Mục lục bài viết
- 1. Những ai có quyền tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp?
- 2. Các bên có thể ghi âm hoặc quay phim tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp hay không?
- 3. Trọng tài có thể tiến hành phiên họp khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt được không?
- 4. Việc vắng mặt của các bên theo luật trọng tài Việt Nam.
- 5. Trường hợp nào thì một bên có quyền yêu cầu hoãn phiên họp?
1. Những ai có quyền tham dự phiên họp giải quyết vụ tranh chấp?
2. Các bên có thể ghi âm hoặc quay phim tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp hay không?
Theo Khoản 1 Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010, phiên họp giải quyết tranh chấp là không công khai, trừ khi có thoả thuận khác của các bên. Như vậy, việc ghi âm hoặc quay phim là không được phép trừ khi các bên có thoả thuận chấp nhận việc này.
Như đã biết thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tại được xét xử kín, bí mật thông thường, phiên tòa trọng tài diễn ra không công khai trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác. Đây cũng là điểm khác biệt so với tòa án. Đặc điểm này giúp bảo vệ uy tín, giữ bí mật thông tin cho các bên tranh chấp thường là những thương gia. Các bên tranh chấp phải được hội đồng trọng tài bố trí đủ thời gian và cơ hội như nhau để trình bày quan điểm của mình về vụ việc cũng như tranh luận trực tiếp với hội đồng trọng tài và các bên tranh chấp khác. Hội đồng trọng tài cũng được phép đề nghị các bên trả lời những vấn đề mà hội đồng trọng tài còn chưa rõ hoặc nghi ngờ về tính xác thực của thông tin. Tuy nhiên, để tránh sự hiểu lầm của các bên tranh chấp về sự độc lập và vô tư của các trọng tài viên, hội đồng trọng tài cần đặt câu hỏi rõ ràng, không định kiến với bất kỳ bên tranh chấp nào, không áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình mà không có căn cứ pháp lý xác đáng. Trong trường hợp hội đồng trọng tài đã có dự thảo về một số vấn đề trong phán quyết trọng tài thì trọng tài viên cũng không được phép tiết lộ các thông tin liên quan tới dự thảo phán quyết trọng tài đó cho các bên tại phiên tòa trọng tài.
Đối với việc xét xử tại tòa án cũng vậy Căn cứ Điều 4 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về bảo mật thông tin hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
1. Hòa giải viên, các bên, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được mời tham gia hòa giải, đối thoại không được tiết lộ thông tin mà mình biết được trong quá trình hòa giải, đối thoại.
2. Trong quá trình hòa giải, đối thoại không được ghi âm, ghi hình, ghi biên bản hòa giải, đối thoại. Việc lập biên bản chỉ được thực hiện để ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo quy định tại Điều 31 của Luật này. Hòa giải viên, các bên chỉ được ghi chép để phục, vụ cho việc hòa giải, đối thoại và phải bảo mật nội dung đã ghi chép.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng tài liệu, lời trình bày của các bên trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Bên đã xuất trình tài liệu, trình bày ý kiến trong quá trình hòa giải, đối thoại đồng ý việc sử dụng tài liệu, lời trình bày của mình trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ;
b) Phải sử dụng làm chứng cứ theo quy định của luật.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định như trên khi tham gia phiên hòa giải bạn không được quy phim, chụp ảnh.
3. Trọng tài có thể tiến hành phiên họp khi một bên hoặc cả hai bên vắng mặt được không?
Có thể hiểu như sau: Phiên họp giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài (phiên tòa trọng tài) là một bước trong tố tụng trọng tài để hội đồng trọng tài thảo luận trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về toàn bộ vụ tranh chấp. Tùy theo sự thỏa thuận của các bên mà phiên họp giải quyết tranh chấp của hội đồng trọng tài sẽ diễn ra theo cách nào. Cách thứ nhất là hội đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp với sự có mặt của các bên tranh chấp. Hội đồng trọng tài sẽ nghe các bên tranh chấp trình bày quan điểm, lý lẽ của mình về vụ việc, sau đó thảo luận, xem xét các chứng cứ có liên quan. Tất cả những nội dung có liên quan tới tranh chấp được đưa ra xem xét trong phiên tòa trọng tài sẽ là căn cứ quan trọng để hội đồng trọng tài tuyên phán quyết cuối cùng về tranh chấp. Cách thứ hai là hội đồng trọng tài chỉ xem xét tài liệu, chứng cứ các bên đã cung cấp để đưa ra phán quyết trọng tài. Có nghĩa là, hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để giải quyết vụ tranh chấp mà không cần các bên có mặt.cần lưu ý rằng, việc hội đồng trọng tài từ chối tổ chức một phiên họp giải quyết tranh chấp với sự có mặt của các bên tranh chấp nếu các bên đã đề nghị như vậy là vi phạm tố tụng trọng tài cũng như quyền được lắng nghe và quyền được biểu đạt ý kiến của các bên tranh chấp. Phán quyết trọng tài trong trường hợp này sẽ bị tòa án tuyên hủy hoặc không công nhận hiệu lực.Tuy nhiên, nếu không bên tranh chấp nào đề nghị hội đồng trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp với sự có mặt của các bên thì hội đồng trọng tài không có nghĩa vụ phải mở phiên họp giải quyết tranh chấp như vậy.
Điều 24 Luật Mẫu UNCITRAL 2006 quy định:
1. Nếu các bên có thoả thuận ngược lại, hội đồng trọng tài sẽ quyết định xem là tiến hành phiên xét xử nói trên để trình bày chứng cứ hay là tranh luận giữa các bên, hoặc tố tụng này sẽ được tiến hành trên cơ sở xem xét chứng từ hoặc tài liệu khác. Tuy nhiên, trừ khi các bên đã thoả thuận không một phiên xét xử nào được tổ chức, hội đồng trọng tài sẽ tổ chức những phiên xét xử vào những giai đoạn tố tụng thích hợp, nếu nó được một bên yêu cầu.
2. Các bên sẽ được nhận thông báo trước về những phiên xét xử và những cuộc họp của hội đồng trọng tài vì mục đích giám định hàng hoá, tài sản hoặc chứng từ.
3. Tất cả các bản giải trình, chứng từ hoặc các thông tin khác được một bên cung cấp cho hội đồng trọng tài cũng sẽ được gửi cho bên kia. Tương tự các báo cáo của các chuyên gia hoặc các chứng cứ về những vấn đề mà hội đồng trọng tài dựa vào để đưa ra quyết định sẽ phải được thông báo cho các bên biết.
Việc yêu cầu mở phiên tòa trọng tài với sự có mặt của các bên là quyền lợi chính đáng của các bên tranh chấp. Các bên có thể thỏa thuận yêu cầu hội đồng trọng tài hoãn phiên tòa giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng vào thời điểm mở phiên tòa trọng tài hoặc không gửi tới hội đồng trọng tài những yêu cầu giải quyết tranh chấp và những tài liệu chứng minh trong thời hạn luật định (do các bên thỏa thuận hoặc do hội đồng trọng tài quyết định) thì được coi là rút đơn kiện và hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ giải quyết tranh chấp. Ngược lại, bị đơn đã được triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt tại phiên tòa trọng tài không có lý do chính đáng hoặc bị đơn không gửi bản tự bảo vệ tới hội đồng trọng tài trong thời hạn luật định thì hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn
4. Việc vắng mặt của các bên theo luật trọng tài Việt Nam.
Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 của Việt Nam cũng có những quy định về sự vắng mặt của các bên tại Điều 56.
– Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện. Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
– Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
– Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến hành phiên họp mà không cần sự có mặt của các bên.
– Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
5. Trường hợp nào thì một bên có quyền yêu cầu hoãn phiên họp?
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Luật Minh Khuê xin cảm ơn!