Điều này xuất phát từ mục đích ban hành, yêu cầu áp dụng của luật thuế nói riêng trong tổng thể hệ thống pháp luật thuế.

Vì vậy, việc xác định nội dung của một đạo luật thuế cho đến nay còn có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Neu tiếp cận theo góc độ một văn bản pháp luật thông thường, một đạo luật thuế gồm có các nội dung quy định chung; nội dung về căn cứ tính thuế; nội dung về kê khai, nộp thuế; miễn thuế, giảm thuế; quy định về xử lí vi phạm và khen thưởng. Tiếp cận theo quan hệ thuế, một đạo luật thuế xác định chủ thể thu thuế, đối tượng tính thuế (đối tượng đánh thuế) và người nộp thuế, chịu thuế. Nêu tiếp cận theo nội dung của thuế, một đạo luật thuế phải xác định được đối tượng tính thuế (đổi tượng đánh thuế), mức thuế và người nộp thuế, chịu thuế.

Pháp luật thuế Việt Nam được ban hành trên cơ sở yêu cầu thực tiễn và học hỏi, tiếp thu tinh hoa hệ thống luật thuế đã và đang áp dụng ở các quốc gia điển hình. Theo đó, một văn bản pháp luật quy định một loại thuế bao gồm các nội dung chủ yểu: tên của văn bản pháp luật thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, các khâu của quá trình thu nộp thuê, miễn giảm thuê, đối tượng thu thuế và xử lí vi phạm. Cũng cần phải xác định ràng, tuỳ theo quy mô áp dụng của từng loại thuế mà văn bản pháp luật có mức độ chi tiết khác nhau.

- Tên của luật thuế: Tên của đạo luật thuế thường gắn với tên loại thuế mà luật đó điều chỉnh. Chẳng hạn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp... Tên của đạo luật thuế khái quát và thể hiện được đậc trưng của loại thuế đó, giúp cho các đoi tượng cộ liên quan có thể phân biệt được dễ dàng đạo luật thuế này với đạo luật thuế khác, Việc lựa chọn tên gọi cho một đạo luật thuế cũng có tính nhạy cảm nhất định đối với xã hội, vì vậy, có những trường hợp tên đạo luật thuế có thể được gọi “mềm” hơn. Chẳng hạn, pháp luật về thuế thu nhập đối với vốn của các tổ chức sử dụng vốn ngân sách (Capital Gains Tax) được gọi “mềm” hơn theo pháp luật Việt Nam (pháp luật về thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước vào những năm 1990).

- Đối tượng nộp thuế được xác định là các tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật thuế. Mỗi loại thuế có thể có đối tượng nộp thuế khác nhau, tuỳ thuộc vào đối tượng tính thuế.

Ví dụ, Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định người nộp thuế là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế; Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập chịu thuế... Thực tế hoạt động lập pháp cho thấy việc xác định rõ đối tượng nộp thuế có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự đối xử, yêu cầu gánh chịu thuế và điều hoà thu nhập, luồng vốn đầu tư trong đời sổng kinh tế, xã hội.

Xác định đối tượng nộp thuế cũng cần phải phân biệt với đối tượng gánh chịu thuế, đối tượng có nghĩa vụ khẩu trừ thuế thay hoặc nộp thuế thay, đối tượng không nộp thuế.

Đối tượng gánh chịu thuế là các tổ chức, cá nhân thực tế gánh chịu số tiền thuế. Họ có thể chính là đối tượng nộp thuế hoặc không phải là đối tượng nộp thuế. Đối tượng gánh chịu thuế thường không được nêu rõ trong văn bản pháp luật thuế nhưng lại là mối quan tâm trong việc điều chỉnh thu nhập của các nhà lập pháp và các cơ quan thu.

Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thường được pháp luật quy định rất cụ thể, rõ ràng từng trường hợp. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế nhất định là các tổ chức, cá nhân có đủ dấu hiệu của đối tượng nộp loại thuế đó đồng thời có các điều kiện khác đi kèm. Chính những điều kiện khác này làm loại trừ nghĩa vụ nộp một loại thuế nhất định. Ở Việt Nam, khi xác định đối tượng không thuộc diện nộp một loại thuế thường xuất phát từ chính sách khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước hoặc do những cam kết của Việt Nam với các quốc gia, tổ chức quốc tế.

Đối tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay hoặc nộp thuế thay là những tổ chức có đủ điều kiện, có nghĩa vụ khấu trừ khoản tiền thuế phải nộp của đối tượng nộp thuế và nộp thay cho họ. Thực tế, đổi tượng có nghĩa vụ khấu trừ thuế thay, nộp thuế thay phát sinh nhằm tăng cường kiểm soát nguồn thu từ thuế, chống thất thu thuế. Có thể tìm hiểu ở Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật thuế thu nhập cá nhân....

- Căn cứ tính thuế là những số liệu cơ bản để xác định số thuế phải nộp. Căn cứ tính thuế thường được xác định dựa trên đối lượng chịu thuế và mức =thuế suất áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế.

Đối tượng chịu thuế là đối tựợng khách quan phải thu thuế theo quy định của một đạo luật thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Việc lựa chọn đối tượng chịu thuế phản ánh ý chí của nhà nước đối với kết quả hoạt động kinh tế xã hội và cũng là cơ sở phân biệt luật thuế này với luật thuế khác. Trong thực tế, đối tượng chịu thuế có thể là thu nhập (Xem: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân), kết quả hoạt động kinh doanh hoặc giá trị tài sản.

Để có được đối tượng chịu thuế với tư cách là số liệu tính thuế, luật thuế thường quy định cụ thể, chi tiết cách thức để xác định căn cứ này. Những tiêu chí về số lượng, giá cả tính thuế, thu nhập chịu thuế... được hiểu như thông số xác định đoi tượng chịu thuế. Trong mỗi luật thuế, việc định danh từng yêu cầu trong đối tượng chịu thuế có thể khác nhau nhưng về bản chất cũng không nằm ngoài các nội dung nêu trên.

Thuế suất được hiểu là mức độ mà dựa trên đó, người nộp thuế phải nộp một khoản tiền nhất định, tính trên một đơn vị đối tượng chịu thuế. Thuế suất được ghi nhận cụ thể trong luật thuế, còn được gọi là thuế suất đanh nghĩa. Hiểu về thuế suất, cũng càn phải phân biệt chúng vối tỉ lệ chịu thuế. Tỉ lệ chịu thuế được hiểu là tỉ lệ giữa mức thuế phải nộp với tổng đôi tượng chịu thuế. Hai khái niệm thuế suất và tỉ lệ chịu thuế là khác nhau, mặc dù nhiều trường hợp chúng có thể trùng nhau.

Thuế suất có thể được quy định theo tỉ lệ phần trăm (thuế suất tỉ lệ) hoặc được quy định cố định theo những mức độ nhất định. Trường hợp áp dụng thuế suất cố định, cũng cần phải phân biệt chúng với mức thuế khoán được cơ quan thuế áp dụng đối vói người nộp thuế nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước. Đối với thuế suất tỉ lệ, các quốc gia thường quy định nhiều loại thuế suất tỉ lệ khác nhau, đáng chú ý là các loại thuế suất tỉ lệ thông thường, thuế suất luỹ tiến, thuế suất 0%. Thuế suất 0% là mức thuế suất đặc biệt, thể hiện ở chỗ về biểu hiện bên ngoài, người nộp thuế có nghĩa vụ kê khai thuế nhưng thực tế không phải nộp tiền thuế. Áp dụng thuế suất 0% còn có khả năng tăng cạnh tranh hàng hoá, dịch vụ trên thị trường quốc tế (trả lại thuế hàng hoá dịch vụ ở các khâu sản xuất, lưu thông, làm hàng hoá đi vào thị trường quốc tế mà không mang giá có thuế).

Một đạo luật thuế có thể quy định một mức thuế suất duy nhất hoặc nhiều mức thuế suất khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của nhà nước đối với loại thuế sẽ được áp dụng vì với mỗi sự lựa chọn đều có tính hai mặt. Chẳng hạn, việc quy định một mức thuế suất duy nhất sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc áp dụng cho cả đối tượng nộp thuế và các cơ quan thu thuế, thể hiện sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; bên cạnh đó chúng lại không thể hiện được sự thu hút hay hạn chế đối với lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trường hợp quy định nhiều mức thuế suất trong một luật thuế, có thể hình thành các biểu thuế quy định cho từng nhóm đối tượng chịu thuế cụ thể (Xem: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế xuất nhập khẩu; Luật thuế tài nguyên; Luật thuế thu nhập cá nhân...).

Gắn với căn cứ tính thuế, một số luật thuế quy định về phương pháp tính thuế. Phương thức tính thuế được hiểu là những cách thức được pháp luật quy định cụ thể cho từng loại thuế để có được một số tiền thuế nhất định dựa trên những căn cứ tính thuế đã quy định trước. Tuỳ theo tính phức tạp của mỗi loại thuế, phương thức tính thuế có thể quy định đơn giản hoặc phức tạp. Một số loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu... phương thức tính thuế xác định theo đối tượng chịu thuế nhân vói thuế suất áp dụng nhưng đối với thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính thuế được pháp luật quy định phức tạp hơn.

Nếu phương pháp tính thuế được xác định dựa trên những cơ sở pháp lí khoa học để có được một khoản tiền thu từ thuế, cách xác định mức thuế khoán có tính áp đặt nhiều hơn, thực chất được áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế chưa đủ điều kiện thực hiện tính thuế theo phương thức tính thuế thông thường.

- Quy định về miễn thuế, giảm thuế là những quy định thể hiện sự khuyến khích hoặc giúp đỡ gián tiếp đối với người nộp thuế hoặc đối tượng chịu thuế. Thực tế, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về miễn, giảm thuế. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng nhiều nội dung miễn giảm thuế đã được quy định ở căn cứ tính thuế (xác định khởi điểm thu nhập chịu thuế, xác định mức thuế suất thấp hơn trong những trường hợp đậc biệt) bên cạnh những quy định cụ thể ở phần miễn thuế, giảm thuế, Tuy vậy, cách nhìn nhận này cũng chưa cho chúng ta thấy được sự khác biệt giữa miễn giảm thuế với những biện pháp ưu đãi thuế khác. Miễn, giảm thuế được quy định trong luật thuế thường có quy định cụ thể về điều kiện đối với từng loại chủ thể nộp thuế, số thuế được miễn giảm, thời gian được miễn giảm...

Miễn thuế, giảm thuế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ không giống nhau giữa các đổi tượng nộp thuế, vì vậy để được miễn giảm thuế, các chủ thể này phải thực hiện theo trình tự định trước. Thông thường, đối tượng nộp thuế phải có yêu cầu miễn giảm, sau đó cơ quan thu thuế sẽ phê duyệt theo quyền hạn đã được phân cấp.

- Kê khai, nộp thuế. Quy định về kê khai, nộp thuế bao gồm những nội dung trình tự đã được tổng kết và có tính phản ánh quy luật của đối tượng nộp thuế từ khâu trước khi tiến hành hoạt động làm phát sinh nghĩa vụ thuế đến khâu phải nộp một khoản tiền thuế cho kho bạc nhà nước theo thời hạn định trước. Neu như trước đây nội dung về kê khai, nộp thuế được quy định ngay trong từng luật thuế thì hiện nay nội dung này được quy định trong Luật quản lí thuế.

Xét ở khía cạnh kinh tế, quy định về kê khai, nộp thuế dường như không là mối quan tâm hàng đầu nhưng ở khía cạnh pháp lí, việc quy định và tuân thủ quy định về kê khai, nộp thuế thể hiện thái độ của nhà nước đối với người nộp thuế và mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Điều này cũng lí giải vì sao việc không tuân thủ hõặc tuân thủ không đúng quy định về kê khai, nộp thuế là nguy cơ gây ra những hậu quả pháp lí nhất định cho người nộp thuế. Bên cạnh đó, những quy định về trình tự thủ tục kê khai, nộp thuế cũng cần được cụ thể, chi tiết. Tính khả thi cao cũng được đặt ra như một yêu cầu của văn bản pháp luật thuế.

Tuỳ thuộc mức độ phát triển, ý thức của dân chúng và khả năng kiểm soát của các cơ quan thu, mỗi loại thuế cần quy định về phương thức kê khai, nộp thuế khác nhau. Phương pháp kê khai nhưng nộp thuể theo quyết định của cơ quan thu, nộp thuế khoán, tự kê khai và tự nộp thuế được các quốc gia lựa chọn. Ở Việt Nam, giai đoạn hiện nay, mỗi loại thuế có thể quy định đồng thời cả ba phương pháp trên.

- Xử lí vi phạm pháp luật thuế bao gồm các nội dung mà dựa vào đó, cạc chủ thể có liên quan có thể hoặc bị áp dụng một hình thức xử lí nhất định: hành chính, hình sự. Thông thường, những hành vi có thể bị xử lí vi phạm được liệt kê trong văn bản pháp luật về quản lí thuế. Các hình thức xử lí vi phạm pháp luật thuế có thể là phạt cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác. (Xem: Nghị đình cùa Chính phù sổ 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 quy định về xử lí vi phạm pháp lụật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định của Chính phù sổ 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đồi, bổ sung một số điều cùa Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 cùa Chính phù quy định về xử lí vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Nghị định của Chính phù số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi bổ sung.

Luật Minh Khuê (sưu tầm và biên tập từ các nguồn trên internet)