Mục lục bài viết
1. Khái niệm, mục đích tổng quan về phương pháp nghiên cứu tội phạm học
Đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam là những hiện tượng có tính chất xã hội – pháp lý, do đó tội phạm học sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê hình sự, phương pháp nghiên cứu chọn lọc và các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Mặt khác, để giúp cho quá trình xử lý thông tin được nhanh chóng, chính xác, tội phạm học có thể kết hợp sử dụng các phương pháp tính toán của toán học, kỹ thuật máy tính,… Những phương pháp này có mối quan hệ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ thống các phương pháp nghiên cứu của tội phạm học. Nếu như phương pháp nghiên cứu của tội phạm học là cách thức áp dụng các biện pháp để tìm ra những thông số nhằm chứng minh cho một vấn đề, một luận điểm liên quan đến tội phạm, thì cơ sở nghiên cứu phương pháp luận) là chỗ dựa, là nền tảng cho việc áp dụng các phương pháp để tìm ra các thông số đó”. Như vậy, phương pháp nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam là hệ thống các cách thức, biện pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập,phân tích và xử lý thông tin về những vấn đề cần nghiên cứu.
>> Xem chi tiết hơn tại: Tội phạm học là gì? Đối tượng nghiên cứu, đặc điểm cơ bản của tội phạm học
2. Phương pháp nghiên cứu khảo sát
Phỏng vấn hoặc đặt ra câu hỏi với các đối tượng nghiên cứu được gọi chung là nghiên cứu so sánh cắt ngang thời điểm (cross - sectional research) bởi lẽ nó liên quan tới việc khảo sát một nhóm người đến từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Đa phần các cuộc khảo sát sẽ cần lấy mẫu, có nghĩa là cần chọn ra một đối tượng tiêu biểu cho một tầng lớp. Theo nghiên cứu, một nhà tội phạm học có thể phỏng vấn 5000 người trong số những phạm nhân là người lớn hoặc người chưa thành niên dưới sự giám sát của các trại giam. Những người này sẽ đại diện cho toàn bộ số tù nhân trong trại, và nếu được tiến hành cẩn thận, có thể giúp khái quát hóa cho toàn bộ phạm nhân. Ngoài ra khi tiến hành khảo sát 2/3 số tù nhân trong trại trong tình trạng thất nghiệp trước khi bị tống gan, tình trạng này có thể liên quan tới việc thực hiện hành vi phạm tội, và từ đó tạo dựng mức độ “nguy cơ". Mặc dù câu hỏi khảo sát đặt ra với đối tượng vào một thời điểm cụ thể trong cuộc đời họ, các câu hỏi vẫn có thể gợi ra các thông tin về hành vi của đối trọng vào thời điểm trước đó hoặc các dự định tương lai và nguyện vọng của họ
Nghiên cứu khảo sát thường liên quan tới việc xây dựng ngân hàng câu hỏi. Những đối tượng khảo sát có thể được phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, hoặc thông qua thư điện tử hoặc fax. Khảo sát bằng thư là hình thức khá phổ biến, tuy nhiên lượng trả lời khi khảo sát bằng hình thức này thường thấp hơn so với các hình thức khảo sát khác. Các thông tin thu thập được thông qua ngân hàng câu hỏi được gọi là dữ liệu khảo sát. Dữ liệu khảo sát này sẽ cung cấp thông tin cho các tổ chức thăm dò dư luận, các trung tâm nghiên cứu dư luận. Tương tự như vậy, cơ quan thống kê của một quốc gia thu thập dữ liệu từ những người được đào tạo chuyên nghiệp về tiến hành khảo sát. Các dữ liệu khảo sát cũng được sử dụng trong cuộc khảo sát về nạn nhân trong các môi trường khác nhau (đô thị, nông thôn, khu công nghiệp) để biết được về quá trình nạn nhân hóa cũng như những nguy cơ của quá trình này. Các cuộc khảo sát cũng đã được sử dụng trong tội phạm học nhằm đánh giá mức độ sợ hãi về tội phạm và thái độ về cảnh sát và để tìm hiểu mức độ tội phạm không bị tố giác.
Nghiên cứu khảo sát có thể được thiết kế để xem xét, tính toán thái độ và hành vi của những đối tượng tiến hành. Ví dụ như các bản khảo sát tự đánh giá yêu cầu các đối tượng diễn tả lại hành vi phạm tội của mình và bản khảo sát nạn nhân để tìm kiếm thông tin từ các nạn nhân của các vi phạm. Khảo sát cũng là cách thức tốt để thu thập thông tin của những nhóm đối tượng chưa được cảnh sát chú ý tới, như các con nghiện hoặc đối tượng vị thành niên vi phạm pháp luật.
Những cuộc khảo sát như vậy thường có những giới hạn nhất định. Chúng không thể chỉ ra đối tượng sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian và gây khó khăn trong việc cảnh giác, đề phòng khi có người đưa ra các thông tin, câu trả lời sai lệch, không chính xác. Khảo sát về những đối tượng là trẻ vị thành niên hay tội phạm đều chỉ mang tính chất dự đoán. Điều này là vì các đối tượng trên đều là những người thiếu sự cởi mở, thân mật khi nói về các vấn đề của bản thân, do đó câu trả lời sẽ hoàn toàn dựa vào sự sẵn sàng hợp tác và tâm tính của họ. Mặc dù có những hạn chế nhất định, khảo sát vẫn luôn chứng tỏ là phương pháp thông dụng nhất trong việc thu thập thông tin về tội phạm.
3. Phương pháp nghiên cứu tình huống
Phương pháp nghiên cứu tình huống được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu kỹ lưỡng một tình huống cụ thể như một phạm nhân, một tổ chức tội phạm cụ thể hoặc là các trường hợp khác bằng cách tiếp cận đối tượng và thu thập thông tin dữ liệu xây dựng luận cứ khoa học bằng chứng, chứng minh lý giải cho hành vi trong tình huống khác có tình tiết tương tự. Nhận thức về phương pháp pháp nghiên cứu tình huống được dựa vào quan niệm chung về tiếp cận để thu thập thông tin. Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, cách xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu; khi một cá nhân là trọng tâm của việc nghiên cứu tình huống thì quá trình này sẽ trở thành nghiên cứu tiểu sử của đối tượng. Nghiên cứu tiểu sử sẽ đòi hỏi thu thập càng nhiều càng tốt các dữ liệu về đối tượng, bao gồm trải nghiệm trong quá khứ từ thời niên thiếu cho tới khi trưởng thành. Việc xem xét đối tượng nghiên cứu thông qua ý nghĩ hay sự hiểu biết của bản chất đối tượng về tiểu sử thường mang tính chất cảm tính và chủ quan do chúng là những sự kiện được thuật lại từ chính cuộc đời của đối tượng. Tiểu sử cũng có thể áp dụng thu thập với nhóm các đối tượng cụ thể và từ những điểm tương đồng tìm ra được trong cuộc đời của họ sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thêm lý giải cho hành vi hiện tại hoặc các dấu mốc để từ đó tiến hành điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Trong nghiên cứu về tội phạm học phương pháp nghiên cứu tình huống chịu tác động nhiều bởi ý thức chủ quan, việc phân tích cảm xúc ra khỏi các sự kiện không đơn giản nhưng phương pháp này có thể giúp nghiên cứu về một tình huống cụ thể tốt hơn hết so với các phương pháp khác
Tóm lại, việc nghiên cứu tội phạm bằng phương pháp nghiên cứu tình huống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Kết quả của việc nghiên cứu bằng phương pháp này cho chúng ta cái nhìn cụ thể về tội phạm đã xảy ra; không chỉ thể hiện đặc điểm định lượng) mà còn thể hiện cả đặc điểm định tính: các cơ cấu bên trong của tội phạm và của người phạm tội mà những cơ cấu này phản ánh tính chất nghiêm trọng của tội phạm đã xảy ra. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện tình trạng tĩnh của các tội phạm đã xảy ra và cả diễn biến (tăng, giảm hoặc tương đối ổn định về số lượng cũng như về tính chất) của tình trạng này. Trong nghiên cứu tình hình tội phạm không phải chỉ để biết những gì đã xảy ra mà quan trọng hơn là để giải thích, phát hiện nguyên nhân, để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới và qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
4. Phương pháp quan sát tham dự
Phương pháp quan sát tham dự là phương pháp nghiên cứu các quan hệ xã hội trong thực tiễn cuộc sống. Bao gồm nhiều phương pháp thu thập dữ liệu, trong đó người nghiên cứu quan sát một nhóm đối tượng thông qua việc tham dự ở nhiều mức độ vào các hoạt động của nhóm đối tượng đó. Ví dụ: các nhà nghiên cứu sẽ không để lộ ra là họ đang tiến hành nghiên cứu đối với đối tượng mà họ quan sát. Do đó, quan sát tham dự có nghĩa là nhà tội phạm học phải mạo hiểm đi sâu vào điểm nóng của tội phạm. Người đi đầu trong phương pháp nghiên cứu này là William Foote Whyte và ông đã mô tả lại chuyến nghiên cứu của mình về tiểu văn hóa tội phạm ở khu ổ chuột năm 1943. Có 2 loại quan sát chủ yếu:
Thứ nhất, quan sát bên ngoài (toàn phần) hay còn gọi là quan sát ngầm. không để lộ ra việc họ là người nghiên cứu với nhóm đối tượng họ quan sát. Người quan sát đối tượng từ bên ngoài và không can thiệp vào các quan hệ của đối tượng. Ví dụ như nghiên cứu quá trình hình thành nhân cách người phạm tội. Người quan sát không tham gia vào quan hệ gia đình, quan hệ ở nơi sản xuất quan hệ sinh hoạt khác của người đó.
Thứ hai, quan sát bên trong, là việc người quan sát phải “Trở thành người bản địa” hoặc trở nên giống đối tượng hay hành vi của đối tượng được nghiên cứu. Người quan sát tham gia tổ chức cần quan sát và tiến hành quan sát từ bên trong. Trong tội phạm học, phương pháp này được sử dụng khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội ở trong các tổ chức nhất định.
Ngoài ra, trong tội phạm học còn sử dụng một loại quan sát nữa đó là loại “tự quan sát”. Cán bộ nghiên cứu thu thập những tài liệu do người phạm tội tự quan sát ghi lại như nhật kí, thư từ, điện tín có thể giúp cho cán bộ nghiên cứu tội phạm hiểu rõ về nhân thân người phạm tội và nguyên nhân phạm tội của cá nhân đó.
5. Phương pháp tự báo cáo
Phương pháp tự báo cáo là một phương pháp sử dụng các bản tự báo cáo để xem xét về những khía cạnh của một vấn đề không dễ dàng nghiên cứu. Các bản tự báo cáo có thể đem lại những thông tin hữu ích trong việc kiểm tra các hồ sơ chính thức trên các bảng thống kê được thu nhập từ các nguồn như cơ quan cảnh sát, bệnh viện và các tổ chức dịch vụ xã hội. Chức năng của phương pháp tự thuật:
- Có thể đánh giá được số người và tần suất của những người có hành vi bất hợp pháp
- Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về sự phân loại các nhóm tội phạm hơn là so với các nguồn dữ liệu chính thức bởi vì nó có thể ước lượng số lượng người phạm tội không được biết đến bởi cảnh sát, mà nhiều người trong số họ có thể là những tội phạm nguy hiểm hoặc tái phạm nhiều lần
- Phân loại các hành vi của người phạm tội thông qua dân tộc, địa vị xã hội, giới tính dựa vào đó để có thể giúp cho việc quyết định cho dù dữ liệu về các cuộc bắt giữ chính thức liệu có thể đại diện một cách chính xác cho nhóm người phạm tội hoặc liệu có phản ánh đúng khuynh hướng, sự phân biệt và thực thi pháp luật
Tự báo cáo cũng có thể được thực hiện cùng với nghiên cứu khảo sát, và vì lý do này phương pháp tự báo cáo đôi khi được xem như một dạng khác của nghiên cứu khảo sát. Tuy nhiên, nhiều kỹ năng trong phương pháp này yêu cầu phải lưu trữ nhật ký cá nhân hay sổ tay ghi chép và đòi hỏi sự cẩn trọng và tính liên tục trong việc quan sát hành vi của bản thân đối tượng nghiên cứu. Do đó, các nghiên cứu về vấn đề tình dục sẽ yêu cầu đối tượng phải lưu giữ ghi chép thường xuyên về tần xuất quan hệ, các kỹ thuật sử dụng khi quan hệ, và các đặc điểm để lựa chọn bạn tình các thông tin không dễ dàng có được thông qua các phương pháp thu thập khác hoặc không thể xây dựng lại được chính xác qua ký ức.