Luật sư tư vấn về chủ đề "cộng hòa pháp"
cộng hòa pháp | Luật Minh Khuê - Trang tin tư vấn pháp luật, tổng đài luật sư tư vấn, bài viết giải đáp pháp luật về chủ đề cộng hòa pháp.
Hiến pháp Pháp năm 1958 là luật pháp căn bản của Đệ ngũ cộng hoà, chế độ đang có của Pháp. Là một trong những hiến pháp bền vững nhất của Pháp, mặc dù được sửa đổi 24 lần. Hãy cùng tìm hiểu nội dung chương 1, 2 của bản Hiến pháp này:
Cộng hòa Pháp theo chế độ dân chủ đại nghị bán tổng thống nhất thể, có truyền thống dân chủ mạnh mẽ. Hiến pháp của Đệ Ngũ Cộng hoà được phê chuẩn trong trưng cầu dân ý vào ngày 28 tháng 9 năm 1958. Nó tăng cường mạnh quyền lực của nhánh hành pháp so với nghị viện.
Pháp nằm trong hệ thống Dân luật (Luật Châu Âu lục địa), hệ thống luật giữ vai trò quan trọng trên thế giới hiện nay (59% dân số thế giới chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi hệ thống pháp luật này).
Gia đình truyền thống ở Việt Nam là nhiều thế hệ sống cùng nhau, ông bà được sống cùng con và cháu. Do nhu cầu việc làm của lao động trẻ đã dần làm thay đổi mô hình gia đình này, con và cháu nhiều khi không còn sống cùng ông bà nữa. Vậy quyền giữ mỗi quan hệ giữa ông bà và cháu có được ghi nhận?
Cộng hòa Pháp là một trong những quốc gia có truyền thống lập pháp từ rất lâu đời. Cùng với sự hình thành sớm của hệ thống pháp luật thực định là sự ra đời của các nghề tư pháp (từ thời La Mã cổ đại). Những chủ thể này đã và đang chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì công lý, xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Pháp.
Văn bản pháp luật nền tảng điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thừa phát lại ở Cộng hòa Pháp là Pháp lệnh số 45-2592 ngày 2/11/1945 về thừa phát lại. Điều 1 Pháp lệnh này quy định một trong những hoạt động của thừa phát lại là lập vi bằng để xác nhận các sự kiện, hành vi
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án. Thẩm phán có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp. Ở CH Pháp chế định thẩm phán quy định như sau:
Nền hành chính của Pháp được tổ chức theo mô hình tập trung theo hướng trung thành, công bằng và trong sạch (trung thành với Nhà nước, công bằng trong phục vụ nhân dân và trong sạch trong tài chính). Vậy, công chức trong hệ thống hành chính CH Pháp được định nghĩa ra sao?
Pháp không có một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế, mà các quy định mang tính nguyên tắc nền tảng của tư pháp quốc tế tồn tại trong Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1804. Vậy, Mô hình tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp thể hiện như thế nào?
Bình đẳng tôn giáo có một diễn trình lịch sử dài lâu ở các châu lục. Ở mỗi thời kỳ, mỗi châu lục, mỗi nước, mỗi sự kiện tôn giáo xảy ra lại xuất hiện những nội hàm của bình đẳng tôn giáo. Do vậy rất khó đưa ra một khái niệm bình đẳng tôn giáo mà ở đó bao hàm được các đặc thù trên.
Đặc điểm của hệ thống công vụ Pháp so với các nước khác không phải là sự bền chặt với nguyên tắc chức nghiệp - điều mà người ta có thể thấy ở nhiều quốc gia, mà là phạm vi rộng lớn của nền công vụ. Vậy, hệ thống công vụ Cộng Hòa Pháp được quy định ra sao?
Hệ quả về mặt thủ tục của suy đoán vô tội là một trong hai hình thức biểu hiện của suy đoán vô tội theo quy định của nước Cộng hòa Pháp. Xem xét biểu hiện này trên 2 phương diện đó là: Biểu đạt của quy tắc chứng cứ và biểu hiện của một quy tắc tố tụng.
Xử lý tài sản bảo đảm là một thủ tục khá quan trọng trong toàn bộ quá trình tồn tại của giao dịch bảo đảm. Thủ tục này xuất hiện với tư cách là kết quả của quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trước đó.
Bài viết tập trung giới thiệu, phân tích quan điểm pháp luật của Cộng hòa Pháp thông qua một số thực tiễn xét xử của các tòa án Pháp đối với vấn đề công nhận và cho thi hành bản án tòa án nước ngoài. Nội dung cụ thể theo dõi trong bài viết dưới đây:
Cộng hoà Pháp là quốc gia có hệ thống pháp luật tiêu biểu cho pháp luật châu Âu lục địa. Hiến pháp năm 1958 của Cộng hòa Pháp thể hiện rõ mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như nguyên tắc chuyển hoá điều ước quốc tế (ĐƯQT) vào pháp luật quốc gia.
Nguyên tắc TNHS của pháp nhân ở Cộng hòa Pháp được được bổ sung bởi nhiều quy định của Quyển I Bộ luật hình sự xác định những vấn đề liên quan đến bản chất, chế tài áp dụng đối với pháp nhân và của Quyển II đến Quyển VI Bộ luật hình sự
Sau đây sẽ là nội dung các chương tiếp theo của Hiến pháp của Cộng hòa Pháp: Chương 11, 12, 13, 14, 15, 16. Chương 11 về Hội đồng kinh tế, xã hội; Chương 12 về các đơn vị hành chính lãnh thổ địa phương; Chương 13 về các quy định chuyển tiếp liên quan đến lãnh thổ Tân Tảo...
Hiến pháp Pháp năm 1958 là luật pháp căn bản của Đệ ngũ cộng hoà, chế độ đang có của Pháp. Là một trong những hiến pháp bền vững nhất của Pháp, mặc dù được sửa đổi 24 lần. Bài viết này sẽ có nội dung toàn văn chương 3, 4, 5 Hiến pháp của Cộng hòa Pháp
Theo Montesquieu, trong cuốn Tinh thần pháp luật (Quyển XII): "Khi sự vô tội của công dân không được bảo đảm thì tự do không còn nữa". Như vậy, suy đoán vô tội đã được ghi nhận rất sớm trong pháp luật nước Cộng hòa pháp. Cùng tìm hiểu về suy đoán vô tội và quyền được tôn trọng suy đoán vô tội.
Trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân là một trong những chế định lớn và chủ yếu của luật hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, công dân.