1. Cho mượn xe chở hàng cấm có bị xem là đồng phạm?

Chào Luật Sư! Em có một người bạn cho người khác mượn xe. Và người này dùng xe của bạn em chở một người con gái đi bán ma tuý đá và bị công an bắt. Hiện tại, bạn gái này đang bị tạm giam. Bạn chở đã trốn khỏi khu vực. Bạn chở có về đưa cho bạn em 1 cái giấy tạm giữ tang vật - đó là cái xe. Vậy giờ bạn em muốn xuống công an để lấy xe có được ko? Bạn em có bị kết tội đồng phạm không ?
Bạn em không hề biết người mượn xe gây án như vậy. Chỉ đơn giản là vì qen biết, biết nhà, hay chơi quán net chung thì cho mượn thôi. Cũg không hề quen biết bạn nữ kia. Vậy nếu trường hợp xấu nhất là bạn nữ khai ma tuý ở trong xe hoặc bạn em là đồng phạm thì có cách nào để kháng án ? Còn nếu muốn chứng minh mình vô tội và lấy được xe thì phải làm thế nào ? Hoặc bỏ xe không xuống lấy thì có được không ?
Em xin chân thành cám ơn ! 
Người gửi: B.H

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, bạn có một người bạn cho người khác mượn xe. Và người này dùng xe của bạn em chở một người con gái đi bán ma tuý đá và bị công an bắt. Mối quan hệ chỉ đơn giản là vì quen biết, biết nhà, hay chơi quán net chung thì cho mượn thôi. Do đó, trường hợp này chưa đủ điều kiện để người bạn và người có hành vi vi phạm được xem là có quan hệ đồng phạm với nhau theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 trước đây (thay thế bởi: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017):

“Điều 20. Đồng phạm 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Theo đó, với những tình tiết mà bạn nêu trong thư, người bạn đó và người có hành vi vi phạm không có sự bàn bạc, câu kết với nhau. Do đó, bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm với tư cách đồng phạm với hành vi mau bán trái phép chất ma túy.

Về vấn đề có được lấy lại xe không, vì xe của người bạn đó đang bị thu giữ tại cơ quan điều tra và được xem là một trong những vật chứng của vụ án vì thế, chiếc xe này sẽ được xử lý như sau theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 trước đây (thay thế bởi: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015):

“Điều 58. Xử lý vật chứng.

1- Việc xử lý vật chứng do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Chánh án, Phó chánh án Toà án cùng cấp hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2- Vật chứng được xử lý như sau:

a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước;

b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung  quỹ Nhà nước;

c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

d) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3- Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4- Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo tố tụng dân sự.”

Do đó, trường hợp của bạn có thể là: “Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu xã hội chủ nghĩa hoặc thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp;”.  Sau khi cơ quan điều tra xác định được  xe máy của người bạn đó bị dùng là công cụ phạm tội thì có thể sẽ được trả lại theo quy định của pháp luật.

Để chứng minh mình vô tội và lấy được xe thì người bạn của bạn cần phải cần khai báo rõ ràng với cơ quan điều tra và cung cấp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu mà mình có để phục vụ cho công tác điều tra.

 

2. Bạn mượn xe máy ko trả chịu trách nhiệm gì ?

Thưa luật sư, Tôi cho bạn mượn xe máy bạn tôi không trả mà mang đi cầm đồ thì tôi làm đơn trình báo như thế nào nào? Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi:  1900.6162

 

Trả lời:

Bạn của bạn tùy theo căn cứ cụ thể có thể phạm tội sau:

- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 (Bộ luật hình sự số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quốc hội) như sau:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản..."

 - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Nếu có mục đích chiếm đoạt xe máy của bạn từ trước khi nhận xe theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự như sau :

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng....

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

- Tội sử dụng trái phép tài sản quy định tại Điều 142, luật hình sự năm 1999

1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

Như vậy, Tùy theo tình tiết cụ thể, mức độ gây ra hậu quả nghiêm trọng là bạn đã phải mất tiền để mang chiếc xe về chưa, bên nhận cầm cố có biết về hành vi phạm tội của người bạn kia không mà những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội nói trên.

Về việc viết đơn trình báo công an, bạn có thể tham khảo hai mẫu tại: Mẫu đơn trình báo công an
 

3. Mượn xe rồi cầm cố lấy tiền tiêu, đánh bạc thì phạm tội gì?

Kính chào Luật Minh Khuê. Tôi có câu hỏi mong được giải đáp như sau: K thuê xe ô tô tự lái nhưng thuê được chiếc xe nào K đều đem cầm ở hiệu cầm đồ lấy tiền tiêu và đánh bạc. Trong khoảng thời gian ngắn, K thuê đc 3 chiếc xe ( tổng trị giá tài sản lên đến 900 triệu đồng) mang đi cầm đồ được 450 triệu.
Khi vụ việc bị phát hiện, từ Hà nội, K đã trốn vào Lâm Đồng. Tại đây K thuê nhà trọ, rồi tìm mua 1 khẩu súng quân dụng có gắn ống giảm thanh với 2 băng đạn hết 10 triệu. K thuê xe của 1 công ty từ Đăk Lăk xuống Lâm Đồng để chở K về Đăk Lăk. Khi đến đoạn đường vắng, K bắn chết lái xe, rồi lấy ví tiền, điện thoại của nạn nhân và lái xe quay lại Lâm Đồng. Chiếc xe và các tài sản K chiếm đoạt của lái xe trị giá 650 triệu. 5 ngày sau K bị bắt. Vậy giả sử gia đình K đã bỏ tiền ra chuộc và trả lại 3 chiếc xe cho người cho thuê xe thì hành vi thuê xe mang đi cầm đồ lấy tiền tiêu của K có phạm tội không? Tại sao?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: N.Q

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Trước đây, căn cứ Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 (thay thế bởi: Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) thì:

Trường hợp trên có thể xác định được rằng K đã có mục đích mang xe thuê đi cầm cố trước khi thuê xe. Như vậy K có thể sẽ bị truy tố hình sự với tội danh lừa đảo chiểm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự như sau :

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân :

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nếu K thõa mãn các dấu hiệu sau thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
- Chủ sở hữu không biết là mình đang bị lừa
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Đ) Tái phạm nguy hiểm;

E) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Nếu K thõa mãn những dấu hiệu sau thì sẽ bị truy cứu TNHS về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

- Người phạm tội có sẵn hoặc tạo ra tín nhiệm đối với chủ tài sản để có tài sản một cách hợp pháp bằng một hợp đồng như vay, mượn, thuê tài sản hoặc vận chuyển , gia công bảo vệ hàng hóa...

- Sau khi có tài sản người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ tài sản theo hợp đồng mà có ý định chiếm đoạt tài sản đó bằng một trong các thủ đoạn:

+ Gian dối

+ Bỏ trốn

+ Sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

 

4. Cho mượn xe không trả phải làm như thế nào?

Xin chào luật sư. Em có cho một người bạn của em mượn chiếc xe máy mà chiếc xe này là của vợ em mua lại nhưng chưa sang tên đổi chủ, mà người bạn của em mượn xe của em đi nhưng không mang xe trả lại cho em, em có gọi bảo bạn em mang xe về để trả cho em vì đây là tài sản duy nhất của vợ chồng em để đi làm kiếm sống, nhưng bạn của em vẫn không mang xe trả lại cho em. Em muốn trình báo lên cơ quan công an nhưng do giấy đăng ký xe em lại để ở trong xe nên không có gì để chứng minh được đó là xe của em. Bây giờ em không biết phải làm như thế nào nữa. Rất mong được luật sư tư vấn giúp em. Xin cám ơn luật sư. 

Người gửi : Trương Băng Đạo

 

Trả lời:

Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn có cho một người bạn mượn xe máy mà chiếc xe này là của vợ bạn mua lại nhưng chưa sang tên đổi chủ, giấy đăng ký xe bạn lại để ở trong xe nên không có gì để chứng minh được đó là xe của bạn.

4.1. Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đối với hành vi của người bạn trên thì hoàn toàn có căn cứ tố cáo người đó về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Về mặt chủ thể của tội phạm. Người bạn của bạn có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

Về mặt khách thể của tội phạm. Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu và ở đây người bạn của bạn đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản với chiếc xe máy của vợ chồng bạn.

Về mặt chủ quan của tội phạm: Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người bạn đó là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Về mặt khách quan của tội phạm: Đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;

- Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác.

- Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

4.2. Về việc không có chứng cứ với quyền sở hữu chiếc xe

Trường hợp này của bạn, thì vợ bạn đã mua lại chiếc xe nhưng chưa thực hiện việc sang tên đổi chủ và giấy tờ xe lại để trong xe nên người bạn đó đã lấy đi luôn. Đối với vấn đề này thì nếu việc mua bán của vợ chồng bạn là hợp pháp thì vẫn được pháp luật bảo vệ. Đề chứng minh đây là tài sản của vợ chồng bạn thì bạn có thể nhờ người đã bán x echo vợ chồng bạn viết giấy xác nhận việc hai bên đã mua bán xe. Nếu đã được công chứng thì bạn có thể yêu cầu văn phòng công chứng cấp cho vợ chồng bạn bản trích lục hợp đồng mua bán xe đó. Sau đó bạn làm đơn tố giác hành vi trên của người bạn đó.

 

4.3. Mẫu đơn tố giác tội phạm

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

 

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

 

Kính gửi: Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra TP....

- Cục cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

- Cục an ninh điều tra A92 Bộ Công an

- Công an Quận/huyện

Chúng tôi là: ………………………………………….… - Chức vụ:……………….....…………

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………....…………

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………....…….....

Đăng ký hộ khẩu thường trú:.…………………………………………………………......…….....

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông …….......………,

Chức vụ:……………………………… về việc………. bao che, xử lý qua loa, cố tình che giấu tội phạm.

Cụ thể:

Ngày …./…/20……., ………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………...……………………

Từ sự việ và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:

1. ……………………………………………………………………………………………………

2……………………………………………………………………………………………………..

3. ……………………………………………………………………………………………………

4. ………………………………………………………………...………………………………….

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông……………………….đã vi phạm điều ….., luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việ và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông……………………………..

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các bài báo phanh phui sai phạm của ông ……………… tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông …………... Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Kính đơn!

.......ngày …….tháng …… năm 20 ………

Những người tố giác

 

5. Cho người yêu mượn xe không đòi lại được phải làm thế nào?

 

Luật sư tư vấn:

Tại điều Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 có quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo thông tin bạn trình bày người yêu bạn có mượn xe của bạn và nói rằng mượn xe đi làm, nhưng đã đi được ba hôm và không thấy về, bạn kiểm tra lại giấy tờ xe thì không thấy, bạn liên hệ điện thoại thì không được. Căn cứ theo thông tin bạn trình bày thì người yêu bạn mượn xe mang đi mà không trả lại xe cho bạn thì có dấu hiệu của Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 . Bây giờ bạn cần tìm cách liên hệ với người yêu thông qua người thân trong gia đình, nếu không thể liên hệ được thì bạn cần làm đơn Tố cáo về hành vi của người yêu bạn và gửi đến Công an cấp huyện để được xác minh và giải quyết.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009 thì đối với hành vi mượn xe và bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản (chiếc xe có giá trị khoảng 40 triệu đồng) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.