1. Khái niệm vụ án dân sự

– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Trường hợp là vụ án dân sự khi:

+ Có tranh chấp giữa các bên;

+ Có hành vi khởi kiện ra Tòa án;

+ Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó.

+ Các bên không có tranh chấp với nhau;

+ Có đơn yêu cầu;

+ Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

2. Các bước xét xử vụ án dân sự

Bước 1: Thụ lý vụ án

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

- Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay Giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.

Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.

Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

- Chánh án tòa phân công Thẩm phán xem xét đơn (Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đơn)

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán đước phân công xem xét đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:

+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 2: Chuẩn bị xét xử

- Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

- Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

+ Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

+ Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

+ Đưa vụ án ra xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 203)

Bước 3: Hòa giải vụ án

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS.

+ Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận;

+ Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Mở phiên tòa xét xử

Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại BLTTHS, gồm: Đương sự; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định; Người phiên dịch và Kiểm sát viên.

3. Khái niệm về xét xử sơ thẩm

Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu tiên của một vụ án.

Bản án sơ thẩm chỉ có hiệu lực sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị không bị kháng cáo kháng nghị. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án mà pháp luật quy định không được phép hòa giải thì tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự. phiên xét xử này được gọi là phiên tòa dân sự. Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải trải qua việc xét xử tại phiên tòa sơ thẩm. Tại phiên tòa sơ thẩm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng.

4. Khái niệm tranh luận tại phiên tòa dân sự

Tranh luận tại phiên tòa dân sự là hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng tại phiên toà dân sự trong việc trao đổi, bàn cãi các ý kiến về vụ án dân sự.

Tranh luận tại phiên toà dân sự thể hiện tính dân chủ của tố tụng dân sự, có tác dụng làm rõ các tỉnh tiết của vụ án dân sự, bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự đúng đắn. Pháp luật tố tụng dân sự quy định tranh luận tại phiên toà được tiến hành ở phiên toà dân sự sơ thẩm, phúc thẩm và sau thủ tục hỏi tại phiên toà.

Trong thủ tục tranh luận tại phiên toà, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự hoặc người đại diện của đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức khởi kiện phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án dân sự. Khi phát biểu, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả của việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Qua tranh luận, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi, sau khi hỏi xong phải tiếp tục tranh luận.

5. Quyền tranh luận theo Luật Tố tụng dân sự

Theo quy định tại khoản 20, Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 đương sự có quyền tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.

Như vậy, tranh luận được hiểu là bàn cãi tìm ra lý lẽ; là một phần tố tụng của phiên tòa, được tiến hành sau khi kết thúc phần xét hỏi. Thường thì chúng ta hay nhắc đến tranh tụng, bởi tranh tụng là tranh luận trong tố tụng. Tranh luận bao hàm cả hoạt động tranh tụng trước khi mở phiên tòa, tranh luận tại phiên tòa và tranh tụng sau khi có quyết định giải quyết vụ án dân sự.

6. Tranh luận tại phiên tòa

Đây là một bưóc tố tụng quan trọng, nhưng có Thẩm phán chưa quan tâm, còn làm qua loa, chiếu lệ làm giảm tính minh bạch trong quá trình xét xử.

Quá trình tranh luận là quá trình các bên đưa ra quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, về áp dụng pháp luật và đề xuất đường lối giải quyết vụ án. Người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ để tranh luận, đối đáp lại ý kiến phía bên kia. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho các bên tranh luận trình bày ý kiến của họ, không được hạn chế thời gian tranh luận. Nhưng chủ tọa có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án hoặc trình bày lan man không đi vào điểm chính, không liên quan trực tiếp đến vụ án, không góp phần làm sáng tỏ các vặn đề mà hai bên đương sự đặt ra... Ví dụ: đương sự hay người bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự... nêu nội dung các bài báo, bình luận, phê phán về các bài báo viết về vụ án...

Thứ tự phát biểu tranh luận: để phía nguyên đơn phát biểu trước, sau đó là phía bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trong quá trình phát biểu các bên có thể đáp lại ý kiến của nhau, nhưng không đựợc xúc phạm nhau.

Trong quá trình tranh luận nếu có đương sự nào có thái độ chưa đúng mực thì Chủ tọa phiên tòa cần bình tĩnh nhắc nhở họ, yêu cầu họ thực hiện đúng nội quy phiên tòa và sự điều khiển của Hội đồng xét xử.

Qua tranh luận nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đầy đủ hoặc cần phải xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử quyết định trỏ lại phần xét hỏi; sau khi xét hỏi xong tiếp tục tranh luận.

Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

Đây là một quy định mới, nếu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì Viện kiểm sát phát biểu về giải quyết vụ án, tức là phát biểu vể nội dung, đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án, thì nay theo Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành Viện kiểm sát phải xem xét, đánh giá việc thụ lý vụ án có đúng pháp luật hay không? Vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đó hay không? thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết? Đã xác định đúng, đầy đủ những người tham gia tố tụng, có bảo đảm cho họ thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hay chưa? Việc thu thập chứng cứ có đúng pháp luật hay không? Có người nào thuộc trường hợp cấm tham gia hoặc cấm tiến hành tố tụng hay không? Việc thực hiện tố tụng tại phiên tòa như thê' nào, đã bảo đảm việc xét xử công khai, khách quan hay chưa? V.V.. Kiểm sát viên không phát biểu về đánh giá chứng cứ, về việc phải giải quyết vụ án như thế nào.