Căn cứ theo Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quy định cụ thể như sau:

Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 28/2020/NĐ-CP: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định này: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Luật Minh Khuê phân tích chi tiết quy định pháp luật về vấn đề này như sau:

 

1. An toàn lao động là gì?

Môi trường làm việc là tổng thể các yếu tố kĩ thuật,tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua các công nghệ, phương tiện, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động. Căn cứ vào các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc, có thể nhận thấy sự tác động của yếu tố môi trường đến người lao động theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Từ góc độ tiêu cực, sự ảnh hưởng của môi trường lao động có hại đến sức khỏe con người đặt ra yêu cầu bảo vệ với các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

Về khái niệm, an toàn lao động, vệ sinh lao động được tiếp cận ở nhiều góc độ như kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật hay pháp luật với phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Song về cơ bản có thể hiểu an toàn lao động, vệ sinh lao động là tập hợp các biện pháp nhằm phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động. Có thể dễ dàng nhận thấy an toàn, vệ sinh lao động hướng tới mục tiêu bảo đảm an toàn thân thể, tính mạng và sức khỏe cửa người lao động bằng việc đối phó với tác động có hại của môi trường lao động. Không chỉ dừng lại ở đó, mục đích của an toàn, vệ sinh lao động còn thực hiện việc phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao đông.

Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động, bao gồm những quy phạm pháp luật các biện pháp phòng chống và khắc phục tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhằm đảm bảo tính mạng sức khỏe cho người lao động. Cụ thể hơn nữa, tại Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định:

"An toàn lao động là giải pháp, phòng chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao đông"; và "Vệ sinh lao động là giải pháp phòng chống tác động của các yếu tố có hại, gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động".

Theo định nghĩa này, yếu tố nguy hiểm trong an toàn lao động được hiểu là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Yếu tố có hại trong vệ sinh lao động được hiểu là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. Hai nhóm yếu tố này gây nên hậu quả về tính mạng, sức khỏe cho con người lao động; yếu tố nguy hiểm trong an toàn ao động gây ra tai nạn lao động, yếu tố có hại, gây bệnh trong vệ sinh lao động gây ra bệnh nghề nghiệp.

Trước đây, đề cập đến nội dung an toàn, vệ sinh lao động, thuật ngữ "bảo hộ" cũng đã từng được ghi nhận như một chế định của luật lao động với nội dung rộng hơn an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, an toàn, vệ sinh lao động chỉ là một nội dung của việc bảo hộ lao động còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của nhà nước liên quan đến việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ lao động khác nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe và trong một số trường hợp nhằm bảo vệ nhân cách của người lao động. Nội dung của bảo hộ lao động không chỉ là các quy định về an toàn, vệ sinh lao động mà còn bao gồm các nội dung nhằm bảo đảm điều kiện lao động như những quy định về tiền lương, thời giờ làm việc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội,... Điều này khiến có sự trùng lặp, khó phân biệt với các nội dung khác của luật lao động. Vì vậy, nhằm thống nhất về thuật ngữ với những khái niệm khác nhau về an toàn, vệ sinh lao động được thống nhất sử dụng với nội dung quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động, quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khắc phục hậu quả của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và một số quy định riêng đối với lao động đặc thù.

An toàn lao động, vệ sinh lao động là nội dung gắn với những đặc điểm riêng của công việc, nghề nghiệp nên các quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động không chỉ mang tính chất pháp lý thuần túy mà còn hàm chứa tính kỹ thuật, thích ứng với nghề nghiệp, công việc. Hơn nữa, khi khoa học kĩ thuật thay đổi và phát triển, sự điều chỉnh với các quy phạm, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động dũng phải thay đổi theo. Các quy định về an toàn lao đông, vệ sinh lao động có thể hiểu như những tiêu chuẩn tối thiểu mà các chủ thể tham gia quan hệ lao động phải đảm bảo thực hiện bởi liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người lao động. Cũng vì vậy, thực hiện an toàn, vệ sinh lao động còn có tính chất bắt buộc với trách nhiệm các chủ thể người lao động, người sử dụng lao động đồng thời thể hiện thái độ, trách nhiệm của nhà nước đối với vấn đề sức khỏe của người lao động.

 

2. Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

Để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động. Các nhà nước đầu đưa ra các điều luật, quy định, hướng dẫn để đảm bảo tính công bằng trong việc sử dụng lao động và người lao động. Nước Việt Nam chúng ta cũng thế, chúng ta cũng có luật an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Mỗi năm qua đi, mỗi nhiệm kỳ luật lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Trước năm 2015 thì chúng ta cũng đã có luật an toàn vệ sinh lao động rồi nhưng hiện tại chúng ta đang áp dụng phổ biến nhất đó là luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

Trải qua các năm nhà nước đã ban hành rất nhiều các thông tư, quy định để bổ sung cho Luật ATVSLĐ. Các kế hoạch an toàn vệ sinh lao động, tháng an toàn vệ sinh lao động luôn được Cục An Toàn Lao Động thay nhà nước đề ra. Điều này cho thấy sự quan tâm rất lớn của nhà nước trong vấn đề lao động sản xuất.

 

3. Nội dung luật an toàn, vệ sinh lao động 2015.

Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; các chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.

Mục đích của an toàn vệ sinh lao động là:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

 

4. Ý nghĩa của luật an toàn vệ sinh lao động 2015

- Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghê thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.

- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.

- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiếu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

 

5. Lợi ích an toàn lao động.

Điều gì xảy ra nếu như trong quá trình lao động chúng ta không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động? Nếu làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm thì tai nạn lao động rất dễ xảy ra. Nhẹ thì xây xước trầy da, nặng thì gây thương tích và các bệnh nghề nghiệp, thậm chí có trường hợp mất mạng khi xảy ra tai nạn.

Vì lợi ích lớn nhất khi thực hiện các biên pháp an toàn lao động đó là ngăn ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn mắc các bệnh nghề nghiệp.

An toàn lao động có bắt buộc khi tham gia lao động hay không? Điều này được quy định trong luật vì thế thực hiện các biện pháp an toàn lao động là điều kiện bắt buộc trong quá trình làm việc. Lợi ích thứ hai mà an toàn lao động đem đến đó là đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của cả người lao động lẫn người lao động.

 

6. Huấn luyện an toàn lao động

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động luôn không có báo trước. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra chúng ta cần phải thường xuyên tập huấn, huấn luyện an toàn lao động.

a) Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là gì?

Huấn luyện an tòn vệ sinh lao động là nâng cao nhận thức nhận biết yếu tố nguy hiểm và đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thực chất là 2 khái niệm riêng biệt nhưng vì liên quan đến cá nhân người lao động do vậy khi tập huấn thì luôn phải đi xong hành nhau không tách rời.

b) Đối tượng cần phải huấn luyện an toàn lao động là ai?

- Người lao động làm việc theo hợp đồng; người thử việc, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

 

7. Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Thông tư 31/2018/TT-BLĐTBXH chi tiết hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

a) Trách nhiệm của tổ chức huấn luyện:

- Bố trí người có đủ tiêu chuẩn người huấn luyện tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ, mục IV Phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP. Thực hiện đầy đủ chương trình huấn luyện khung cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Phụ lục I thông tư này.

- Thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2), người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (nhóm 3) cho Sở lao động - thương binh và xã hội địa phương nơi tổ chức khóa huấn luyện. Thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày tổ chức khóa huấn luyện theo chương trình khung quy định tại phụ lục I thông tư này cho Cục An toàn lao động về thời gian, địa điểm tổ chức các khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

- Tổ chức kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện theo chương trình quy định; chi trả các chi phí phục vụ kiểm tra, sát hạch cuối các khóa huấn luyện.

- Cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục II, giấy chứng nhận tham gia khóa tập huấn cập nhật kiến thức định kỳ an toàn, vệ sinh lao động cho người huấn luyện theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư này.

- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn đủ 10 năm kể từ khi kết thúc hoạt động huấn luyện; xuất trình khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- ban hành quy chế quản lý và kiểm tra, sát hạch đối với các khóa huấn luyện, tập huấn an toàn, vệ sinh lao động và không được trái quy định của pháp luật.

b) Đối tượng áp dụng

- Người tham gia học các khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo chương trình huấn luyện khung bắt buộc đã được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 44/2016/NĐ=CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của CHính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy tắc môi trường lao động (sau đây viết tắt là nghị định số 44/2016/NĐ-CP), Mục IV phụ lục I Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ lao động - thương binh và xã hội (sau đây viết tắt là nghị định số 140/2018/NĐ-CP), Phụ lục I Thông tư này phải tham dự đủ ít nhất 80% thời gian khóa học mới được tham dự kiểm tra, sát hạch.

Đối với những nội dung học bắt buộc mà người học đã tham dự học ở chương trình khác thì được miễn học lại.

- Kết quả kiểm tra, sát hạch mỗi phần lý thuyết, thực hành tối đa 100 điểm. Học viên được đánh giá đạt yêu cầu kiểm tra, sát hạch phải có số điểm mỗi phần thi lý thuyết, thực hành ít nhất từ 50 điểm trở lên. Trường hợp chương trình chỉ định kiểm tra, sát hạch lý thuyết thì phần thi lý thuyết phải từ 50 điểm trở lên.

- Hồ sơ khóa huấn luyện, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động phải được tổ chức huấn luyện lưu giữ bao gồm các chương trình huấn luyện (nội dung, thời gian, địa điểm huấn luyện), danh sách người học.

Từ các phân tích ở trên, chúng ta thấy an toàn, vệ sinh lao động là một yếu tố rất quan trọng đối với người sử dụng lao động lẫn người lao động. Vì vậy, Luật Minh Khuê xin phép cung cấp các vấn đề liên quan đến việc người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở ngoài theo hợp đồng.

Quy định cụ thể như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động ó hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:

- Từ 5.000.000 đống đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 01 người đến 10 người;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy, nếu doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như trên. Mức xử phạt cụ thể sẽ tùy thuộc vào số lượng người lao động mà doanh nghiệp đã không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Trên đây là toàn bộ bài viết mà Luật Minh Khuê muốn cung cấp đến bạn đọc tham khảo. Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến hotline 1900.6162 để được chuyên viên pháp luật tư vấn trực tiếp. Xin chân thành cảm ơn!