1. Giới thiệu về C/O Mẫu EUR1

Chứng chỉ xuất xứ Hay còn gọi là Certificate of Origin - C/O là một tài liệu vô cùng quan trọng trong hoạt động nhập khẩu. Chứng chỉ này cung cấp thông tin rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, xác nhận rằng chúng được sản xuất tại một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể. C/O giúp xác định và đảm bảo rằng tính hợp pháp của nguồn gốc hàng hóa là yếu tố then chốt trong quá trình thương mại quốc tế.

Chứng nhận xuất xứ mẫu EUR1 là một loại giấy tờ quan trọng trong khuôn khổ của Hiệp định thương mại Tự do FTA giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, C/O mẫu EUR1 cho phép nhà xuất khẩu hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. Đây là một trong những công cụ quan trọng giúp tăng cường thương mại giữa hai khu vực và thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Lưu ý về mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa EUR1 cần tuân thủ một số điều như sau:

- Mẫu C/O EUR1 được chỉ định cụ thể trong phụ lục VI kèm theo Thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương.

- Chứng nhận xuất xứ không được phép sửa đổi bằng cách tẩy xóa hoặc viết chèn chữ lên chữ khác. Sửa đổi chỉ được thực hiện bằng cách xóa thông tin không chính xác và bổ sung thông tin chính xác, đi kèm với chữ ký tắt của người hoàn thiện và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

- Mỗi mục trong chứng nhận xuất xứ phải được đánh số thứ tự và không được để khoảng trống giữa các mục. Mục cuối cùng phải được gạch ngang.

- Khoảng trống không sử dụng phải được gạch chéo để tránh việc bổ sung thông tin sau này.

Hàng hóa phải được mô tả theo thông tư thương mại và cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết để xác định chính xác hàng hóa. 

Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình khi khai báo chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu EUR1 theo thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương.

 

2. Quy trình khai báo C/O Mẫu EUR1

Quy trình khai báo C/O mẫu EUR1 gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm đơn đề nghị cấp C/O mẫu EUR1, hóa đơn thương mại, tờ khai xuất khẩu và các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nếu có.

Bước 2: Nộp hồ sơ bằng cách nhà xuất khẩu gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến cơ quan có thẩm quyền

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xét duyệt hồ sơ trong vòng 5 ngày làm việc. Sau khi hồ sơ được xác nhận hợp lệ thì C/O mẫu EUR1 sẽ được cấp cho nhà xuất khẩu.

Bước 4: Sau khi nhận được C/O mẫu EUR1 thì nhà xuất khẩu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu để được hưởng ưu đãi thuế quan.

 

3. Lưu ý khi khai báo C/O Mẫu EUR1

Lưu ý khi khai báo C/O Mẫu EUR1 là rất quan trọng để đảm bảo các thông tin được cung cấp là chính xác đầy đủ và nhất quán so với với chứng từ khác. C/O Mẫu EUR1 phải được lập trên giấy trắng có kích thước a4 và không được phép tẩy xóa hoặc sửa chữa bất kỳ thông tin nào. Đồng thời, nó cũng phải có chữ ký và dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, nhà xuất khẩu cũng cần lưu ý một số điều sau đây: C/O mẫu EUR1 chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp; không được cấp cho hàng hóa cấm hoặc hạn chế xuất khẩu và không áp dụng đối với hàng hóa đã qua sử dụng đã được sửa chữa trước khi xuất khẩu.

Lưu ý về việc quy định chung về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 

- Đối với hàng hóa có xuất xứ từ liên minh châu Âu thì việc nhập khẩu vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA thì người nhập khẩu có thể nộp một trong những loại chứng từ nhận xuất xứ sau đây:

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ C/O được phát hành theo quy định tại Điều 20 đến điều 23 Thông tư số 11  năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương.

+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 của thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có giá trị bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng có giá trị không quá 6.000 EUR.

- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp với quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông  báo này có thể bao gồm quy định tại Liên minh Châu Âu ngừng áp dụng các điểm a và điểm b của khoản này.

Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhập khẩu vào liên minh châu Âu để được hưởng ưu đãi thuế quan thì người nhập khẩu phải có một số giấy tờ chứng nhận xuất xứ nhất định.

Lưu ý về việc cấp C/O mẫu EUR 1: theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 21 Thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương EUR 1 như sau:

- Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu phải tiến hành kiểm tra nội dung khai báo mô tả hàng hóa để ngăn chặn việc bổ sung thông tin sai lệch.

- Ngày cấp chứng nhận xuất xứ được ghi rõ tại ô số 11 trên mẫu EUR1 

- Chứng nhận xuất xứ được cấp sớm nhất có thể từ ngày xuất khẩu hàng hóa (ngày tàu chạy được ghi nhận) và không vượt quá 3 ngày làm việc kể từ ngày này)

Lưu ý về quy định cấp C/O cấp sau: Theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 22 Thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương quy định về C/O cấp sau như sau:

- Theo quy định thì C/O có thể được cấp sau ngày xuất khẩu hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

+ C/o không thể được cấp vào thời điểm xuất khẩu do lỗi hoặc thiếu sót khách quan và các lý do hợp lệ khác.

+ Nhà xuất khẩu chứng minh với cơ quan có thẩm quyền rằng C/O đã được cấp nhưng bị từ chối tại thời điểm nhập khẩu do lỗi kỹ thuật.

+ Cảng đến cuối cùng của hàng hóa không xác định được vào thời điểm xuất khẩu, chỉ được xác định trong quá trình vận chuyển, lưu kho hoặc sau khi chia nhỏ lô hàng theo quy định tại điều 17 của Thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương.

- Để được cấp C/O sau ngày xuất khẩu hàng hóa thì theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của THông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương thì nhà xuất khẩu cần ghi rõ ngày, nơi xuất khẩu hàng hóa và nêu rõ lý do trong đơn đề nghị cấp C/O

- Cơ quan, tổ chức cấp C/O thực hiện việc cấp sau C/O sau khi xác nhận thông tin trong đơn đề nghị cấp C/O của nhà xuất khẩu phù hợp với các chứng từ tương ứng.

- C/O cấp sau sẽ được thực hiện tại ô số 7 của chứng từ bằng tiếng anh là ISSUED RETROSPECTIVELY.

Lưu ý về việc cấp lại cấp lại C/O: Theo quy định của pháp luật tại Điều 23 Thông tư số 11 năm 2020 Thông tư của Bộ Công thương quy định về việc cấp lại C/O như sau:

- Trong trường hợp chứng nhận xuất xứ bị mất, thất lạc hoặc bị hư hỏng nhà xuất khẩu phải nộp đơn yêu cầu cấp lại C/O dựa trên hồ sơ lưu trữ tại cơ quan hoặc tổ chức đã cấp C/O ban đầu

- Chứng nhận xuất xứ được cấp lại sẽ có phần thể hiện nội dung tiếng anh là DUPLICATE tại ô số 7

- Chứng nhận xuất xứ được cấp lại sẽ ghi rõ ngày cấp của C/O bản gốc và có hiệu lực từ ngày cấp của C/O bản gốc.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau:  EU là gì? Cơ cấu tổ chức Liên minh Châu Âu?

Bài viết trên luật Minh Khuê đã gửi tới bạn đọc chi tiết về vấn đề: Hướng dẫn khai báo C/O mẫu EUR1 chi tiết nhất? bạn đọc có bất kỳ thắc mắc về vấn đề pháp lý có thể liên hệ qua số tổng đài 19006162 hoặc thông qua địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để được tư vấn cụ thể. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi chi tiết về nội dung bài viết.