Mục lục bài viết
1. Mượn xe máy không trả có bị truy tố pháp luật?
Luật sư trả lời:
Trường hợp này, bạn cần xác định rõ thời hạn cho mượn xe là bao nhiêu lâu, nếu có thời hạn phải trả mà người mượn xe mà cố tình không trả thì bạn có thể đưa ra công an để trình báo về hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác:
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Về việc bên đó có phải đến giải quyết không: vấn đề này khi tiếp nhận vụ việc thì phía công an sẽ yêu cầu bên kia đến để giải trình và yêu cầu trả lại phương tiện cho anh.
2. Xử lý mượn xe bạn đi bị bắt và không trả lại xe?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162
Trả lời:
2.1 Hợp đồng mượn tài sản? Quyền và nghĩa vụ của các bên
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Bên mượn tài sản có nghĩa vụ
- Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
- Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
- Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
- Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
- Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
Bên mượn tài sản quyền
- Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
- Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
- Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
Bên cho mượn tài sản có nghĩa vụ
- Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
- Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
- Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
Quyền của bên cho mượn tài sản
Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
2.2 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản? và các yếu tố cấu thành tội?
Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:
Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi:
+ Người phạm tội chiếm hữu tài sản của người bị hại một cách hợp pháp thông qua các hình thức vay mượn, thuê tài sản của người bị hại hoặc nhận tài sản của người bị hại dưới các hình thức hợp đồng.
+ Sau khi chiếm hữu tài sản của người bị hại thông qua một trong các hình thức trên, nhưng người phạm tội không thực hiện những gì đã cam kết với người bị hại mà dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản cho người bị hại.
- Về mặt hậu quả: Người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản của người bị hại có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.
Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người bị hại, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại trái pháp luật.
Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.
Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Hình phạt đối với người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Tóm lại, vì vậy, Hiện tại thì anh trai bạn vẫn đang liên lạc được với người mượn xe của mình, chưa có dấu hiệu bỏ trốn hay không liên lạc với anh trai bạn, theo đó,anh bạn cần cố gắng thu thập và yêu cầu người mượn xe trả lại xe và trả lại tiền. Nếu anh trại bạn yêu cầu nhiều lần mà người mượn xe vẫn cố ý không trả, hoặc đồng thời có hành vi trốn tránh hoặc bỏ trốn khỏi nơi cư trú thì anh bạn có thể làm đơn trình báo lên công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để công an giải quyết.
3. Cho người khác mượn xe có thể bị phạm luật hình sự?
>> Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự về truy tố trách nhiệm hình sự, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Căn cứ theo điều 264, Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội "Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ".
+ Dấu hiệu của tội phạm:
Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
+ Xử lý hình sự:
Căn cứ theo điều 264, Bộ Luật hình sự 2015 và điều 26, sửa đổi, bổ sung Điều 264 quy định như sau:
76. Sửa đổi, bổ sung Điều 264 như sau:
“Điều 264. Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.”.
Như vậy việc giao phương tiện cho người mình biết rõ là không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà người mượn đó gây tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, sức khỏe, tính mạng của người khác thì người cho mượn xe đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy khi cho người khác mượn xe cần phải lưu ý các vấn đề về việc người đó đủ điều kiện điều khiển xe hay chưa. Nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tù.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.