Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh Khuê, Luật sư hãy cho biết quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia
Luật Đầu tư của các quốc gia thường bao gồm các điều khoản giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà nước.
Theo thống kê của UNCTAD, cho tới tháng 9/2019 trên thế giới có khoảng 115 luật, bộ luật đầu tư, trong đó có nhiều luật, bộ luật đầu tư có chứa điều khoản giải quyết tranh chấp cụ thể.
Theo đó, trọng tài quốc tế là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia được nhắc tới nhiều nhất trong luật đầu tư, tiếp theo là tòa án quốc gia và các cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế khác như đàm phán và hòa giải.
2. Quy định về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở một số quốc gia
Đa số các nước trên thế giới có Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư được quyền mang tranh chấp với chính phủ ra giải quyết trước tòa án trong nước hoặc trọng tài quốc tế.
Ví dụ, Luật Đầu tư Mađagaxca năm 2008, Điều 21 quy định:
“...nếu nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp, nhà đầu tư đó có quyền tự do lựa chọn để trình tranh chấp giữa mình và Nhà nước lên các cơ quan có thẩm quyền của Mađagaxca, thay cho thủ tục trọng tài trên”.
Luật Đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga năm 1999, tại Điều 10 quy định:
“Tranh chấp của nhà đầu tư nước ngoài liên quan đêh việc thực hiện đầu tư và hoạt động kinh doanh trong lãnh thổ Liên bang Nga sẽ được giải quyết theo các điều ước quốc tế của Liên bang Nga và luật liên bang tại các tòa án hoặc trọng tài trong nước hoặc bằng trọng tài quốc tế".
Tuy nhiên, Luật Đầu tư của một số nước lại sử dụng kết hợp cả ba biện pháp trọng tài quốc tế, tòa án quốc gia và các biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế.
Ví dụ: Luật Đầu tư của Xuđăng năm 2013, Điều 39 quy định:
“1. Ngoại trừ các tranh chấp được điều chỉnh bởi các thỏa thuận được quy định trong khoản 2 Điều này, tranh chấp pháp lý liên quan đến đầu tư sẽ được giải quyết tại tòa án có thẩm quyền trừ khi các bên đã thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc hòa giải”.
Luật Đầu tư tư nhân của Timo Lexte năm 2011, Điều 34 quy định:
"Bất kỳ tranh chấp nào giữa Nhà nước và nhà đầu tư phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng luật này và các quy định có liên quan khác sẽ được giải quyết bằng hòa giải, theo các quy định trong Nghị định do Chính phủ ban hành, trừ trường hợp các thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa dân chủ Timo Lexte là thành viên, hoặc hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư không có quy định về biện pháp giải quyết tranh chấp nào khác.
Các tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nưốc không thể được giải quyết theo khoản 1 Điều này sẽ được giải quyết bằng trọng tài, theo quy tắc trọng tài của Phòng thương mại quốc tế, trừ khi điều ước quốc tế có quy định ngược lại.
Quy định tại khoản 1 và khoản 2 sẽ không loại trừ quyền nhà đầu tư khiếu nại lên các tòa án có thẩm quyền của nưóc Cộng hòa dân chủ Timo Lexte, bất cứ khi này các bên thỏa thuận như vậy”.
Luật Đầu tư Yêmen năm 2010, Điều 26 quy định:
“a) Các Tòa án thương mại của Yêmen là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đầu tư theo quy định của Luật này.
Không làm phương hại đến các quy định của khoản trước, các bên của tranh chấp đầu tư có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp giữa họ một cách hòa bình hoặc bằng trọng tài.
Trong trường hợp tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư và chính phủ liên quan đến một dự án đầu tư, tranh chấp đó có thể được giải quyết một cách hòa bình. Nếu các bên không thể đi đến một giải pháp hòa bình, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo quy định như sau:
- Các quy tắc và thủ tục trọng tài của bất kỳ trung tâm trọng tài quốc gia hoặc khu vực nào được công nhận.
- Các quy tắc và thủ tục trọng tài hiện hành của ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)”.
3. Quy định một số nước về mối quan hệ giữa các tòa án địa phương và tòa trọng tài quốc tế
Chỉ có ba nước có Luật Đầu tư trong đó có quy định về mối quan hệ giữa các tòa án địa phương và tòa trọng tài quốc tế, theo đó nhà đầu tư không được mang vụ việc tương tự ra cơ quan tài phán khác giải quyết sau khi đã bắt đầu tiến hành thủ tục tố tụng.
Ví dụ: Luật Đầu tư Môntênêgrô năm 2011, Điều 30 quy định:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ đầu tư nước ngoài sẽ được tòa án có thẩm quyền của Môntênêgrô giải quyết, trừ khi quyết định thành lập tức thỏa thuận đầu tư quy định rằng các tranh chấp đó được giải quyết bằng trọng tài trong nước hoặc nước ngoài, phù hợp với các điều ước quốc tế.
Những tranh chấp liên quan đến đầu tư nước ngoài mà nước Cộng hòa Ácmênia không phải là một bên sẽ được các tòa án của nưóc Cộng hòa Ácmênia hoặc các cơ quan giải quyết tranh chấp kinh tế khác giải quyết, phù hợp với pháp luật của nước Cộng hòa Ácmênia. Các tranh chấp như vậy sẽ được tòa án hòa giải xem xét, nếu các bên thỏa thuận như vậy, trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận sơ bộ giữa các bên (các hợp đồng đầu tư, v.v.)”.
Trong số các luật quy đỊnh nhà đầu tư được quyền khiếu kiện ra trọng tài quốc tế, đa số bảo lưu sự chấp thuận thẩm quyền trọng tài của nước chủ nhà đối với từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ Luật Đầu tư nước ngoài Anbani 1990, Điều 15 quy định:
“Bất kỳ tranh chấp nào giữa bên được cấp phép đầu tư và Hội đồng Bộ trưỏng, bộ hoặc cơ quan chính quyền địa phương về:
- Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến phân biệt đối xử, hoặc bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bất kỳ khoản bồi thường nào phải trả trong trường hợp tước quyền sỗ hữu theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này;
- Hiệu lực hoặc tiếp tục có hiệu lực của giấy phép đầu tư sẽ được giải quyết bằng trọng tài theo Quy tắc trọng tài UNCITRAL có hiệu lực tại thời điểm nhà đầu tư được cấp phép, trừ khi có thỏa thuận khác giữa Bộ trưởng và nhà đầu tư nước ngoài được cấp phép đầu tư và Giấy phép đầu tư quy định biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Bất kỳ phán quyết trọng tài nào nhằm giải quyết các loại tranh chấp trên cũng mang tính chung thẩm và ràng buộc các bên”.
Một số luật, chủ yếu của các nước châu Phi quy định rõ ràng hoặc ngầm định sự chấp thuận đối với thẩm quyền trọng tài quốc tế trong trường hợp xảy ra tranh chấp đầu tư.
Ví dụ, Luật ủy ban khuyến khích đầu tư Nigiêria năm 1995, Phần V Mục 27 quy định:
“2. Bất kỳ tranh chấp nào giữa một nhà đầu tư và Chính phủ Liên bang liên quan tới một doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Luật này nếu không được giải quyết hòa bình thông qua thảo luận giữa hai bên có thể được đệ trình lên trọng tài theo lựa chọn của bên bị thiệt hại theo:
b) Khuôn khổ của bất kỳ điều ưốc quốc tế về đầu tư song phương hoặc đa phương nào mà Chính phủ Liên bang và nước nhà đầu tư mang quốc tịch đã thỏa thuận về vấn đề tranh chấp, trong trường hợp một bên tranh chấp là nhà đầu tư nước ngoài”.
4. Thẩm quyền trọng tài của pháp luật của một số nước trên thế giới
Pháp luật của một số nước trên thế giới không quy định rõ ràng là có chấp nhận thẩm quyền trọng tài theo từng trường hợp cụ thể hoặc chấp nhận rõ ràng hoặc ngầm định hay không.
Ví dụ: Luật vể Xúc tiến và tạo thuận lợi cho đầu tư của Ruanđa năm 2015, Điều 9 quy định:
“Mọi tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều cơ quan nhà nước liên quan đến một doanh nghiệp đầu tư đã đăng ký sẽ được giải quyết hòa bình.
Khi không thể đạt được một giải pháp hòa bình, các bên sẽ mang tranh chấp ra giải quyết trước một cơ quan trọng tài như được thỏa thuận trong thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên.
Trong trường hợp không có thủ tục trọng tài nào được quy định trong thỏa thuận bằng văn bản, hai bên sẽ trình tranh chấp lên tòa án có thẩm quyền để giải quyết”.
Theo thống kê của UNCTAD, trong số các luật cho phép nhà đầu tư sử dụng biện pháp trọng tài quốc tế, đa số nhắc tới Quy tắc trọng tài ICSID, sau đó đến Quy tắc trọng tài UNCITRAL.
Chỉ có một vài luật đề cập các quy tắc trọng tài quốc tế khác như ICC hoặc quy tắc trọng tài khu vực như OHADA và CRCICA, hoặc quy định hẳn một quy trình thủ tục trọng tài ad hoc không có sẵn trong các điều ước quốc tế về đầu tư quốc tế hoặc khu vực.
Ví dụ: Luật Đầu tư nước ngoài Xômali năm 1987, Điều 19 quy định:
“2. Trong trường hợp không tồn tại các thỏa thuận hoặc điều ước như khoản 1 Điều này, tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua trọng tài. Hội đồng trọng tài được thành lập bao gồm hai thành viên đại diện cho mỗi bên tranh chấp và một thành viên thứ ba do hai thành viên trước lựa chọn làm chủ tịch. Trong trưòng hợp các bên tranh chấp không đồng ý về việc lựa chọn chủ tịch hội đồng trọng tài thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành viên thứ hai được chỉ định, chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ do Chủ tịch Tòa án Tối cao Xômalia bổ nhiệm. Hội đồng Trọng tài sẽ đặt ra các quy tắc thủ tục tố tụng mà không bị giới hạn bởi các quy định thủ tục trong luật dân sự và thương mại, ngoại trừ các bảo đảm và các nguyên tắc tố tụng căn bản. Hội đồng sẽ bảo đảm rằng các tranh chấp được giải quyết một cách nhanh chóng. Các phán quyết được ban hành theo đa sô' phiếu, mang tính chung thẩm và ràng buộc các bên và được thi hành như bất kỳ phán quyết cuôì cùng nào khác. Hội đồng trọng tài sẽ quyết định bên phải chịu các chi phí trọng tài”.
5. Quy tắc thủ tục hoàn toàn do các bên tranh chấp tự quyết định
Như ta vừa phân tích các trường hợp ở trên, một số luật lại quy định, các quy tắc thủ tục hoàn toàn do các bên tranh chấp tự quyết định. Ví dụ: Luật ủy ban khuyến khích đầu tư Nigiêria năm 1995, Phần V Mục 27 quy định:
“2. Bất kỳ tranh chấp nào giữa một nhà đầu tư và Chính phủ Liên bang liên quan tới một doanh nghiệp được điều chỉnh bởi luật này nếu không được giải quyết hòa bình thông qua thảo luận giữa hai bên có thể được đệ trình lên trọng tài theo lựa chọn của bên bị thiệt hại theo:
Bất kỳ cơ chê giải quyết tranh chấp đầu tư trong nưốc hoặc quốc tế nào khác được các bên trong tranh chấp thỏa thuận”.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).