1. Khái quát về hệ thống chính trị Cộng hòa Pháp

Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyền thống dân chủ mạnh mẽ. Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hoà được phê chuẩn trong trưng cầu dân ý vào ngày 28 tháng 9 năm 1958. Nó tăng cường mạnh quyền lực của nhánh hành pháp so với nghị viện.

Nghị viện Pháp là cơ quan lập pháp lưỡng viện gồm một Quốc hội (Assemblée Nationale) và một Thượng viện. Các nghị sĩ Quốc hội đại diện cho các khu vực bầu cử địa phương và được bầu cử trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội có quyền giải tán chính phủ, và do đó phe đa số trong Quốc hội quyết định việc lựa chọn chính phủ. Các thượng nghị sĩ do cử tri đoàn lựa chọn với nhiệm kỳ 6 năm, và một nửa số ghế được bầu tại sau 3 năm kể từ tháng 9 năm 2008.

Quyền lực lập pháp của Thượng viện bị hạn chế; trong trường hợp có bất đồng giữa hai viện, Quốc hội sẽ có tiếng nói quyết định. Chính phủ có ảnh hưởng mạnh đến định hình chương trình nghị sự của nghị viện.

2. Bộ máy Nhà nước CH Pháp kết hợp đặc trưng của chế độ nghị viện và chế độ tổng thống

Các thể chế của nền Cộng hòa thứ năm ở Pháp được thiết lập và hoạt động trên cơ sở kết hợp giữa chế độ nghị viện và chế độ tổng thống.

Chế độ nghị viện

Chế độ nghị viện thể hiện qua quyền kiểm soát Chính phủ, thậm chí có thể giải tán Chính phủ qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Nghị viện. Vì vậy, trên thực tế, Thủ tớng và các thành viên Chính phủ phải được đa số Quốc hội ủng hộ mới có thể hoạt động được. Thượng nghị viện đóng góp tích cực vào việc thông qua đạo luật và thông thờng mọi đạo luật thông qua đều là kết quả của sự thỏa hiệp giữa Thượng nghị viện và Quốc hội.

Tuy nhiên, so với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1958 đã hạn chế bớt vai trò của Nghị viện. Một mặt, chế độ lỡng viện (Thượng nghị viện và Quốc hội) được đặt ra nhằm hạn chế quyền lực của Quốc hội (Thượng nghị viện vẫn được coi là chỗ dựa của Tổng thống). Mặt khác, một số quy định về thẩm quyền của Quốc hội cũng nhằm giới hạn ảnh hởng quá lớn của nó trong hoạt động thể chế. Về điểm này, trong mục "Giới hạn trong lĩnh vực luật lệ" trong cuốn "Luật Hiến pháp và Khoa học chính trị", Giáo s Bernard Chantebout giảng dạy ở trờng Đại học René-Descartes (Paris V) có viết: "Trong các điều khoản 34 và 37, Hiến pháp 1958 đảo lộn nguyên tắc truyền thống: Điều 34 xác định lĩnh vực trong đó nhà lập pháp có thể tham gia; Điều 37 thiết định là tất cả những gì không rõ ràng thuộc về lĩnh vực đó là thuộc phạm vi của điều lệ". Và ông nhấn mạnh: "Vậy là thẩm quyền của Chính phủ trở thành quy tắc và thẩm quyền của Nghị viện là ngoại lệ". 

Điều 39 của Hiến pháp còn quy định: "Cả Thủ tớng và thành viên Chính phủ có sáng quyền lập pháp. Dự thảo luật được biểu quyết tại Hội đồng Bộ trởng sau khi hỏi ý kiến Tham chính viện và đệ trình văn phòng của một trong 2 Viện…". Ngoài ra, Chính phủ còn có thể tham gia thảo luận văn bản luật và bỏ phiếu thông qua luật.

Chế độ tổng thống

Chế độ tổng thống được thể hiện trước hết ở tính chất chân chính của vị Tổng thống. Trước đây, Tổng thống do nghị viện bầu ra. Tới 1958, Tổng thống vẫn do đại cử tri bầu (81.000 ngời). Từ năm 1962, theo quy định của đạo luật ngày 06/11/1962, Tổng thống được bầu qua phổ thông đầu phiếu. Tổng thống có thể sử dụng những quyền lực đặc biệt trong thời kỳ đất nước gặp khủng hoảng trầm trọng; có trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động của chính quyền được thông suốt; chia sẻ quyền lực với Chính phủ (đặc biệt, Tổng thống chịu trách nhiệm về ngoại giao, quốc phòng), và nói chung là được sự ủng hộ của đa số tại Quốc hội; có quyền giải tán Quốc hội; bổ nhiệm Thủ tớng. Với Hiến pháp 1958, Tổng thống thật sự có vai trò hàng đầu trong quá trình điều hành và hoạt động của bộ máy nhà nước.

3. Nhà nước CH Pháp là một nhà nước thống nhất nhưng có phân quyền

Điều 2 Hiến pháp 1958 đã ghi rõ: "Nước Pháp là một chính thể cộng hòa không phân chia về tôn giáo, dân chủ và xã hội".

Trước hết, nhà nước Pháp là một nhà nước chủ quyền và thống nhất, không chấp nhận hình thức tiểu bang, cũng không chia nhỏ thành các thực thể tự trị theo kiểu ở Đức hay ở Thụy Sỹ. Nguyên tắc thống nhất về quyền lực và luật pháp được khẳng định rõ ràng. Tuy nhiên, nhà nước thực hiện phân chia quyền lực thông qua hệ thống đơn vị hành chính: vùng, tỉnh và xã, đáp ứng nguyện vọng của công dân muốn tự mình quản lý các công việc của địa phương. Chính sách phân quyền đã được nêu thành văn bản luật riêng, thông qua ngày 2/3/1982. Mỗi đơn vị hành chính (gọi là cộng đồng lãnh thổ) ở từng cấp (vùng, tỉnh và xã) là một pháp nhân và đều có quy chế như nhau, có các cơ quan lãnh đạo nh hội đồng và cơ quan hành pháp do nhân dân bầu ra. Nhà nước bảo đảm cho việc phân quyền được thực hiện và kiểm tra các cộng đồng lãnh thổ để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng quốc gia cũng như của nhân dân chống lại những lạm dụng của chính quyền địa phương.

4. Nhà nước CH Pháp là một nhà nước pháp quyền

Là một nhà nước pháp quyền, Nhà nước Pháp hoạt động trong khuôn khổ pháp luật đã định, tôn trọng quyền tự do của công dân và những hạn chế về quyền lực của mình theo luật định.

Quyết định của Nhà nước không mang tính độc đoán. Những nhà lãnh đạo có trách nhiệm của bộ máy nhà nước phải tuân thủ theo pháp luật và chỉ có thể ra những quyết định trên cơ sở thẩm quyền pháp lý của mình, theo những hình thức luật định. Quy phạm do cấp dới địnhra phải tuân thủ những chuẩn mực của quy phạm cấp trên (quyết định của Tỉnh trởng phải tôn trọng pháp luật, pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp…). Ngoài ra, các nhà chức trách của Nhà nước phải bảo đảm tính công khai trong hoạt động để công dân được biết.

Cuối cùng,ý chí xây dựng một Nhà nước pháp quyền cũng được thể hiện rõ trong Hiến pháp. Hiến pháp đa ra những biện pháp đbắt buộc nhà nước phải tuân thủ pháp luật. Theo Điều 56, Hội đồng Hiến pháp được thành lập nhằm kiểm tra tính phù hợp với Hiến pháp của cácvăn bản luật, nếu không phù hợp, văn bản luật hoặc những quyết địnhcủa chính quyền sẽ không được thực hiện hoặc bị bãi bỏ. Ngoài ra, còn có cáctòa ánhành chính có thẩm quyền xét xử các quyết định hành chính trái với pháp luật và các công chức nhà nước lạm dụng quyền lực.

5. Nhà nước CH Pháp là nhà nước dân chủ tư sản

Theo Điều 2 Hiến pháp 1958, Nhà nước Pháp là Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" (gouvernement du peuple, par le peuple et pour le peuple). Điều 3 của Hiến pháp nêu rõ chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình trước hết thông qua việc tham gia bầu cử. Các cuộc bầu cử ở Pháp được tổ chức định kỳ, tùy thuộc vào nhiệm kỳ của các cơ quan được bầu. Có sáu cuộc bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu (bầu Tổng thống, Quốc hội, nghị viện Châu Âu, hội đồng vùng, hội đồng tỉnh, hội đồng xã) và một cuộc bầu cử phổ thông gián tiếp (bầu thượng nghị sĩ,với đại cử tri là các nghị sĩ Quốc hội, ủy viên các hội đồng vùng, tỉnh và xã). Theo quy định từ năm 1974, cử tri là mọi công dân Pháp từ 18 tuổi trở lên, được hởng quyền dân sự và chính trị. Ngoài hình thức bầu cử, công dân còn thực hiện chủ quyền của mình bằng cách bỏ phiếu thông qua Hiến pháp hoặc những sửa đổi Hiến pháp, có ý kiến quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý về những vấn đề thể chế (Điều 11 của Hiến pháp), về các đạo luật liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước, phê chuẩn hoặc thông qua các hiệp định quan trọng (Điều 11 Hiến pháp). Từ năm 1958 đến nay, ở Pháp đã tổ chức nhiều cuộc trưng cầu dân ý trong toàn quốc và ở các địa phương có vấn đề về lãnh thổ.

6. Đặc trưng Pháp luật Cộng hòa Pháp

Pháp sử dụng hệ thống tư pháp dân luật, theo đó luật bắt nguồn chủ yếu từ các đạo luật thành văn; các thẩm phán không tạo ra luật mà đơn thuần là diễn giải nó (song mức độ diễn giải tư pháp trong một số lĩnh vực nhất định khiến nó tương đương với luật phán lệ). Các nguyên tắc cơ bản của pháp quyền dựa theo bộ luật Napoléon (bộ luật này lại dựa phần lớn vào luật hoàng gia được soạn dưới thời Louis XIV). Phù hợp với các nguyên tắc trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, luật sẽ chỉ cấm các hành động có hại cho xã hội. Như Guy Canivet, chủ toạ đầu tiên của Toà chống án, viết về quản lý các nhà tù: Tự do là nguyên tắc, và hạn chế nó là ngoại lệ; bất kỳ hạn chế tự do nào đều cần phải quy định theo luật và cần phải theo các nguyên tắc về tính cần thiết và tính cân xứng.

Pháp luật của Pháp được chia thành hai khu vực chính: Luật tư và luật công. Luật công gồm có luật hành chính và luật hiến pháp. Tuy nhiên, trong khái niệm thực tiễn, pháp luật Pháp gồm có ba lĩnh vực chính: Luật dân sự, luật hình sự và luật hành chính. Mặc dù luật hành chính thường là một phạm trù con của luật dân sự tại nhiều quốc gia, song nó hoàn toàn tách biệt tại Pháp và mỗi cơ cấu pháp luật do một toà án tối cao cụ thể đứng đầu: các toà án thông thường (xử lý tố tụng hình sự và dân sự) đứng đầu là Toà chống án, và các toà án hành chính đứng đầu là hội đồng Nhà nước. Để được áp dụng, mọi luật cần phải được công bố chính thức trên công báo Journal officiel de la République française.

Pháp không công nhận luật tôn giáo là một động cơ thúc đẩy ban hành các cấm đoán. Pháp từ lâu đã không có luật báng bổ hay luật kê gian. Tuy nhiên, "phạm tội chống lại lễ nghi công cộng" (contraires aux bonnes mœurs) hay gây rối trật tự công cộng (trouble à l'ordre public) từng được sử dụng để trấn áp các biểu hiện công khai các luật khác. Từ năm 1999, Pháp cho phép kết hợp dân sự đối với các cặp đôi đồng tính luyến ái, và từ tháng 5 năm 2013 thì hôn nhân đồng giới và người LGBT nhận con nuôi là hợp pháp tại Pháp. Pháp luật cấm chỉ các phát biểu kỳ thị trên báo chí từ năm 1881. Tuy nhiên, một số người nhìn nhận các luật về phát biểu thù hận tại Pháp có phạm vi quá rộng hoặc nghiêm khắc và gây tổn hại đến tự do ngôn luận. Pháp có luật chống kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái. Kể từ năm 1990, đạo luật Gayssot cấm chỉ bác bỏ Holocaust.

Tự do tôn giáo được đảm bảo theo hiến pháp nhờ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789. Luật tách biệt nhà thờ và nhà nước của Pháp vào năm 1905 là cơ sở cho chủ nghĩa thế tục nhà nước: Nhà nước không chính thức công nhận bất kỳ tôn giáo nào, ngoại trừ tại Alsace-Moselle. Tuy thế, nhà nước công nhận các tổ chức tôn giáo. Nghị viện liệt nhiều phong trào tôn giáo là giáo phái nguy hiểm kể từ năm 1995, và cấm mang các biểu tượng tôn giáo dễ trông thấy trong trường học từ năm 2004. Năm 2010, Pháp cấm mang mạng che mặt Hồi giáo tại nơi công cộng; các tổ chức nhân quyền như Ân xá Quốc tế và Theo dõi Nhân quyền mô tả luật này là sự kỳ thị chống lại người Hồi giáo. Tuy nhiên, luật được hầu hết dân chúng ủng hộ.