1. Cách giải quyết khi bạn mượn xe không trả?

Xin chào Luật sư! Trường hợp của Em như sau: Em có cho bạn mượn xe. Nhưng không thấy trả và cũng không liên hệ được, em có lên công an phường trình báo thì họ nói là do em cho mượn nên kêu em kiếm nhà hoặc đưa đơn ra tòa kiện.Em xin hỏi là vậy có đúng không? và em phải làm sao đề công an nhập cuộc điều tra dùm em để tìm lại chiếc xe ?.
Nhờ luật sư tư vấn dùm em. Em xin cảm ơn!
Người gửi: ĐV

>> Luật sư tư vấn luật dân sự gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 494, Bộ luật dân sự năm 2015 Hợp đồng mượn tài sản

"Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được."

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

...3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được....

Như vậy, việc bạn của bạn mượn xe mà không trả khi được yêu cầu là sự vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, nếu bạn của bạn vẫn có mặt tại nơi cư trú nhưng cố tình không trả thì bạn có thể tiến hành làm đơn khởi kiện ra tòa dân sự để tòa án giải quyết và có biện pháp cưỡng chế thi hành việc hoàn trả tài sản.

Tuy nhiên, theo trình bày của em thì bạn em hiện không thể liên lạc được và tài sản của em thì không biết ở đâu. (Có thể bạn em đã bỏ trốn cùng với chiêc xe). Trên cơ sở đó Điều 175, Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...."


Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm đơn trình báo gửi đến cơ quan công an để các cơ quan này tiến hành khởi tố, điều tra và qua đó tìm lại tài sản cho bạn.

 

2. Mượn xe người khác làm hư hỏng thì có phải bồi thường không?

Thưa Luật sư, tôi có xe ô tô đang còn mới, mua mất 700 triệu đồng, đang được thế chấp tại ngân hàng. Anh H là cán bộ tín dụng của ngân hàng đó ( phụ trách hợp đồng tín dụng vay mua xe này) đã mượn xe của tôi và gây tai nạn, công an xác định là anh H sai.
Bây giờ xe của tôi bị hư hỏng nặng, vậy anh H phải bồi thường thiệt hại cho xe ô tô của tôi. Nhưng anh B bảo rằng không có trách nhiệm phải bồi thường cho tôi vì không có cơ sở. Như vậy có đúng không?

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì anh H đã mượn xe của bạn, gây hư hỏng và gây ra tai nạn.

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm của người mượn xe như sau:

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Theo quy định nêu trên thì trong trường hợp người mượn tài sản gây hư hỏng thì có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát hoặc hư hỏng tài sản mượn.

Do đó, trường hợp này anh H có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định của pháp luật.

Nếu anh H không bồi thường thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện đến Tòa án nơi anh H cư trú để buộc anh này phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường.

 

3. Mượn xe đi nhưng không trả thì đòi lại xe như thế nào?

Cháu xin chào quý luật sư ạ. Cháu là T, cháu có vấn đề pháp luật xin các luật sư tư vấn giúp cháu với ạ. Chuyện là thế này ạ: Cháu ở cùng phòng kí túc xá sinh viên với một anh sinh viên học liên thông ở trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hôm qua anh ấy nói có việc bận nên bảo cháu cho anh ấy mượn xe máy của cháu để đi.
Vì quen nhau được một thời gian rồi và cháu cũng khá tin tưởng anh này nên cháu đã nhẹ dạ đồng ý cho anh ấy mượn xe máy của mình. Không ngờ sau khi anh ấy mượn xong mà đến hôm sau anh ấy cũng không về phòng. Cháu gọi điện anh ấy bảo là 7 giờ tối anh mới về nhưng chờ mãi mà cũng không thấy anh ấy về. Lúc này cháu mới đoán ra là anh này có ý định lừa lấy chiếc xe của mình để đem đi bán lấy tiền. Cháu rất mong các luật sư có thể tư vấn giúp cháu để cháu có thể lấy lại chiếc xe của mình với ạ ?
Cháu xin trân thành cảm ơn!.

Trả lời:

Căn cứ Điều 496 Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

...3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được....

Như vậy, việc người bạn mượn xe mà không trả khi được yêu cầu là sự vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, nếu người bạn mượn xe vẫn có mặt tại nơi cư trú nhưng cố tình không trả thì bạn có thể tiến hành làm đơn khởi kiện ra tòa dân sự để tòa án giải quyết và có biện pháp cưỡng chế thi hành việc hoàn trả tài sản.

Tuy nhiên, nếu người mượn xe không trả xe và bạn không thể liên lạc được và tài sản của bạn không biết ở đâu bạn có thể làm đơn trình báo cơ quan công an bởi hành vi này có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản...."

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố giác tội phạm (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) gửi đến cơ quan công an để các cơ quan này tiến hành khởi tố, điều tra và qua đó tìm lại tài sản cho bạn.

 

4. Bạn mượn xe mang đi cầm đồ phải giải quyết thế nào?

Xin kính chào công ty Luật Minh Khuê. Tôi có một vấn đề muốn hỏi như sau: Ngày 31/3/2015 tôi có cho một người bạn mượn 1 chiếc xe máy đăng kí tên vợ tôi. Sau đó, người đó không trả lại mà đã mang đi cầm đồ ( người bạn đó nhắn với tôi như vậy)...
Ngày 31/3/2015 tôi có cho một người bạn mượn 1 chiếc xe máy đăng kí tên vợ tôi. Sau đó, người đó không trả lại mà đã mang đi cầm đồ ( người bạn đó nhắn với tôi như vậy). Cho đến giờ người đó vẫn không trả lại và tôi không liên lạc được (tôi có biết địa chỉ nhà). Tôi đã trình báo công an phường nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết. Như vậy, nếu tôi làm đơn tố cáo có được không? Tố cáo tội danh gì? Và nộp đơn lên cơ quan nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật Dân sự, gọi số: 1900.6162

 

Trả lời:

Theo quy định tại điều 309 Bộ luật dân sự năm 2015có quy định:

Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Bạn cho bạn của bạn mượn xe nhưng bạn của bạn lại cầm chiếc xe đó đi cầm cố và không trả lại cho bạn, đó là việc làm vi phạm pháp luật. Vì vậy việc bạn của bạn đem chiếc xe của bạn đi ra hiệu cầm đồ cầm cố tài sản đó là một giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quy định tại điều 131 của Bộ luật dân sự thì:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Vậy trong trường hợp này của bạn thì: bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo hành vi này. Bạn cần làm đơn trình báo gửi cơ quan công an để được giải quyết.

Do hành vi cầm cố xe của người kia là hành vi vi phạm pháp luật vì vậy trong trường hợp của bạn, bạn sẽ phải cùng cán bộ công an và người bạn của bạn đi đến cửa hiệu cầm đồ đó đưa ra những bằng chứng, giấy tờ để chứng tỏ rằng xe đó là xe của bạn, yêu cầu cửa hiệu cầm đồ trả lại xe cho bạn.

 

5. Cho bạn mượn xe giờ xe bị cắm, tôi phải làm sao ?

Thưa luật sư, tôi muốn hỏi: Tôi có 1 chiếc xe ô tô,trong thời gian tôi đi công tác xa nhà, đã giao cho con trai tôi chiếc xe đó sử dụng để đi lại, nhưng con trai tôi đã tin lời bạn cho người ta mượn cầm cố chiếc xe 1 ngày,nhưng đến nay vẫn không trả được. Vì tin bạn lên con trai tôi đã không có giấy tờ ký kết với bạn về việc mượn xe cũng như số tiền cầm cố chiếc xe con trai tôi cũng không được sử dụng.
Tôi muốn trình báo cơ quan pháp luật để giải quết. Xin cho hỏi khi tôi trình báo con trai tôi bị ảnh hưởng như thế nào và chình báo ra sao để pháp luật có thể giải quyết chiếc xe cho tôi?
Mong luật sư giải đáp giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: T.V

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay số: 1900.6162

Trả lời:

Theo quy định tại điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Con bạn không phải là chủ sở hữu của chiếc xe ô tô đó. Vì vậy việc bạn của con bạn lấy xe để đi cầm cố là một giao dịch dân sự vô hiệu.

Theo quy định tại điều 131 của Bộ luật dân sự thì hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đó là:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Vậy trong trường hợp này của bạn thì hãy làm đơn gửi cơ quan công an. Do hành vi cầm cố xe ở trên là hành vi vi phạm pháp luật vì vậy trong trường hợp của bạn bạn sẽ phải cùng cán bộ công an, con bạn và người bạn của con bạn đi đến cửa hiệu cầm đồ đó đưa ra những bằng chứng, giấy tờ để chứng tỏ rằng xe đó là xe của bạn, yêu cầu cửa hiệu cầm đồ trả lại xe cho bạn.

>> Tham khảo: Cách trình báo công an khi bạn mượn xe máy nhưng mang đi cầm đồ?