1. Nhà nước pháp quyền

Ở Việt Nam, khái niệm “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày 29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng. Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước phát triển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thể chế hoá quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; 3. Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

2. Bản chất nhà nước pháp quyền

Về bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đặt dưới sự điều chỉnh tối cao của pháp luật. Do đó, pháp luật trong nhà nước pháp quyền phải bảo đảm tính công khai, minh bạch, khả thi và hiệu quả, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Khi nói đến nhà nước pháp quyền người ta thường nói đến tính tối cao của Hiến pháp và sự ngự trị của pháp luật nói chung trong đời sống chính trị - xã hội với ý nghĩa pháp luật là ý chí của nhân dân, có giá trị phổ biến, khách quan, công bằng, tiến bộ.

Ở đây sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật không phải chỉ đối với các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các cá nhân với tính cách là các thành viên trong xã hội, mà còn đối với cả chính nhà nước, các cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức khi thực thi công quyền.

Xây dựng nhà nước pháp quyền chính là tạo ra mối quan hệ qua lại bình đẳng, đúng đắn giữa nhà nước và công dân thông qua các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Vì vậy, một trong các nguyên tắc cơ bản cần quán triệt và thực hiện trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tổ chức, của công dân.

3. Sự xâm phạm lợi ích chính đáng của công dân

Về một trong các nguyên tắc cơ bản cần quán triệt và thực hiện trong thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là vấn đề bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của tổ chức, của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định.

Bởi vì các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công dân có thể bị vi phạm từ nhiều phía.

Chúng ta có thể kể đến đó có thể là sự vi phạm bởi hành vi trái pháp luật của các cơ quan nhà nước nói chung, từ cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức của những cơ quan này; hoặc cũng như bởi các hành vi trái pháp luật của các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, hoặc của công dân khác. Nhưng sự vi phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức hành chính làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và vấn đề khiếu kiện hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng đó khỏi sự vi phạm này, hiện đang là một trong những vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

4. Nguyên nhân vi phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước

Vậy nguyên nhân vi phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức hành chính là từ đâu?

Như ta vừa nói ở mục 3 bài viết, vi phạm Hiến pháp và pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức hành chính làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và vấn đề khiếu kiện hành chính để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng đó khỏi sự vi phạm này, hiện đang là một trong những vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Điều này ta có thể nói ra do một số nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, mối quan hệ qua lại về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa nhà nước và công dân được thực hiện trực tiếp, cụ thể, thường xuyên trên thực tế chính là mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với công dân. Có những công dân cả đòi không có quan hệ gì với Tòa án, Viện kiểm sát, nhưng không có ai lại không trực tiếp phải quan hệ với các cơ quan hành chính để thực hiện các quyền, các nghĩa vụ pháp lý của mình.

Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tự do cá nhân..., cũng như các nghĩa vụ pháp lý của công dân mặc dù đã được Hiến pháp và pháp luật quy định nhưng trong rất nhiều trường hợp muôn thực hiện được chúng trong thực tế đều phải thông qua các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức của những cơ quan này.

Vì vậy, xét về mặt khách quan, cả về số lượng và đối tượng bị thiệt hại bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật làm thiệt hại quyền và lợi ích của công dân so với các quyết định, các bản án trái pháp luật (nếu có) của cơ quan kiểm sát, của Tòa án là hơn gấp nhiều lần.

- Thứ hai, trong rất nhiều trường hợp các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các quyết định, các bản án trái pháp luật của cơ quan Kiểm sát, của Tòa án làm thiệt hại các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Thứ ba, khác với sự vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được thực hiện bởi hành vi trái pháp luật của công dân bình thường, của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với nhau, các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức hành chính là nhân danh quyền lực nhà nước, thực thi công quyền để đơn phương quyết định, có tính bắt buộc phải phục tùng đã tạo ra sự bất lợi về nhiều mặt đối vối công dân.

Chính vì vậy, nhân dân đánh giá bản chất của nhà nước trước hết và chủ yếu thông qua mốì quan hệ trực tiếp, cụ thể, hàng ngày với các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan này. Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao khi Đảng và Nhà nước ta đề ra chủ trương: phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, lại xác định nhiệm vụ trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước.

- Thứ tư, mặc dù Điều 12 Hiến pháp của năm 1992 quy định: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa", nhưng trong thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước ở nước ta, vì những lý do khách quan và chủ quan, các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính nhà nước trong một số’ trường hợp đã ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính trái pháp luật làm thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân.

Điều này làm phát sinh một số lượng không nhỏ các khiếu kiện hành chính của công dân. Tình trạng đơn thư khiếu nại gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, tính chất, số đơn thư khiếu nại gửi nhiều nơi, gửi vượt cấp lên Trung ương, khiếu nại nhiều lần, khiếu nại đông người vẫn còn xảy ra ở một số địa phương. Mặt khác, nhiều quyết định giải quyết khiếu nại đúng phạp luật nhưng vẫn không được công dân chấp hành vẫn còn xảy ra. Cả hai hiện tượng này đều là không bình thường, trái với nguyên tắc cơ bản của nhà nưóc pháp quyền về môì quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân.

- Thứ năm, mục đích của giải quyết các khiếu kiện hành chính của công dân không chỉ nhằm khôi phục, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân bị xâm phạm từ phía các cơ quan hành chính nhà nưốc và các cán bộ công chức hành chính, mà còn góp phần phát hiện những hạn chế, khiếm khuyết trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, những hành vi sai phạm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ. Trên cơ sở đó có những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, xử lý kịp thời và loại ra khỏi bộ máy nhà nưốc những cán bộ, công chức mất phẩm chất đạo đức, quan liêu, tham nhũng, thiếu trách nhiệm.

Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính đúng pháp luật thì việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong trường hợp này vẫn thuộc trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thông qua đó giải thích cho công dân hiểu rõ và thực hiện đúng các nghĩa vụ pháp lý của mình. Có như vậy mới xây dựng một xã hội đồng trách nhiệm giữa nhà nước và công dân - một trong những nguyên tắc rất quan trọng của nhà nước pháp quyền.

5. Cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan nhà nước - đó chính là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định, có cơ cấu tổ chức nhất định và được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các văn bản pháp luật để thực hiện một phần những nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước.

Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phân hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng hành pháp (quản lý hành chính nhà nước). Nghiên cứu địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước nhằm xác định vai trò của cơ quan hành chính nhà nước với tư cách là chủ thể của pháp luật hành chính và chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính trong quản lý hành chính nhà nước.

Khi cơ quan hành chính nhà nước tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, tùy từng trường hợp cụ thể mà cơ quan hành chính nhà nước sẽ là chủ thể quản lý hành chính nhà nước tức là chủ thể mang quyền lực nhà nước hay là đối tượng quản lý hành chính nhà nước tức chủ thể không mang quyền lực hành chính. Tuy nhiên, dù ở tư cách nào thì cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể chủ yếu, quan trọng nhất trong quan hệ pháp luật hành chính.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).