1. Một vài nét về chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương

Chức vụ Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương được hiểu là người đứng đầu trong hoạt động thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương. Với vai trò đại diện cho thường trực Hội đồng nhân dân, chủ tịch đảm nhận việc duy trì mối liên hệ với Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan nha nước; Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức xã hội khác và người dân.

Theo quy định tại Điều 43 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phồ trực thuộc trung ương là vị trí lãnh đạo quan trọng trong việc quản lý và phát triển đô thị. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn dược quy định như lãnh đạo, điều hành công việc của Uỷ ban nhân dân, phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, ... Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước  từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo tính thống nhất, thông cuốt của nền hành chính, chỉ đạo công tác cải cách hành chính cải cách công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương

Ngoài ra, thực hiện đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và văn bản trái pháp luật của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp cấp huyện. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh bãi bỏ. Tổ chức việc  phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên đóng tại địa bàn tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, ủy quyền cho Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Bên cạnh đó quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống chả nổ, chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

Chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng các công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương. Quản lý quỹ đất đô thị, việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà đô thị, quản lý việc kinh doanh bất động sản, sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước của thành phố để phát triển nhà ở tại đô thị, chỉ đại kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở, công trình xây dựng tại đô thị

Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; xây dựng kế hoạch và biện pháp giải quyết việc làm, phòng chống các tệ nạn xã hội ở đô thị. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ không gian kiến trúc và cảnh quan đô thị, tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhieemh vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông

2. Tiêu chuẩn giữ chức vụ chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 thì chủ tịch thành phố trự thuộc trung ương cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể:

Bảo đảm đầy đủ khung tiêu chuẩn chung hoặc tiêu chuẩn Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương, đồng thời cần có những phẩm chất, năng lực, có trình độ, kiến thức toàn diện về pháp luật và quản lý hành chính nhà nước, am hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của địa phương và đất nước

Có năng lực cụ thể hóa, thể chuế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy, Hội đồng nhân dân thành chương trình, kế hoạch của Uỷ ban nhân dân và chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành các cơ quan chuyên môn thuộc quyền và Uỷ ban nhân dân cấp dưới, quyết toán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến quản lý nhà nước ở địa phương.

Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổng lết thực tiễn, đề xuất với cấp có thẩm quyền ban hành các thể chế, cơ chế, chính sách phát triển địa phương. Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hoặc tương đương.

3. Mức lương của chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương

Hiện nay nước ta có 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm Hà Nội, thanh phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Trong số đó, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã được công nhận là các thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1976, ngay sau khi đất nước được thống nhất. Sau đó, Đà Nằng trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 1997 và năm 2003, đã được công nhận là đô thị loại I. Tương tự, Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2004 và được công nhận là đô thị loại I vào năm 2009.

Để tăng cường quản lý và điều hành các thành phố trực thuộc trung ương, các chức danh quan trọng như chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố được xác định và có mức lương cụ thể. Theo Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC, mức lương chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương bao gồm 2 bậc lương với mức 14.453.000 đồng và 15.347.000 đồng

Với mức lương bậc I, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố có hệ số 9,7 nhân với mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tức là mức lương hàng thánh cho chức danh này là 14.453.000 đồng. Với mức lương bậc II, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có hệ số 10,3 vì vậy mà mức lương hàng tháng là 15.347.000 đồng. Đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh thì mức lương hang thánh được xác định dựa trên hệ số lương là 7,64 mỗi tháng.

Trong thời gian tới mức lương cơ sở dự kiến sẽ thay đổi từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng, theo đó mức lương của chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương cũng sẽ tăng lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung thông tin tư vấn về chủ đề mức lương của chủ tịch thành phố trực thuộc trung ương là bao nhiêu mà Luật Minh Khuê cung cấp tới quý khách hàng. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo thêm bài viết về chủ đề mức lương chủ tịch nước năm 2023 là bao nhiêu tiền một tháng của Luật Minh Khuê. Còn bất kỳ điều gì vướng mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết yêu cầu cụ thể đến trực tiếp địa chủ email: Tư vấn pháp luật qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ Luật Minh Khuê. Chúng tôi rất ân hạnh nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Trân trọng./.