Trả lời:

1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về sự cần thiết phải xác định các sự kiện trong vụ án

Thì trưng cầu giám định được chia thành hai loại:

- Bắt buộc phải trưng cầu giám định;

- Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết.

Bắt buộc phải trưng cầu giám định là các trường hợp khi xuất hiện một số tình tiết nhất định trong vụ án mà luật tố tụng hình sự đã quy định thì cơ quan điều tra dù muốn hay không cũng buộc phải trưng cầu giám định (đó là các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

Trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết là các trường hợp khi xuất hiện những tình tiết nhất định trong vụ án tuy luật không quy định bắt buộc phải trưng cầu giám định, nhưng cơ quan điều tra nhận thấy cần được giải quyết bằng giám định tư pháp. Đó là các trường hợp:

+ Cần có kết luận giám định làm căn cứ để quyết định tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự.

+ Cần có kết luận giám định để có chứng cứ nhằm củng cố, hỗ trợ cho các chứng cứ khác, phục vụ cho việc xử lý vụ án.

+ Cần có kết luận giám định làm căn cứ xây dựng giả thuyết điều tra.

2. Căn cứ vào tình huống và kết quả trưng cầu giám định đối với một vấn đề cần giám định

Có thể chia làm ba loại trưng cầu giám định:

- Trưng cầu giám định (lần đầù);

- Trưng cầu giám định bổ sung;

- Trưng cầu giám định lại.

Trưng cầu giám định là tiến hành trưng cầu giám định làn đầu tiên đối với một vấn đề cần giám định nào đó của công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Trưng cầu giám định bổ sung là trưng cầu giám định tiếp theo lần trưng cầu giám định trước nhằm bổ sung yêu cầu giám định. Đó là các trường hợp:

+ Cần nêu thêm yêu cầu giám định cụ thể mà lần trưng cầu giám định trươc chưa nêu đủ hoặc có thêm yêu cầu giám định mới xuất hiện trong quá trình điều tra.

+ Công tác điều tra có thêm tài liệu, vật chứng mới thuộc yêu cầu giám định lần trước hoặc liên quan chặt chẽ với yêu cầu giám định lần trước.

Trưng cầu giám định lại là trưng cầu giám định theo toàn bộ những yêu cầu giám định lần trước, khi có căn cứ xác thực nghi ngờ việc nghiên cứu, kết luận giám định. Đó là các trường hợp:

+ Có mâu thuẫn rõ ràng giữa kết luận giám định với cơ sở khoa học của kết luận đó.

+ Những phương pháp, phương tiện mà người giám định sử dụng trong quá trình giám định không đảm bào tính khoa học và pháp lý.

+ Người giám định kết luận về những vấn đề vượt quá lĩnh vực chuyên môn hoặc vượt quá trình độ của họ.

+ Kết luận giám định trái ngược với những tài liệu, chứng cứ khác của vụ án mà những tài liệu, chứng cứ đó đã được kiểm tra, đánh giá là chính xác.

+ Phát hiện người giám định có mối quan hệ thân thuộc hoặc phụ thuộc với bị can, bị cáo, người bị hại, người có liên quan khác trong vụ án.

+ Phát hiện người giám định không khách quan, vô tư khi tiến hành giám định.

3. Căn cứ vào số lượng và thành phần ngưòi đưực trưng cầu giám định

Có thể chia trưng cầu giám định thành hai loại:

- Trưng cầu cá nhân giám định;

- Trưng cầu tập thể giám định.

Trưng cầu cá nhân giám định là trưng cầu một người giám định và người giám định đó phải giải quyết toàn bộ yêu cầu giám định đặt ra.

Trưng cầu tập thể giám định là trưng cầu nhiều người giám định trong cùng một lĩnh vực chuyên môn hoặc ở nhiều lĩnh vực chuyên môn cùng tiến hành giám định một vấn đề nào đó. Đó là các trường hợp:

+ Yêu cầu giám định đòi hỏi nhiều người giám định ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau giải quyết.

+ Khối lượng tài liệu, vật chứng, mẫu vật lớn và cần có kết luận kịp thời cho công tác điều tra.

+ Vấn đề cần giám định rất phức tạp, đòi hỏi kết luận của tập thể người giám định để đảm bảo tin cậy.

+ Cần giám định lại một yêu cầu giám định do một giám định viên cao cấp hoặc một tập thể giám định viên đã tiến hành giám định.

4. Căn cứ vào vấn đề cần giám định liên quan tới một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học

Trưng cầu giám định được chia thành hai loại:

- Trưng cầu giám định chuyên khoa;

- Trưng cầu giám định tổng hợp.

Trưng cầu giám định chuyên khoa là trưng cầu một hoặc nhiều người giám định của một chuyên khoa đàm nhiệm việc giám định.

Trưng cầu giám định tổng hợp là trưng cầu nhiều người giám định thuộc nhiều chuyên khoa đảm nhiệm việc giám định. Việc giám định tổng hợp được tiến hành bằng nhiều phương pháp thuộc các chuyên khoa khác nhau trên cùng một đối tượng giám định hoặc ttên nhiều đối tượng giám định có liên quan với nhau để cùng giải quyết một yêu cầu giám định cụ thể.

5. Căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn giám định

Có các loại trưng cầu giám định sau:

- Trưng cầu giám định pháp y;

- Trưng cầu giám định pháp y tâm thần;

- Trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự;

- Trưng cầu giám định kế toán tài chính;

- Trưng cầu giám định văn hoá, nghệ thuật;

- Trưng cầu giám định trong từng lĩnh vực khoa học, kỹ thuật

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)