Mục lục bài viết
1. Quy định chung về quỹ tiền lương
Việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền lương chịu sự điều chỉnh của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Ví dụ: pháp luật tài chính quy định về cơ chế tạo lập, sử dụng quỹ tiền lương - với tính cách là một quỹ tiền tệ trong quá trình tổn tại của một cơ quan, đơn vị, tổ chức; còn luật lao động lại quy định về những căn cứ để xác định định mức giá trị quỹ tiền lương, cách thức trả lương và số tiền lương được trả cho người lao động theo từng tháng hoặc từng công việc cụ thể.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và lĩnh vực hoạt động của từng loại hình tổ chức mà quỹ tiền lương được tạo lập, quản lí và sử dụng theo những quy định khác nhau của pháp luật.
Đối với người sử dụng lao động là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang (gọi chung là những đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp), tổng quỹ tiền lương và cách thức sử dụng quỹ tiền lương của đơn vị đó do Nhà nước quy định và kiểm soát trực tiếp, thông qua việc phê chuẩn bản dự toán và bản quyết toán ngân sách của đơn vị (trong đó có khoản dự toán chỉ ngân sách về quỹ tiển lương, phù hợp với chỉ tiêu biên chế đã được duyệt). Việc quản lí quỹ tiền lương và mức lương trả cho người lao động trong các đơn vị này không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của đơn vị, bởi vì các nguyên tắc trả lương và mức lương trả cho từng chức danh, từng ngạch bậc công chức, viên chức đã được Nhà nước quy định rất cụ thể, chỉ tiết và mang tính ổn định. Việc khoán quỹ tiền lương và khoán chỉ hành chính có thể được áp dụng triệt để đối với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nhằm nâng cao tính hiệu quả cho việc sử dụng quỹ tiền lương và đề cao ý thức tự chủ, tính tự chịu trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động có trả lương bằng kinh phí ngân sách nhà nước cấp.
Đối với người sử dụng lao động là các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế, tổng quỹ tiền lương và cách thức sử dụng quỹ tiền lương sẽ do Ban lãnh đạo hoặc người đứng đầu đơn vị đó quyết định trên cơ sở các nguyên tắc chung do Nhà nước quy định. Vĩ đụ: các quy định về thang lương, đơn giá tiển lương: quy định về mức tiền lương tối thiểu; quy định về nguyên tắc trả lương... Việc quản lí và sử dụng quỹ tiền lương trong các đơn vị này phụ thuộc trực tiếp vào kết quả hoạt động của đơn vị nên tổng giá trị quỹ tiển lương có thể thay đổi thường xuyên theo kết quả kinh doanh và do đó mức tiền lương thực tế trả cho người lao động cũng tăng giảm tương ứng với kết quả kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động.
2. Chức năng của tiền lương
- Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương chính là giá cả của sức lao động, do giá trị của sức lao động quyết định và chịu sự tác động của quy luật cung - cầu trên thị trường lao động. Giá trị sức lao động của mỗi người lao động là không giống nhau, điều này dẫn đến tiền lương trả cho người lao động có thể là khác nhau, đặc biệt là ở những công việc, ngành nghề, điều kiện lao động khác nhau. Với tư cách là thước đo giá tộ sức lao động, một mặt tiền lương phải đủ bù đắp hao phí sức lao động của người hưởng lương trong quá trình lao động, mặt khác phải tính toán đầy đủ các yếu tố về sinh học và xã hội nhằm bù đắp và bảo đảm cho đời sống của người làm công cả trước và sau quá trình lao động.
- Tiền lương có chức năng tái sản xuất sức lao động
Sức lao động đã hao phí trong quá trình lao động phải được bù đắp và nâng cao để có thể đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của quá trình lao động. Tiền lương trả cho người lao động ngoài việc bù đắp một cách giản đơn hao phí sức lao động người lao động đã bỏ ra còn phải đảm bảo cải thiện đòi sống cho người lao động. Bên cạnh đó, tiền lương cần tính đến việc đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu cho những người sông phụ thuộc vào người lao động, dự trù cho những thay đổi về điều kiện kinh tế, biến động trên các lĩhh vực hàng hoá, giá cả. Nói cách khác, tiên lương phải thực hiện được chức năng tái sản xuất giản đơn và mở rộng, bù đắp hao phí sức lao động tính cả trước, trong và sau quá trình lao động cũng như những biến động giá cả, rủi ro và các chi phí khác phục vụ nâng cao trinh độ của người lao động.
- Chức năng kích thích
Một chức năng dễ nhận thấy của tiền lương là chức năng đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động phát huy tinh thần sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động. Vì vậy, không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho các tư liệu sinh hoạt thông thường của người lao động, tiền lương còn góp phần giúp cho người lao động có cơ hội nâng cao hơn chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả lao động trong điều kiện tiến bộ.
- Chức năng tích lũy
Để đảm bảo cho cuộc sống trong những tình huống rủi ro, con Igười luôn tìm kiếm các biện pháp bảo vệ, trong đó tiết kiệm từ iền lương là một trong những biện pháp đầu tiên họ tính đến. riệc tích lũy của mỗi cá nhân từ tiền lương ở góc độ vĩ mô có ý rhĩa như một khoản tiết kiệm, tích lũy của mỗi quốc gia. Thực cho thấy tiết kiệm từ tiền lương vẫn là một trong những biện íp truyền thống, ổn định và chủ động cho dự phòng rủi ro trong tương lai. Vì vậy, tiền lương cũng thể hiện rõ c năng tích lũy.
3. Nội dung quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương thuộc doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau:
– Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán.
– Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định.
– Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Tiền ăn trưa, ăn ca.
– Các loại phụ cấp làm thêm giờ, làm thêm…
– Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra, trong quỹ tiền lương kế hoạch còn được tính cả khoản tiền chi trợ cấp bảo hiểm xã hội cho công nhân viên trong thời gian ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chia thành hai loại: Tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp. Trong đó, chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo CB và phụ cấp kèm theo.
– Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất… được hưởng theo chế độ.
Việc phân chia tiền lương thành lương chính, lương phụ có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với công tác kế toán và phân tích kinh tế. Tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm và được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất từng loại sản phẩm. Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn với từng loại sản phẩm nên được hạch toán gián tiếp vào chi phí sản xuất sản phẩm.
4. Có được lấy quỹ tiền lương để trả cho lãnh đạo
Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Viện Dầu khí Việt Nam (Hà Nội) đề nghị giải đáp, Viện có Kế toán trưởng được giao kiêm nhiệm Trưởng ban, vậy có thể sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả lương cho công việc mà Kế toán trưởng kiêm nhiệm không?
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Điều 1 và Khoản 3, Điều 15 Thông tư số 26/2016/TT- BLĐTBXH ngày 1/9/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì phạm vi điều chỉnh của Thông tư là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng và không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động vào mục đích khác.
Căn cứ quy định trên thì trường hợp Kế toán trưởng Viện Dầu khí Việt Nam đã hưởng lương theo chức danh Kế toán trưởng từ quỹ lương của người quản lý Viện Dầu khí Việt Nam thì không được hưởng thêm tiền lương từ quỹ lương của người lao động.
5. Cách xác định quỹ lương thực hiện
Khi xác định quỹ tiền lương thực hiện, các bạn cần xác định chắc các khoản sau:
- Khoản 1: Tổng số tiền lương đã chi trả cho năm quyết toán.
- Khoản 2: Tổng số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước.
Các bạn quan sát các ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1:
Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2014, DN A có trích quỹ dự phòng tiền lương năm 2015 là 10 tỷ đồng. Trong năm 2015, DN A có trích thêm quỹ lương là 70 tỷ, trong đó, 60 tỷ chi trong năm 2015, 5 tỷ là tiền lương của tháng 13 được chi trong tháng 3/2016. Còn lại 5 tỷ, được chi sau tháng 3 năm 2016.
Chúng ta tính quỹ lương thực hiện của doanh nghiệp A trong năm 2015
= 60 tỷ + 5 tỷ = 65 tỷ
Trong đó: 60 tỷ là tiền lương trả cho năm 2015
05 tỷ là tiền lương tháng thứ 13 của năm 2015.
05 tỷ còn lại được trả sau tháng 3/2016 nên không được tính là tiền lương trả trong năm quyết toán. Do vậy không được tính vào quỹ lương thực
hiện trong năm quyết toán.
Ví dụ 2:
Tiền lương năm 2015 mà Doanh nghiệp X phải trả cho người lao động là 1.2 tỷ đồng.
– Trong năm 2015, doanh nghiệp đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động là 900 triệu đồng.
– Đến thời điểm 31/03/2016 doanh nghiệp A mới chi trả tiền lương, tiền công của năm 2014 là 50 triệu đồng
– Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 900 + 50 = 950 triệu đồng.
Ví dụ 3:
Tiền lương năm 2015 của Doanh nghiệp A phải trả cho người lao động là 1.2 tỷ đồng.
– Hết năm 2015, doanh nghiệp A đã trả tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp cho người lao động là 920 triệu đồng.
– Đến thời điểm 31/03/2016 doanh nghiệp đã chi trả hết số tiền lương, tiền công của năm 2014 là 100 triệu đồng
– Vậy quỹ tiền lương thực hiện đến thời hạn nộp hồ sơ quyết toán = 920 + 100 = 1.020 triệu đồng.
(Luật Minh Khuê sưu tầm & biên tập)