động đầu tư của nhà đầu tư đến từ các nước khác. Thương mại quốc tế từ đó cũng có thể được khuyến khích hoặc bị hạn chế vì các quy định về đầu tư nước ngoài này.

=> Như vậy, để đảm bảo rằng các biện pháp của nước nhận đầu tư không cản trở bất hợp lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và dòng lưu chuyển vốn, tài sản trong thương mại quốc tế, các nước thành viên WTO đã thống nhất thông qua một Hiệp định về vấn đề này, gọi là Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMS). Biện pháp đầu tư ở đây được hiểu là bất kỳ một quy định, điều kiện hay thủ tục nào mà nước nhận đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài là một vấn đề lớn và tương đối nhạy cảm với nước nhận đầu tư (liên quan đến chủ quyền và an ninh tài chính của nước nhận đầu tư). Vì vậy đây vẫn là lĩnh vực mà đến nay trong khuôn khổ WTO các nước vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về những vấn đề cơ bản.

Cho đến nay, ngoài các quy định về đầu tư gắn với mở cửa thị trường dịch vụ (trong các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường dịch vụ của từng nước thành viên), WTO mới chỉ đạt được các nguyên tắc bắt buộc chung về các biện pháp đầu tư mà các nước thành viên bị cấm không được áp dụng do cản trở quá lớn đến thương mại (gọi là TRIMS) trong Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (gọi là Hiệp định TRIMS).

Hiệp định ngăn cấm TRIMs không tương thích với đối xử quốc gia hoặc tạo nên hay hàm ý những hạn chế định lượng (Điều 3). Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMs) phụ thuộc vào tính minh bạch và Hiệp định này cũng tuân theo những thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.

Trong trạng thái hiện thời, Hiệp định là sự thoả hiệp không đáp ứng được những mong đợi của các nước OECD do phạm vi hạn chế của Hiệp định. Một danh mục thuyết minh cho những cấm đoán của TRIMs (sẽ được loại bỏ trong thời kỳ chuyển đổi từ hai đến bảy năm) được đề ra trong Phụ lục của Hiệp định. Nó bao gồm những đòi hỏi về hàm lượng nội địa đặt ra cho việc doanh nghiệp sử dụng hay mua những sản phẩm có xuất xứ nội địa hoặc từ bất cứ nguồn nội địa nào, hoặc theo đó, việc doanh nghiệp mua hay sử dụng sản phẩm nhập khẩu bị hạn chế theo mức khối lượng hay giá trị của sản phẩm địa phương mà họ xuất khẩu.

Những hạn chế nhập khẩu sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng trong, hoặc liên quan đến, sản xuất tại chỗ (bao gồm cả việc hạn chế có ngoại hói) và những hạn chế cũng đã được loại bỏ về xuất khẩu hoặc bán những sản phẩm để xuất khẩu của việc sản xuất tại chỗ của doanh nghiệp ấy. Các nước chậm phát triển (LDCs) được miễn những hạn chế này trong thòi kỳ chuyển đổi.

 

2. Vấn đề dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định TRIPs

Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) là các hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lí quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho quy định của chính phủ quốc gia về nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) như áp dụng cho các công dân của các quốc gia thành viên WTO khác.

Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) được thiết lập với ý nghĩa là một phần những thỏa thuận thương mại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ GATT. Hiệp định trips là phụ lục 1C của thỏa thuận thiết lập tổ chức WTO được thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực với tất cả các thành viên WTO ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) đặt ra nhằm mục tiêu bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phaair góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ.

Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) không đề cập trực tiếp đến các vấn đề đầu tư, nhưng các tiêu chuẩn đề ra để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) này rõ ràng là một yếu tố quan trọng về khung pháp lý, mà nhà đầu tư nước ngoài tương lai cần xém xét. Hiệp định về các Khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại (TRIPs) qui định các thủ tục và giải pháp mà luật pháp quốc gia cần cung cấp để đưa nhà đầu tư vào vị trí thực hiện quyền sở hữu trí tuệ của họ.

 

3. Vấn đề dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng ra đời dựa trên Hiệp định về Giải thích và Áp dụng Điều khoản VI, XVI và XXIII đã được thảo luận trước đó tại Vòng đàm phán Tokyo.

Không như phiên bản hiệp định trước đó, Hiệp định này quy định định nghĩa về trợ cấp và đưa ra khái niệm về trợ cấp “riêng biệt” - trong hầu hết các trường hợp, là trợ cấp áp dụng riêng đối với một doanh nghiệp, một ngành, một nhóm doanh nghiệp hoặc nhóm ngành trong phạm vi quyền hạn của các cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp. Hiệp định đưa ra các nguyên tắc xác định trợ cấp riêng biệt.

Hiệp định này quy định 3 loại trợ cấp.

Thứ nhất là trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp. Điểm nổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp. Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa. (Xem quy định cụ thể tại phần “Giải quyết tranh chấp”).

Thứ hai là Trợ cấp có thể đối kháng. Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng  trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác. “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại. Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này.

Loại thứ 3 là trợ cấp không thể đối kháng, có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay  các quy định đặt ra. Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này

Hiện thời Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng này chỉ đề cập những vấn đề có liên quan đến hàng hoá, nhưng không phải trợ cấp và biện pháp đối kháng liên quan đến dịch vụ. Trong một mức độ nhất định, một số loại hình khuyến khích đầu tư này (tài chính hoặc gián tiếp) có khả năng là các khoản “trợ cấp”. Các khoản đó phụ thuộc vào các hệ thống kỷ luật đa biên của Hiệp định. Các biện pháp khuyến khích được phê chuẩn phụ thuộc vào việc thực hiện một số yêu cầu nhất định về xuất khẩu, hoặc vào các qui tắc về hàm lượng nội địa thể hiện không phù hợp với Hiệp định trợ cấp.

 

4. Vấn đề dịch vụ và đầu tư trong Hiệp định về Mua sắm Chính phủ

Dựa trên thoả thuận nhiều bên được đàm phán lại trong khuôn khổ Vòng Uruguay, Hiệp định về Mua sắm Chính phủ này được cải tiến cả về diện (nhiều đem vị tham gia Hiệp định) và về phạm vi bao quát (gồm cả dịch vụ).

Theo đó việc mua sắm hàng hoá và dịch vụ ở cấp dưới trung ương và các tiện ích công cộng cũng như ở cấp chính phủ trung ương hiện nay phải công khai cho cạnh tranh và dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài, họ đều có quyền thách thức phù hợp với các quyết định về mua sắm theo các qui tắc quốc tế trước toà án trong nước (Các “thủ tục thách thức”).

 

5. Vấn đề dịch vụ và đầu tư trong Luật OECD

OECD đã nghiên cứu tỷ mỷ nhiều công cụ về dịch vụ và đầu tư quốc tế, điểm quan trọng nhất là Luật OECD về Tự do hóa được thông qua năm 1961 phù hợp với Điều 2 Công ước OECD và trải qua nhiều lần cải tiến.

Luật Tự do hóa về Di chuyển vốn và Luật Tự do hóa về các Hoạt động Vô hình hiện thời đều là những quyết định của Hội đồng OECD, do đó tạo ra các qui tắc pháp lý ràng buộc, qui định tự do hoá về việc di chuyển vốn không phân biệt và tiến bộ, về quyền đặt cơ sở kinh doanh và về những dịch vụ vô hình hiện thời (chủ yếu là dịch vụ). Đối xử quốc gia không được nêu rõ trong Luật này, nhưng được ngầm định ở nhiều điều khoản. Các thành viên có thể đặt ra nhũng bảo lưu và giảm nhẹ (những giảm nhẹ này chỉ là tạm thời, nhưng để mở cho việc sử dụng ngoại lệ nhằm đặt lại những hạn chế) đối với một số nghĩa vụ.

Những ngoại lệ này phụ thuộc vào việc định kỳ xem xét để xoá bỏ. Các thành viên đặt ra những ngoại lệ và giảm nhẹ ấy tiếp tục lợi dụng những biện pháp tự do hoá do các thành viên khâc áp dụng; không được phép trả đũa. Các Luật nói trên còn định ra những bảo hộ chung (trật tự công cộng, an ninh, nhũng khó khăn kinh tế và tài chính V.V.). Những quyền ưu đãi theo những tập tục đặc biệt hoặc hệ thống tiền tệ được bảo hộ. Một ủy ban phụ trách về Di chuyển vốn và Doanh vụ Vô hình thực thi những nhiệm vụ chung và đặc biệt liên quan đến cả hai Luật đã nêu.

 

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).