Mục lục bài viết
1. Hình phạt khi nhắn tin đe dọa giết người ?
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội đe dọa giết người:
"Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Trong trường hợp dùng rất nhiều tin nhắn đe dọa sẽ giết chết cả nhà, trong đó có trẻ em dưới 16 tuổi, và theo tin nhắn thì người nhắn tin đã dùng dao tấn công trẻ em dưới 16 tuổi. Như vậy khung hình phạt sẽ là bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nhưng với điều kiện người bị đe dọa phải có căn cứ khiến họ lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì người đe dọa mới bị xử phạt.
Mặt khác, bạn có cung cấp thông tin rằng người này đã dùng dao tấn công trẻ em dưới 16 tuổi thì hành vi này sẽ được xem xét trách nhiệm hình sự riêng theo tính chất của hành vi vi phạm và hậu quả thực tế xảy ra.
2. Phải làm gì khi chồng cũ thường xuyên hăm dọa, đe dọa đánh vợ cũ sau ly hôn ?
Luật sư tư vấn:
Việc chồng cũ của người yêu bạn có hành vi đe dọa đánh người yêu bạn là trái pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình:
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;"
Trường hợp chồng cũ của người yêu bạn không chỉ dừng lại ở lời nói đe dọa gây thương tích mà có thực hiện hành vi gây thương tích thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu của tội "Cố ý gây thương tích" quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn và bạn gái của bạn, thì bạn nên làm đơn tố cáo tới cơ quan công an nơi hai bạn đang sinh sống cùng với ý kiến của những người làm chứng về việc dọa nạt của người này để đảm bảo cuộc sống cho hai bạn.
3. Uy hiếp, đe dọa người khác bị xử lý thế nào ?
Chuyện đã không có gì nhưng sau khi chia tay, A nói với B rằng A dùng "thân thể" mình để cúng kiến bán nhà giúp B nên đòi B quan hệ tình dục nhằm "giải bùa". A dùng các hình thức sau để đe dọa B thực hiện quan hệ tình dục:
1. Hình ảnh thân mật của 2 người trong thời gian quen nhau
2. Phóng chế B trong nhà vệ sinh để chụp hình khỏa thân
3. Theo dõi công việc, chuyện cá nhân, đi lại của B: A đã từng chặn đường, lôi kéo B nhưng đã được ngăn chặn.
4. Đe dọa tin thần bằng tin nhắn.
5. Đe dọa tin thần bằng bùa chú: gia đình B có phần tin vào bùa chú, mà trong thời gian này gia đình lại có người mất, nên A tiếp tục đe dọa rằng sẽ có người đi tiếp.
Hiện A còn giữ được các tin nhắn mang tính uy hiếp, và nói rằng sẽ tiếp tục theo đuổi cho đến khi được giải bùa bằng mọi cách. B không dám ra khỏi nhà và luôn trong trạng thái lo lắng. Gia đình thì lo sợ xãy ra án mạng nếu A manh động và B sẽ bị hãm hiếp nếu ra đường.
Mong được luật sư giúp đỡ. Xin cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
1- Việc A đe dọa tung ảnh thân mật của B lên mạng nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử lý về “Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy” theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Nếu hành vi này xảy ra trên thực tế thì còn có thể bị xử lý về “Tội làm nhục người khác” hay 'tội vu khống" theo Điều 155, 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Danh dự và nhân phẩm là quyền của con người và không ai được phép xúc phạm. Điều này đã được pháp luật bảo về và ghi nhận cụ thể là tại Điều 34 của Bộ luật Dân sự 2015: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
2- Về việc A bắt giữ B chụp ảnh khỏa thân cấu thành tội bắt, giữ người trái pháp luật theo Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:
"Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
4 + 5 - Đối với việc nhắn tin không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện các yêu sách của người nhắn tin, hành vi này không phạm tội hình sự nhưng bị xử phạt hành chính về hành vi đe dọa người khác được quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 102 Nghị định số: 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
Cụ thể người nào lợi dụng hoạt động viễn thông để thực hiện một trong các hành vi "g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị buộc chấm dứt sử dụng dịch vụ viễn thông.
Nếu A đã từng chặn đường và có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của B hoặc thủ đoạn khác giao cấu trái với ý muốn của B thì đã cấu thành tội hiếp dâm theo điều 141 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi vi phạm của kẻ đe dọa tới cơ quan điều tra công an quận, huyện. Trong trường hợp có đủ cơ sở xử lý về hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với người vi phạm. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc người vi phạm chấm dứt hành vi.
Để có chứng cứ nộp kèm theo đơn tố cáo, bạn cần cung cấp cho cơ quan điều tra các tin nhắn đe dọa khủng bố, các biên bản làm việc của công an xã, phường về việc kẻ khủng bố bạn. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp cho cơ quan điều tra ảnh chụp hiện trường sự việc, lời khai của các nhân chứng để cơ quan điều tra có thêm thông tin khi giải quyết vụ việc.
>> Xem thêm nội dung: Hành vi đe dọa tinh thần người khác bị xử lý thế nào ?
4. Ganh tị hàng xóm cầm axit sang đe dọa phải làm thế nào?
Tuần vừa rồi, khi chị tôi đang bán hàng cho khách vào mua hàng thì chị A chạy ra ngoài nói xấu gia đình nhà tôi rồi cầm một cái bát đựng nước gì màu trắng hắt thẳng vào tay của chị gái tôi - là chị B ở gần đó, lát sau mới biết đó là axit và làm cháy da của chị tôi, sau đó chị tôi có đến bệnh viện và sau này chị tôi cũng có đi giám định tỉ lệ thương tật thì có kết quả là 13%, khi biết điều này nhà chị A đã có bồi thường cho chị gái tôi;
- Chị B, và chị tôi đã viết đơn bãi nại không yêu cầu khởi tố với chị A, nhưng thưa Luật sư cho tôi hỏi nếu chị tôi viết đơn xin bãi nại như vậy rồi thì Viện kiểm sát có còn truy tố với chị A nữa hay không?
>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về đe dọa tạt axit, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: ...đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này."
"Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."
>> Xem thêm: Đe dọa giết người khác có phạm luật hình sự hay không ? và Tội đe dọa giết người bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định của luật hình sự ?
5. Tội đe dọa giết người theo luật hình sự ?
Gia đình em muốn kiện mà giải quyết cho xong. Chứ ở xã hòa giải ký cam kết một thời gian đâu vào đấy lại tái diễn. Xin hỏi luật sư gia đình em phải làm thế nào khi bị đe dọa đến như vậy ? Em xin cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Căn cứ vào Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người. Với những hành vi xảy ra liên tục trong khoảng thời gian 4 năm, đồng thời đã được sự can thiệp từ phía cơ quan an ninh địa phương song các đối tượng vẫn không từ bỏ hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến sự an toàn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như lo sợ sẽ bị giết thật vào một thời điểm nào đấy. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan ở cấp cao hơn tham gia giải quyết hoặc có thể khởi kiện ra tòa đối với các đối tượng đó về tội đe dọa giết người. Căn cứ vào nhưng thông tin mà bạn đưa ra chúng tôi chỉ có thể đưa ra lời tư vấn ở phạm vi cơ bản hy vọng a/c sẽ có thêm hiểu biết về nội dung mình đang quan tâm từ đó có cách xử lý phù hợp.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 hoặc gửi Email dịch vụ:lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ của Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!